Tổ chức quản trị chuẩn của Trung Quốc đã thành lập một nhóm nghiên cứu với mục đích tạo ra một chuẩn quốc gia về công nghệ xác thực sử dụng tần số radio, hay RFID.
Với tên gọi �nhãn điện tử��, những chiếc máy phát tín hiệu tí hon này, thực chất là những dải mã công nghệ cao có thể được scan từ khoảng cách khá xa và thậm chí là qua cả chướng ngại vật - được đánh giá là chìa khoá cho việc xây dựng một hệ thống cung cấp hiệu quả hơn nhiều so với hiện nay.
Sẽ không có một chuẩn khu biệt nào dành riêng cho RFID. Tổ chức quản trị chuẩn cho biết nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng để chuẩn mới tương thích với các công nghệ tương đồng.
Căn cứ theo tình hình hiện nay, các công ty RFID không có con đường nào khác là để mắt chặt chẽ tới tiến trình vận động của loại chuẩn mới. Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu những con chip Wi-Fi bán trên thị trường nước này phải chứa một chuẫn mã hoá do 11 công ty nội địa quản lý. Để bán các thiết bị Wi-Fi vào một thị trường rộng lớn và tăng trưởng nhanh như Trung Quốc, các hãng nước ngoài nhất thiết phải hợp tác cùng 11 công ty này hoặc mua giấy phép sử dụng công nghệ từ họ.
Với mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường RFID hiện nay, hãng nghiên cứu IDC dự đoán mức chi RFID cho hệ thống bán lẻ của Mỹ tại Trung Quốc sẽ tăng từ mức 91,5 triệu USD năm ngoái lên gàn 1,3 tỷ USD vào năm 2008.
Tuy vậy, những người ủng hộ bảo mật cá nhân lại cho rằng công nghệ dán nhãn sóng radio có thể cho phép các công ty lần theo dấu vết một cá nhân. Mặc dù giới phân tích nói rằng việc này trên thực tế khó hơn nhiều so với người ta vẫn nói, song một số công ty đã tỏ ra chần chừ trước lựa chọn thử nghiệm.
Một vấn đề khác cũng gây nhiều tranh cãi xung quanh RFID là việc tìm được các hãng sản xuất loại nhãn điện tử này. Intel, IBM và một số hãng khác đang tