221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
468263
Motorola dời bộ phận thiết kế chip tới Ấn Độ, Trung Quốc
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Motorola dời bộ phận thiết kế chip tới Ấn Độ, Trung Quốc
,

I-Today - Hôm nay, (9/3), Motorola Inc, hãng sản xuất ĐTDĐ lớn thứ hai thế giới vừa tuyên bố đã đóng cửa bộ phận thiết kế chip bán dẫn của mình tại Singapore, HongKong và Đài Loan, đồng thời chuyển các bộ phận này sang Ấn Độ và Trung Quốc.

Tổng số sẽ có khoảng 50 việc làm hiện nay của bộ phận thiết kế chip tại châu Á sẽ mất việc, với sự gia nhập của những nhân viên mới ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Một phát ngôn viên của Motorola cho biết: ''Chúng tôi đang củng cố các nguồn tài nguyên thiết kế của mình và đây là phần cải tổ trong bộ phận sản phẩm bán dẫn''. ''Tại cả ba trung tâm thiết kế, chúng tôi đang tìm kiếm tổng cộng khoảng dưới 50 nhân viên sở tại''.

Phát ngôn này cho biết việc chuyển dời bộ phận thiết kế chip là nhằm cắt giảm chi phí lương nhân viên.

Công ty điện thoại di động khổng lồ tại Schaumburg, bang Illinois (Mỹ), này và các đối thủ của họ, bao gồm cả hãng ĐTDĐ lớn nhất thế giới Nokia của Phần Lan, đều đã phải chịu đựng sự suy giảm về nhu cầu ĐTDĐ và các thiết bị mạng không dây trong vòng 2 năm trở lại đây. Do đó, việc chuyển các bộ phận sang những nước có giá nhân công rẻ hơn là một giải pháp thiết thực để cắt giảm chi phí.

Tuy nhiên, trong vài tháng trở lại đây, nhu cầu của thị trường ĐTDĐ đã bắt đầu tăng trở lại.

Trong tháng 1, Motorola công bố mức lợi nhuận quý IV cao hơn mức dự đoán, nhưng doanh số trong thị trường không dây giảm, bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trong việc chuyển giao các sản phẩm mới có các tính năng phổ biến như camera chụp ảnh tích hợp và màn hình màu.

Một công nhân nhà máy bình thường tại Singapore hiện kiếm được khoảng 7,14 USD mỗi giờ, trong khi mức giá này tại trung Quốc chỉ là 53 cent, theo như một thông báo cuối năm ngoái của Uỷ ban đánh giá nền kinh tế (Economic Review Committee).

Do sức hút của chi phí nhân công thấp, nhiều công ty đa quốc gia, từ viễn thông cho đến phần mềm, đều đã đổ xô đến Trung Quốc, tạo nên một ngành công nghiệp thuê ngoài (outsourcing) khổng lồ cho quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Bình Minh - Theo Reuters

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,