221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
535564
Singapore: Ai bảo “nhờ gia công” là xấu?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Singapore: Ai bảo “nhờ gia công” là xấu?
,

Chỉ riêng năm nay, khoảng 30 dự án “nhờ gia công” lớn đang được triển khai tại Singapore, sử dụng đến 1.000 chuyên gia tại chỗ. 

Đối với nhiều người, từ “outsourcing” (nhờ bên ngoài gia công) là một từ xấu vì nó đồng nghĩa với “thất nghiệp”, do công ty mình không còn nhiều việc để làm. Tuy nhiên, từ năm ngoái đã có đến 1.000 người Singapore, rồi thêm 1.000 người khác đang tham gia vào các dự án “gia công” trong năm nay, sẽ phải cảm kích chuyện “outsourcing” kia vì nó tạo ra nguồn sinh kế của họ. Đó cũng là khuynh hướng của một nền công nghiệp mới mẻ trị giá nhiều tỷ USD, đang làm thay đổi sâu sắc cấu trúc và vận hành của các công ty. 

Ông Ko Kheng Hwa, giám đốc điều hành của Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB), cho biết: Trong năm nay, có khoảng 30 dự án “gia công” lớn đổ bộ vào Singapore. Điều này sẽ tạo ra khoảng 1.000 vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn cao – và dĩ nhiên với lương hậu – đồng thời cũng tạo ra một nhu cầu còn lớn hơn nữa về các công việc với trình độ chuyên môn thấp hơn. Ông nói thêm: Số công việc đòi hỏi chuyên môn cao là ngang bằng so với năm ngoái. Một trong các cơ hội mà EDB xác định là cần phải có các công ty cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hơn nữa trong lĩnh vực hết sức mới mẻ và chưa được khai phá này. Điều này thúc đẩy EDB phải sáng tạo hơn nữa, như ông khẳng định: “Tôi thấy có quá nhiều các lĩnh vực và hoạt động mà chúng tôi có thể giúp gia công”. 

Một số các công ty đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ “gia công” hết sức mới mẻ này đã đổ về đây, làm cho Singapore trở thành một trung tâm của loại hình dịch vụ này trong khu vực. Mặc dù không đưa ra con số thống kê chính thức, nhưng EDB cho biết có đến 19 trong số 20 công ty hàng đầu về công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ đã mở văn phòng tại đây để tham gia “outsourcing”.  

“Xu hướng phát triển của loại hình dịch vụ này tự nó đã tạo ra một ngành công nghiệp mới đầy tiềm năng, giống với sự phát triển của ngành công nghiệp chất bán dẫn.” - ông Ko nói - "Khi ngày càng có nhiều công ty vươn tầm đầu tư của mình ra nước ngoài thì nó lại càng cần đến một trung tâm để điều phối một cách thống nhất toàn bộ các hoạt động đầu tư đó”. 

Một trong số các công ty đi đầu trong việc hợp nhất các điều hành của mình này là Scandent Group – công ty này năm ngoái đã chọn Singapore làm trụ sở điều phối các hoạt động trên toàn cầu của họ. Scandent Group, chuyên cung cấp các giải pháp CNTT đáp ứng các nhu cầu về gia công, đã tuyển dụng đến 150 nhân công tại đây. Ông Ramesh Vangal – người sáng lập Scandent Group cho biết: “Rõ ràng đây là một cơ hội rất tốt để Ấn Độ có thể khai thác được các lợi thế từ Singapore”. Các lợi thế đó là: quyền sở hữu trí tuệ được bảo đảm, các chính sách nhất quán, có mối quan hệ tốt và chặt chẽ với nhiều quốc gia khác, lực lượng lao động lành nghề và quan trọng hơn là 4.000 công ty đa quốc gia đang đặt trụ sở văn phòng chính của họ tại đây. 

Soạn: AM 176323 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các cố vấn cao cấp NCS: "Outsource" là một cách làm cho công việc và sản phẩm có chất lượng cao hơn".

Trụ sở đặt tại Singapore của các công ty đều đảm nhiệm các hoạt động thiết yếu trong kinh doanh của mình, theo thuật ngữ của ông Ko thì đó là “quy tắc 20-80”20% công việc “tinh” được thực hiện tại Singapore, trong khi 80% công việc “thô” kia chủ yếu cần đến sức lao động sẽ được thực hiện tại một nơi nào đó của châu Á”.  

Đánh giá về outsource?

* Terence Wee, 31 tuổi, cố vấn cao cấp của NCS (có các dự án ở Hong Kong, Úc, Malaysia và Đài Loan): "Tôi chưa từng biết đến một người nào đã bị mất việc vì các hoạt động "nhờ gia công".... Mà tôi thấy đây là một cách làm cho công việc và sản phẩm có chất lượng cao hơn." 

