221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
469047
''Lò luyện'' chip châu Á hồi phục mạnh mẽ sau 3 năm trì trệ
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
''Lò luyện'' chip châu Á hồi phục mạnh mẽ sau 3 năm trì trệ
,

I-Today Các ''lò sản xuất'' chip của châu Á đang có sự quay trở lại mạnh mẽ trong năm 2004 sau 3 năm quặt quẹo, nhờ vào sự bùng nổ của các sản phẩm điện tử và các nhà sản xuất bán dẫn ngày càng đưa hoạt động sản xuất ra nước ngoài (outsource).

Thị trường ''lò luyện'' chip toàn cầu, với sự thống trị nằm ở châu Á, vốn tạo đã ra doanh thu 13 tỷ USD trong năm 2003, được dự đoán sẽ tăng trưởng 41% trong năm 2004 và 37% trong năm 2005, theo nhận định của hãng nghiên cứu công nghệ Gartner Inc.

Chuyên gia phân tích hàng đầu của Gartner, ông James Hines, cho biết: ''Thị trường sản xuất chip thế giới đã đi vào một vòng phát triển mới... chúng tôi nhận thấy thị trường sản xuất này đang nóng lên và tỷ lệ tận dụng hiệu suất chế tạo chip đang gia tăng''.

Hãng sản xuất chip của Đài Loan Semiconductor Manufacturing Co. là hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới với 45% thị phần toàn cầu, và đã đạt kỷ lục tăng lợi nhuận ròng lên gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái trong quý kết thúc vào tháng 3 vừa qua, đạt 18,79 tỷ dollar Đài Loan (567.67 triệu USD).

Hãng đứng vị trí thí hai trong thị trường ''đúc'' chip là United Microelectronics Corp, cũng ở Đài Loan, cũng có được hiệu suất lợi nhuận đầy lạc quan tương tự, với lợi nhuận ròng trong quý kết thúc vào tháng 3 tăng lên gấp 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,89 tỷ dollar Đài Loan (208 triệu USD).

Theo ông Hines, tỷ lệ tận dụng công suất của các nhà máy sản xuất chip đều đã đạt từ mức 90% trở lên. Đây là mức khai thác hiệu suất được coi là ''khoẻ mạnh'', vì đồng nghĩa với việc các hãng sản xuất chip đang thu hái lại được khoản đầu tư mạo hiểm của mình.

Chuyên gia phân tích có tiếng của Standard and Poor, ông Erly Witoyo cho biết các nhà máy sản xuất chip cũng là người được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng thuê ngoài đang gia tăng của các nhà sản xuất bán dẫn như Toshiba và Samsung.

Ngành công nghiệp bán dẫn ước tính sẽ chi mức kinh phí đầu tư cho các nhà máy chế tạo chip mới ở mức trung bình khoảng 3 tỷ USD.

Ông Hines cho biết việc chi tiêu hạn chế của các nhà máy chip để tăng cường sản lượng và tận dụng sự phát triển bùng phát trở lại của ngành công nghiệp cũng đã thúc đẩy kết quả kinh doanh.

Hãng Chartered Semiconductor Singapore, hãng sản xuất chip lớn thứ 3 thế giới, cũng đang thể hiện một sự quay trở lại làm ăn có lãi đầu tiên trong quý kết thúc vào tháng 3, với thu nhập 1,89 triệu USD, chấm dứt 3 năm hoạt động cầm chừng trong báo động đỏ. Hãng nghiên cứu Standard and Poor sau đó đã sửa lại dự báo về triển vọng kinh doanh của công ty này từ mức ''tiêu cực'' (negative) sang ''ổn định'' (stable).

Hãng Chartered đã cộng tác cùng với những người khổng lồ chip, IBM của Mỹ và Infineon Technologies của Đức, để phát triển các chip máy tính thế hệ mới bằng công nghệ nano. Công nghệ nano có thể giúp tạo ra các sản phẩm chip bán dẫn nhỏ hơn, nhẹ hơn, bền hơn, sạch hơn, rẻ tiền hơn và chính xác hơn bằng cách xử lý các vật liệu silicon ở mức phân tử.

Bình Minh - Theo AFP

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,