221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
462078
NTT DoCoMo "nhét" ví tiền, khoá cửa vào... ĐTDĐ
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
NTT DoCoMo 'nhét' ví tiền, khoá cửa vào... ĐTDĐ
,

Nhìn vào bất kỳ chiếc túi xách hoặc túi quần nào, bạn cũng có thể thấy ít nhất một chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ), và một chiếc ví căng phồng rất bất tiện với các loại hoá đơn, tiền xu, biên lai, thẻ tín dụng, thẻ căn cước (ID), thẻ thanh toán xe bus hoặc tàu hoả, cùng một số loại thẻ hội viên khác... Tuy nhiên, công nghệ mới sẽ có thể giúp "nhét" cả chiếc ví dày cộp đó vào "bên trong" chiếc ĐTDĐ của bạn.  

Tại Nhật Bản, việc phải cầm khư khư đồng thời cả ví và ĐTDĐ có thể sẽ sớm trở thành dĩ vãng, do ngành công nghiệp di động nước này đang nỗ lực kết hợp hai vật dụng bất ly thân trên bằng một con chip nhúng rất nhỏ có thể cất giữ tiền và thông tin cá nhân.

NTT DoCoMo Inc., nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Nhật Bản, vừa chính thức tung ra một loại điện thoại ví điện tử đầu tiên vào hôm  17/7 vừa qua. Nó sử dụng một chip thông minh FeliCa của Sony, cho phép được đọc rất nhanh khi đưa ngang qua một máy quét.

Đấu thủ thứ hai của thị trường di động Nhật Bản, KDDI Corp., cũng đang lên kế hoạch tung ra các loại điện thoại với những chức năng tương tự trong năm tới, còn chi nhánh Vodafone Group Plc tại Nhật đang tiến hành thử nghiệm công nghệ này.

"FeliCa sẽ trở thành một nhu cầu cơ bản khi tôi nâng cấp điện thoại của mình." - Norihiko Fujimori, 31 tuổi, đang công tác tại một hãng Internet mới khởi nghiệp tại Tokyo cho biết - "Tôi sẽ cực kỳ thuận tiện nếu điện thoại của mình có thể chứa được mọi thứ".

Với khả năng kết nối Internet của loại ĐTDĐ mới này, người dùng có thể download các giá trị tiền ảo vào điện thoại dùng chip FeliCa của mình bằng thẻ tín dụng, chứ không còn cần phải tới các máy giao dịch ngân hàng để nạp lại tiền vào các thẻ tín dụng thông minh.

Chuyên gia của DoCoMo cho biết khả năng bảo mật của các loại di động ví ảo này sẽ không hề kém, thậm chí còn tốt hơn so với các loại thẻ thông minh và ví ảo hiện tại.

Ngoài ra, các loại di động thế hệ 3 này sẽ có một hệ thống cho phép chủ nhân khoá các chức năng đàm thoại và thanh toán từ xa, nhằm đảm bảo an toàn trong trường hợp mất máy. Tuy nhiên, các loại điện thoại giá rẻ sẽ không được trang bị chức năng này.

Thoát khỏi tiền xu và tiết kiệm thời gian

Máy thanh toán Edy đang quét và thực hiện giao dịch qua ĐTDĐ hỗ trợ FeliCa.
Khái niệm của điện thoại ví điện tử chỉ mới cất cánh, nhưng công nghệ chip thông minh thì không còn mới lạ gì tại châu Á. Những người đi lại thường xuyên ở Tokyo đã sử dụng thẻ soát vé tàu điện "Suica" được nhúng một chip FeliCa từ gần ba năm qua, và 9.000 quầy hàng, nhà hàng và máy bán lẻ thuận tiện trên khắp đất nước Nhật Bản đã chấp nhận các loại thẻ ghi nợ trả trước có thể nạp lại tiền (như cước di động trả trước) có tên Edy.

East Japan Railway Co., hãng đang có kế hoạch công bố dịch vụ di động Suica vào cuối năm sau, cho biết đã có hơn tám triệu người dùng thẻ soát vé tàu Suica, cũng như khoảng 4,5 triệu thẻ ghi nợ trả trước Edy đã được lưu hành.