* Evan Cheah, 38 tuổi, giám đốc thực hiện các dự án về tin học hóa của chính phủ (có các dự án ở Sri Lanka, Thái Lan và sắp tới là tại Fiji, Kuwait, Ả Rập Saudi): "Khi đến đất nước Sri Lanka, chúng tôi phải thay đổi cách thức tiến hành công việc. Không như tại Singapore, ở đây rất ít gia đình có đường dây điện thoại và đường dây truy cập Internet riêng... Cuối cùng, chúng tôi phải chọn giải pháp là thiết lập các điểm truy cập Internet tại các bưu điện và các đồn cảnh sát". 

* Ten Chern Chiang, 33 tuổi, giám đốc về các sản phẩm điện tử (có các dự án ở Hong Kong, Đài Loan, Malaysia, Úc): "Đầu tiên, người Hong Kong e ngại khi chúng tôi bắt đầu thâm nhập vào thị trường này, nhưng sau đó họ nhận ra rằng họ đang học hỏi từ chúng tôi".

Giống như giữ vai một “nhạc trưởng”, ông Lee Kwok Cheong – chủ tịch HĐQT Công ty CNTT NCS đặt tại Singapore nói: “Các quốc gia lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có thể được xem như là người kéo vĩ cầm hay đánh trống, còn Singapore là một nhạc trưởng đầy kinh nghiệm – sẽ điều khiển cả dàn nhạc”. 

Trong năm năm qua, NCS đã giành được các hợp đồng thuê gia công rất đa dạng và lớn từ nhiều quốc gia khác như: hợp đồng trị giá 32 triệu đô-la Singapore (SGD) cho việc xây dựng và bảo trì (trong thời gian mười năm) một hệ thống truy cập thông tin nối kết tất cả các bệnh viện của Hong Kong. 

Hiện NCS có khoảng 3.000 nhân viên, các hợp đồng thực hiện ở nước ngoài chiếm 25% công việc kinh doanh của họ, song ông Lee đang nhắm đến việc tăng con số này lên 50% trong vòng ba đến năm năm tới. Chính kinh nghiệm và nhãn hiệu Singapore là một đảm bảo về chất lượng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ví dụ điển hình chính là việc hãng hàng không Air Asia (chi phí thấp - giá vé rẻ) nổi tiếng trong khu vực – có trụ sở chính đặt tại Malaysia – lại đi thuê Cơ quan Kỹ thuật Không Gian Singapore đảm nhiệm các công việc bảo trì, sửa chữa và đại tu cho họ với chi phí không thấp và cũng chẳng rẻ chút nào. Việc này đã làm cho các hãng hàng không có cùng mô hình hoạt động của Singapore cũng phải thực hiện theo để đảm bảo uy tín cho thương hiệu và tạo thêm sự an tâm tin cậy cho khách hàng. Công ty Infinite Frameworks (IF) - chuyên về hậu kỳ cho các quảng cáo - ba năm qua đã thực hiện bốn dự án cho các công ty games của Nhật, thực hiện từ các phần giới thiệu mở màn sao cho ấn tượng cho tới việc tạo chuyển động cho các nhân vật hoạt hình 3-D. Tổng giám đốc của công ty – ông Freddie Yeo nói: “Chúng tôi hy vọng đây sẽ là cánh cửa mở vào các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ và Nhật, nơi mà chi phí của họ rất cao”. 

Vào năm 1999, Công ty Accord Customer Care Solutions (ACCS) đón đầu và nhìn thấy tiềm năng của dịch vụ sửa chữa điện thoại di động nên ngày hôm nay mới đạt trị giá đến 680 triệu SGD, tất cả 35 nhãn hiệu điện thoại di động, trong đó có cả Nokia và Motorola đều nhờ ACCS “gia công” cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho tất cả các loại điện thoại của mình tại 15 quốc gia trên thế giới. “Cách đây năm năm làm gì đã có kiểu “gia công” hậu mãi này” – ông Ko cho biết. Còn theo Victor Tan – lãnh đạo của ACCS thì: “Chừng nào công việc kinh doanh vẫn còn đòi hỏi hoặc do mình chưa làm tốt được, thì tất cả mọi thứ đều có thể đem đi nhờ gia công”.  

Bên cạnh đó, cũng không phải là không có những thách thức, nhiều người vẫn còn hoài nghi về một Singapore đắt đỏ và có hay không một lực lượng lao động lành nghề trong một dân số quá khiêm tốn, ngay cả nền văn hoá đa dạng của Singapore cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Ông Jonathan Ang, chuyên viên hoạt hình 3-D của IF cho biết: “Một lần, trong quá trình xây dựng nên một nhân vật hoạt hình, chúng tôi đã mất đến năm tuần lễ ròng rã vì khách hàng Nhật của chúng tôi cứ nhận xét là nhân vật mà chúng tôi tạo ra “chưa thật giống người Nhật”!”. Để giải quyết các khúc mắc kiểu này, giám đốc Yeo đã phải tìm và thuê chuyên gia người Nhật để hướng dẫn cho cả nhóm. “Dĩ nhiên việc thuê chuyên gia Nhật là một việc tốn kém, nhưng chúng tôi xác định đây là một bước đi đúng đắn và là một sự đầu tư nhằm tiến đến cuộc chơi toàn cầu.” - ông Yeo nói.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,