I-Today - Cuối tuần vừa qua, hãng nghiên cứu Gartner đã dự đoán rằng các bản hợp đồng gia công thuê trọn gói dịch vụ, kéo dài 10 năm và trị giá hàng tỷ USD cho các hãng dịch vụ công nghệ sẽ dần không còn nữa. Xu hướng của tương lai là những thoả thuận quy mô nhỏ hơn với những mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Gartner cũng dự đoán rằng số lượng các doanh nghiệp ký kết các bản hợp đồng gia công thô mới sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2004. Hệ quả là các nhà cung cấp dịch vụ gia công thuê như IBM, Electronic Data Systems và Accenture sẽ phải đưa ra những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với tình hình mới. �Nếu các bản hợp đồng có trị giá nhỏ hơn nhưng số lượng lại nhiều hơn, điều đó cũng có nghĩa là thị trường được mở rộng, tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp mới��, Linda Cohen, phó chủ tịch điều hành Gartner cho biết. �Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn trong một thị trường chuyên hoá không lấy gì làm rộng rãi��.
Các hãng cung cấp dịch vụ lớn sẽ cần phải tập trung vào công tác tiếp thị cho dịch vụ của mình, cũng như làm nổi bật những giá trị của riêng họ mà các hãng khác không có được. Bên cạnh đó, các hãng này cũng nên chào mời những mức giá �độ rủi ro cao��, chẳng hạn như các bản hợp đồng mà tổng mức thanh toán phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng hơn là hiệu quả hoạt động của công nghệ,
Ý kiến cho rằng các bản �đại hợp đồng�� đã hết thời, tuy vậy, lại hoàn toàn trái ngược với một bản báo cáo mới đây do hãng phân tích thị trường Datamonitor công bố. Theo hãng này thì bộ phận Giám sát hợp đồng dịch vụ IT � chuyên theo các bản hợp đồng về tư vấn, tích hợp hệ thống và gia công thô trị giá trên 1 triệu USD thì số lượng hợp đồng với quy mô trên 100 triệu USD đã tăng 49%, đạt 244 hồi năm ngoái, còn các bản hợp đồng trên 1 tỷ USD đã tăng gấp đôi lên 29.
Những người ủng hộ gia công thô lập luận rằng dịch vụ này cho phép các công ty tập trung nhiều vào công việc chính của mình hơn là quan tâm tới phần mềm, nhân lực hay kiểm toán. Ngoài ra, gia công thô còn giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí.
Một xu hướng khá phổ biến hiện nay là xuất khẩu công việc sang các thị trường có giá nhân công rẻ như Ấn Độ hay Philippines. Thực trạng này đã trở thành đề tài nóng hổi trong giới công nhân Mỹ, khi rất nhiều người vừa chịu cảnh sa thải mới đây do xu hướng này gây ra.