221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
496862
Hộ chiếu điện tử: Nhận dạng sai đến... 50%
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Hộ chiếu điện tử: Nhận dạng sai đến... 50%
,

Bất chấp những lời cảnh báo rằng công nghệ này có tỷ lệ mắc lỗi rất cao, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn xúc tiến kế hoạch cấy chip nhận dạng điện tử vào hộ chiếu để máy tính đối chiếu các đặc điểm khuôn mặt.

Giới nghiên cứu, các học giả, chuyên gia trong ngành và cả những đại biểu quốc hội chủ trương bảo mật cá nhân đều đồng thanh nhất trí cho rằng chính phủ nên sử dụng nhận dạng dấu tay, phương pháp đáng tin cậy hơn trong việc chống khủng bố thay vì mạo hiểm với một công nghệ mới "chưa đâu ra đâu". 

Ảnh của hành khách sẽ được đối chiếu trên máy tính

Hộ chiếu điện tử của Mỹ dự kiến phát hành vào mùa xuân tới cho những ai muốn xin visa mới hoặc gia hạn visa. Mỹ là nước đầu tiên sử dụng hộ chiếu tích hợp thông tin sinh trắc học. Dữ liệu sinh trắc học có thể là dấu vân tay, tròng mắt hoặc các đường nét xác định của khuôn mặt, được sử dụng để xác minh nhận dạng và giúp hạn chế giả mạo. 

Theo công văn của Bộ Ngoại giao Mỹ, hệ thống mới sẽ bao gồm một con chip cấy vào bên trong bìa hộ chiếu. Trong con chip là tấm ảnh số chụp khuôn mặt của người quá cảnh. Bức hình này sẽ được máy tính so sánh với một bức hình khác mà người quá cảnh chụp ngay tại trạm soát hộ chiếu. Đồng thời, máy tính cũng làm nốt công tác kiểm tra xem anh ta có nằm trong danh sách "sổ đen'' của chính phủ hay không. Theo lý lẽ của bộ Ngoại giao Mỹ, sở dĩ họ chọn nhận dạng kiểu này là vì hành khách đã quá quen với việc trình ảnh, còn kiểm tra dấu vân tay thì bị coi là... xâm phạm đời tư và quyền công dân.

"Không thể chấp nhận được!"

Thế nhưng giới nghiên cứu, những người đã kiểm tra công nghệ nhận dạng khuôn mặt thì không nghĩ vậy. Họ cho biết tỷ lệ nhận dạng sai của máy tính cao tới mức không thể chấp nhận được: tới 50%, nếu các bức ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng không thích hợp. Trong khi đó, nhận dạng vân tay điện tử có tỷ lệ mắc lỗi thấp hơn nhiều mà cũng chẳng vi phạm luật quốc tế nào cả.

Sự lo ngại càng dâng cao vào đúng thời điểm những báo động về nạn khủng bố leo thang và đòi hỏi cấp thiết những thay đổi trong hệ thống an ninh quốc gia mà Uỷ ban Điều tra Sự kiện 11/9 đưa ra. Trong số rất nhiều kiến nghị và khuyến cáo, Uỷ ban này thúc giục ứng dụng nhanh hộ chiếu sinh trắc học và các công nghệ nhận dạng đáng tin cậy khác. 

Trong nỗ lực tìm ra một chuẩn sinh trắc học chung cho tất cả các nước sử dụng để chống lại khủng bố, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc đã chọn phương pháp nhận dạng khuôn mặt, một phần bởi nó dễ dàng triển khai và áp dụng, cũng như ít có nguy cơ xâm phạm riêng tư cá nhân nhất. Tuy nhiên, khi đặt nhận dạng khuôn mặt làm chuẩn, Tổ chức này vẫn khuyến cáo các nước nên bổ sung thêm một hoặc hai thông số sinh trắc học khác là dấu tay và tròng mắt. 

Theo người đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ, việc bổ sung thêm các trạm lấy dấu tay tại văn phòng cấp visa sẽ là một trở ngại nghiêm trọng, vì mỗi năm có tới gần tám triệu hộ chiếu làm mới hoặc gia hạn tại Mỹ. Trong khi đó, thậm chí Bộ Ngoại giao cũng không yêu cầu công dân phải trình ảnh số mới. Thay vào đó, họ chỉ cần phải nộp ảnh thường như hiện nay, còn Bộ sẽ số hoá chúng sau. Các doanh nghiệp chụp ảnh hộ chiếu cũng được cung cấp chuẩn kỹ thuật cập nhật để đảm bảo ánh sáng thích hợp, tạo điều kiện tối đa cho việc nhận dạng khuôn mặt được hiệu quả.  

Lời trấn an này tất nhiên không làm cho giới chuyên gia hài lòng. James L. Wayman, giám đốc nghiên cứu nhận dạng sinh trắc học tại Đại học San Jose (California) nói: "Nếu có tới 10% nhận dạng sai trong số 300 hành khách trên một máy bay Boeing 747, họ dám bảo là không có vấn đề gì hay không?".

Vân tay - một thông số sinh trắc học đáng tin cậy

Một bức hình, nếu được chụp trong cả tá điều kiện ngặt nghèo về kỹ thuật cùng ánh sáng thích hợp, góc độ chụp và biểu hiện tình cảm của khuôn mặt mới đạt được độ chính xác khoảng 90%, so với tỷ lệ gần như tuyệt đối 99,6% của vân tay. Ngay cả tuổi tác và sự lão hoá cũng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả, nhất là với trẻ em. Thế nên phương án "chữa cháy" mà Bộ An ninh Mỹ đưa ra là có thể hành khách sẽ phải chụp... vài cái ảnh từ các góc độ khác nhau để máy tính so sánh với hình chụp trên chip nhúng. Những người ủng hộ bảo mật cá nhân lên tiếng rằng như thế thì có kém gì những "sáng kiến'' của chính quyền từ sau ngày 11/9 đâu, từ theo dõi và thiết lập ngân hàng liệu về thói quen mua sắm, tài khoản ngân hàng rồi thông tin cá nhân để dự đoán hoạt động khủng bố! 

Chính phủ Mỹ lúc này rối bời như gà mắc tóc, lẩn quẩn mãi với các phương án ứng phó và dẹp yên dư luận. Nhưng họ càng cải tiến thì lại càng bị phê phán dữ dội hơn là "lùi hoài" mà không thấy tiến...

Cầm Thi (Theo Washington Post) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,