221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
533150
Mỹ: Máy hỏng, bầu cử điện tử gây lo ngại
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Mỹ: Máy hỏng, bầu cử điện tử gây lo ngại
,

Một sự cố sập mạng máy tính đã buộc cuộc kiểm tra "tiền bầu cử" đối với các máy bỏ phiếu điện tử  phải hoãn lại. Những người chỉ trích ngay lập tức có cớ để âu lo về sự thiếu tin cậy của công nghệ bỏ phiếu này. 

Soạn: AM 171601 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Sự vụ xảy ra tại hạt Palm Beach, nơi từng xảy ra hàng loạt xì-căng-đan trong đợt bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000. Tuy nhiên, trên thực tế, sự cố không liên can trực tiếp đến các máy bỏ phiếu có màn hình cảm biến mà người ta dự định sử dụng chính thức trong ngày bầu cử năm nay. Nguyên nhân chính: Nhiệt độ quá nóng đã khiến máy chủ (chịu trách nhiệm thống kê dữ liệu từ các máy bỏ phiếu) bị treo.

Mặc dù vậy, những người chỉ trích vẫn cho rằng sự cố trên chỉ một lần nữa chứng tỏ bất cứ hệ thống bầu cử dựa vào máy tính nào cũng bất ổn định. Để phần nào khắc phục bớt sự thiếu tin cậy này, các thiết bị màn hình cảm biến cần phải in ra các phiếu theo dõi bằng giấy để đảm bảo tính chính xác.  

Do sự cố, cuộc thử nghiệm sẽ phải hoãn lại. Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, những cuộc kiểm tra và thử nghiệm hệ thống kiểu này là bắt buộc để kiểm định tính logic cũng như độ chính xác của kết quả. 

Theo nhận định của Theresa LePore, giám sát cao cấp bầu cử của Palm Beach, nhiều khả năng trận bão Jeanne hồi tháng 9 vừa qua đã phá huỷ ngầm hệ thống điện cùng điều hoà nhiệt độ trong phòng đặt máy chủ, khiến cho nhiệt độ môi trường tăng lên tới mức 90 độ F hoặc hơn. 

Bất chấp lời giải thích này, các kỹ sư phần cứng và phần mềm vẫn không khỏi đặt dấu hỏi về mức độ đáng tin cậy của những chiếc máy tính khác mà người Florida sẽ cần tới để kiểm phiếu chính xác vào ngày 2/11 tới đây, đặc biệt là những chiếc máy màn hình cảm biến kiểu ATM.

Soạn: AM 171603 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Cũng giống như bất cứ cỗ máy có bảng mạch nào khác, gót chân Achille của thiết bị bỏ phiếu điện tử là khả năng chịu đựng kém trước những điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như nóng máy do electron va chạm. Theo chuẩn kỹ thuật dành cho hệ thống bầu cử điện tử, cập nhật năm 2002, biên độ nhiệt độ bắt buộc dành cho máy bầu cử phải trải rộng từ 4-140 độ F. Chúng phải hoạt động bình thường trong điều kiện tự nhiên và nhiệt độ từ 50-95 độ F. Song những thông số này chưa thể làm hài lòng các chuyên gia về thiết kế phần cứng. Vincent Lipso, người từng tham gia soạn thảo chuẩn thiết bị bầu cử điện tử, cho biết phần lớn những phần cứng làm nhiệm vụ quan trọng - như máy móc y tế, thiết bị quân sự và phần cứng hàng không - đều phải chịu được nhiệt độ 180 độ F hoặc hơn. Nếu thấp dưới mức đó, hệ thống có thể sập trước rất nhiều điều kiện khắc nghiệt, từ sóng nhiệt cho đến mưa bão sấm sét và điện áp thấp. 

Để ngăn chặn việc hệ thống hỏng và dẫn đến hỏng hết các dữ liệu trước đó, những người phản đối kiến nghị nên lắp đặt thêm máy in bên cạnh máy bỏ phiếu để in ra số liệu của mỗi phiếu bỏ vào. "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có bão xoáy vào ngày bầu cử, chuyện thường ngày ở những nơi như Florida? Hay khủng bố cắt điện? Bởi tất cả những cỗ máy này đều hoạt động dựa vào năng lượng điện nên trừ phi họ có máy phát điện đặt tại các điểm bỏ phiếu, tốt nhất hãy chuẩn bị một hệ thống bầu cử dự phòng bằng giấy".

Mặc dù vậy, LePore vẫn cho rằng sự cố không thể gây ra việc dữ liệu bị xoá hoặc thay đổi nên cuộc bầu cử ngày 2/11 sẽ vẫn diễn ra "êm ả", theo ý nghĩa là không có trục trặc kỹ thuật nào xảy ra. 

Cầm Thi (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,