Ông Takashi Nakamura, giám đốc bitWallet Inc., hãng vận hành mạng thanh toán Edy cho biết: "Ưu điểm lớn nhất của Edy là loại bỏ được việc phải cầm theo tiền xu... và các giao dịch được thực hiện nhanh hơn". "Người sử dụng cũng bị hấp dẫn bởi các lợi ích bổ sung mà các nhà bán lẻ cung cấp, chẳng hạn như giảm giá đặc biệt, các điểm tính để trở thành hội viên (như trong các siêu thị) hoặc tính số dặm khách hàng đi được (mileage - và có phần thưởng khuyến mãi) như của hãng ANA (All Nippon Airways Co. Ltd.)".

Ông Nakamura cho biết rất dễ dàng để có thể xem xét việc đưa công nghệ thanh toán điện tử này sang châu Âu và Mỹ, nhưng ông cũng thừa nhận rằng bitWallet đã có tham vọng này ngay từ khi đặt tên "Edy", viết tắt của euro, dollar Mỹ và đồng yen, một mục tiêu vươn ra toàn cầu.

Tại các nơi khác của châu Á, người dân Hong Kong cũng đã sử dụng các thẻ thông minh "Octopus" để thanh toán vé tàu điện, xe bus và bến phà, hoặc thanh toán khi mua hàng và trả phí đỗ xe. Singapore cũng đã có một hệ thống thanh toán tương tự.

Ông Kazuyo Katsuma, một chuyên gia viễn thông tại Tokyo của J.P. Morgan nhận xét: "Tôi có thể thấy trước rằng điện thoại tích hợp chip FeliCa sẽ được phổ biến ở hầu hết các thành phố có dân số lớn và cần những công nghệ thanh toán hiệu quả" .

Ông Katsuma cho biết thêm rằng chi phí tương đối rẻ của cả loại chip FeliCa (chỉ vài đô-la một chiếc) và chi phí thiết lập ban đầu cho thiết bị quét và thanh toán tại các hãng bán lẻ, chỉ khoảng vài trăm đô-la, cũng sẽ góp phần phổ biến công nghệ này.

Dùng điện thoại thông minh như ví tiền, thẻ danh tính, khoá nhà

Sharp SH506ic, loại ĐTDĐ dùng chip FeliCa vừa được NTT DoCoMo tung ra thị trường

Tại Nhật Bản, các dự đoán đều cho rằng điện thoại hỗ trợ FeliCa sẽ thay đổi cách giao dịch hàng ngày của người tiêu dùng và các hoạt động kinh doanh.

Nhà sản xuất videogame Sega Corp. của Nhật đang thử nghiệm một dịch vụ, cho phép các khách hàng dùng điện thoại tương thích FeliCa để thanh toán khi chơi game tại các trung tâm giải trí của mình.

Hãng thẻ tín dụng JCB đã trao cho nhân viên loại ĐTDĐ có thể sử dụng như các thẻ xác định danh tính nhân viên ở cửa ra vào, cũng như để mua đồ từ các máy bán hàng tự động trong căng-tin của công ty.

Hãng dịch vụ tài chính Kokunai Shinpan Co. Ltd. và hãng kinh doanh bất động sản Hayakawa Fudosan đã cung cấp cho cư dân của một khu chung cư liên hợp mới tại phía Nam Nhật Bản một loại ĐTDĐ trang bị FeliCa. Chúng có thể sử dụng như khoá cửa căn hộ và cửa ra vào khu chung cư, cũng như có thể dùng để thanh toán các hoá đơn điện nước khi được "huơ" qua một máy đọc đặt ở lối vào toà nhà chung cư.

Dây chuyền bán lẻ thuận tiện am/pm Japan Co. Ltd., một chi nhánh của Nippon Mining Holdings Inc., cho biết đã đề nghị người dùng Edy (đã đăng ký vào câu lạc bộ khách hàng thường xuyên của hãng) cung cấp thông tin cơ bản như độ tuổi để xác định xu hướng mua hàng và giúp đưa ra các quyết định để nguồn cung hàng hợp lý.

Mặc dù một số khách hàng bày tỏ lo ngại về việc phải mang theo điện thoại có chứa "tiền điện tử" và thông tin cá nhân của mình, hoặc hoạt động mua bán của họ bị giám sát, ông Katsuma của J.P. Morgan cho rằng điều đó chẳng khác gì với việc cầm theo một chiếc ví hoặc một thẻ tín dụng.

"Mọi người không nhất thiết đều phải mang theo điện thoại ví tiền." - ông Katsuma nói - "Chỉ những ai có nhiều hoạt động giao dịch tín dụng điện tử, hoặc những người dùng cấp cao mới nên sử dụng chúng. Nó cũng giống như quy cách tính khách hàng thành viên theo số dặm hành trình của các hãng hàng không vậy".

Bình Minh (Theo Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,