Lớn dần trong lĩnh vực tính toán tích hợp, Linux với tính tiêu chuẩn hoá sẽ được giới thiệu ở hội chợ phần mềm nguồn mở trong tuần này.
Gần 13 năm trước, Linux Torvalds đã cho ra đời sản phẩm Linux dưới góc độ một đề tài của sinh viên, để rồi đến cuối thập kỷ 1990 đã gây được chú ý từ ngành công nghiệp máy tính. Hiện nay, Linux là một sản phẩm chủ đạo của công nghệ thông tin và là một bộ phận cấu thành các sản phẩm trong các chiến lược kinh doanh của các công ty máy tính, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tại hội nghị và triển lãm phần mềm nguồn mở LinuxWorld lần này ở San Francisco (Mỹ), một số sản phẩm chiến lược sẽ được trưng bày. IBM sẽ giới thiệu một hệ thống lập trình mới và các gói phần mềm trên các bộ xử lý máy chủ Power của mình. Còn Hewlett-Packard (HP) sẽ thể hiện các nỗ lực sử dụng Linux để thu hút khách hàng từ phía các đối thủ cạnh tranh. Hãng Sun sẽ sử dụng Linux để trưng bày phần mềm mới và các điều khiển lưu trữ của mình.
Trong công ty phần mềm, hãng bán Linux đứng thứ hai trên thế giới Novell sẽ công bố sản phẩm chủ đạo (phiên bản thứ chín) của mình, trong khi đó "người khổng lồ số một" Red Hat sẽ tiếp tục mở rộng phần mềm máy chủ Java. Veritas sẽ phô trương phần mềm lưu trữ Linux nâng cấp lên cùng cấp độ với các sản phẩm Unix của mình...
Lựa chọn theo xu hướng chủ đạo
Bất chấp các chiến dịch quảng cáo rầm rộ của các đối thủ như SCO Group và Microsoft, Linux vẫn được dùng phổ biến. Theo một điều tra của hãng June Forrester Research đối với 129 công ty có doanh thu hàng năm vượt trên 500 triệu USD, kết quả cho thấy 24% trong số này sử dụng Linux trên mười hoặc nhiều hơn các máy chủ của Intel. Con số này sẽ tăng lên 44% trong ba năm tới.
Theo nhà nghiên cứu Dan Kusnetzky, nhận xét về lĩnh vực máy tính để bàn thì Linux vượt trội hơn cả Mac OS, cho dù Linux vẫn không phải là một sản phẩm chủ đạo của các máy tính để bàn.
Theo giám đốc điều hành của công ty tuyển dụng trực tuyến Dice, có khoảng 2.200 công việc mong muốn hoặc yêu cầu các ứng viên có kỹ năng sử dụng Linux trên tổng số 49.000 việc làm. Con số này đã tăng gấp ba lần năm ngoái, còn ''các kỹ năng Linux là một trong số các kỹ năng phát triển nhanh nhất website của Dice''.
Các bước chuyển mới của Linux
Với IBM, họ muốn nâng cấp những cải tiến Linux xoay quanh bộ xử lý Power của mình chứ không phải theo cách thiết lập thông thường với Linux như các chip của Intel và AMD. Tại LinuxWorld lần này, hãng sẽ thông báo cho các trường học như ĐH Portland đang tham gia vào một chương trình để thử nghiệm các máy chủ và Linux dựa trên thiết kế các chip Power. Còn các công ty phần mềm mới như StoneSoft, Acucorp, Congnos và HansaWorld cũng đang ủng hộ sự kết hợp này và những chương trình nhằm khuyến khích những sự hợp tác như thế.
Ông Scott Handy, phó chủ tịch chiến lược Linux của IBM cho biết con số ứng dụng Linux hoạt động dựa trên bộ xử lý Power đã tăng gấp đôi, từ 300 lên 600 ứng dụng. Và IBM cũng đầu tư 7.500 USD cho chương trình phối hợp giữa phiên bản chip Power và Linux.
Đối thủ cạnh tranh HP cũng có những kế hoạch hợp tác riêng: Trước tiên, hãng sẽ thực hiện khoá đào tạo Linux tại chỗ, cung cấp các chương trình phần mềm và thông tin cho các đối tác kinh doanh. Tiếp theo đó, HP sẽ cố thuyết phục các công ty phần mềm sử dụng Linux đang hỗ trợ phiên bản Solaris Unix của hãng Sun....
Thanh Tú (Theo CNet)