221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
468523
Nhật Bản tham gia nỗ lực toàn cầu chống lại Microsoft
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Nhật Bản tham gia nỗ lực toàn cầu chống lại Microsoft
,

I-Today - Các cơ quan chống độc quyền Nhật Bản đã bất ngờ tuyên bố khởi kiện Microsoft chỉ đúng một tháng sau khi EU tuyên bỗ phạt hãng này 613 triệu USD do vi phạm luật chống độc quyền.

Thông điệp của Uỷ ban công bằng mậu dịch Nhật Bản rất rõ ràng: Nước này không thể ngồi yên trước nguy cơ bành trướng toàn cầu của Microsoft do lạm dụng khả năng chi phối thị trường phần mềm. 

Các nhà phân tích cho rằng tuyên bố này của phía Nhật Bản là có mục đích chứ không phải chỉ mang tính hình thức. Chính Microsoft cũng thừa nhận rằng nguyên nhân của vụ việc này là một điều khoản bắt buộc trong hợp đồng của Microsoft với các nhà sản xuất phần cứng Nhật Bản. Microsoft đương nhiên phủ mọi cáo buộc, nhưng ngay sau tuyên bố của Uỷ ban công bằng mậu dịch, công ty này tuyên bố sẽ bỏ điều khoản nói trên trong các hợp đồng sau này với các công ty Nhật và cũng đã có thông báo cho các công ty.

Một quan chức chính phủ Nhật giấu tên nói rằng, động thái của họ có thể được xem như một cách gây sức ép. Vấn đề độc quyền phần mềm đã trở thành vấn đề then chốt đối với các hãng điện tử Nhật khi họ phát triển các sản phẩm điện thoại di động thông minh, thiết bị mạng� và các sản phẩm khác có thể thay thế cho máy tính để bàn. Và thật đáng lo ngại nếu Microsoft khống chế những sản phẩm này vì sức mạnh của họ sẽ càng lớn hơn cùng với dự phát triển của Internet băng thông rộng, nền tảng của kinh doanh nhạc, video số và nhiều nội dung khác.

Ngoài khoản tiền phạt mà Microsoft sẽ phải nộp cho EU, hãng này còn bị yêu cầu loại bỏ Windows Media player ra khỏi bản Windows cung cấp cho các nhà sản xuất máy tính ở Châu Âu, đồng thời phải chia sẻ nhiều thông tin hơn cho các đối thủ cạnh tranh. Vụ việc ở Nhật Bản sẽ không nghiêm trọng như ở Châu Âu nhưng cũng là chủ đề nóng hổi, chiếm vị trí hàng đầu trên các báo cũng như truyền hình. Chính phủ Nhật Bản muốn xem Microsoft sẽ làm gì - tức sẽ loại bỏ điều khoản gây tranh cãi đã nói ở trên như thế nào - trước khi có những hành động tiếp theo.

Các tập đoàn như Toshiba, Matsushita (sỡ hữu nhãn hiệu Panasonic), Sharp� từ chối bình luận về vấn đề với Microsoft và cho biết cơ quan tự do mậu dịch cũng đang làm việc với họ. Lý do là vì Windows của Microsoft đang thống trị thị trường phần mềm ở Nhật Bản, cũng như thị trường toàn thế giới nên các nhà sản xuất luôn tránh những tuyên bố có thể gây tổn hại tới mối quan hệ với Microsoft, ngay cả khi bản thân họ muốn kìm hãm Microsoft.

Microsoft Nhật Bản cho biết cuộc điều tra đang được tiến hành bằng các cuộc gặp mặt và yêu cầu cung cấp thông tin và Microsoft đang hợp tác tốt với cơ quan điều tra.

Chính quyền Tokyo gần đây cũng đã nỗ lực khuyến khích việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở như Linux trong khối chính phủ cũng như trong nghiên cứu phát triển sản phẩm trên thị trường. Nhiều sản phẩm điện tử và robot đời mới nhất của Nhật  đã dùng Linux thay cho Windows. Bộ thương mại Nhật Bản không chỉ xúc tiến việc phát triển Linux trong nước mà còn hợp tác với chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốc để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin. Đây có thể coi như một nỗ lực lớn nhằm tạo sức ép lên Microsoft.

Và cơ hội để Microsoft lập lại sự thống trị lên thị trường thiết bị mạng giống như họ đã làm đối với máy tính để bàn không còn nhiều nữa. Khi các nhà sản xuất Nhật Bản quyết tâm chuyển sang Linux, hay các hệ điều hành giá rẻ cho các sản phẩm mới nhất của họ.

Xã luận của tờ Nihon Keizai Shinbun, nhật báo thương mại hàng đầu Nhật Bản, khẳng định: �Phía sau sự kiện này là quyết tâm của các nhà sản xuất Nhật Bản thoát khỏi mọi ràng buộc trong nỗ lực phát triển các sản phẩm của mình� Bài xã luận cho rằng: �Nếu muốn các công nghệ khác nhau có thể làm việc được với nhau thì Microsoft nên cởi mở hơn với chính các công nghệ của họ�

Cầm Thi - Theo AP

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,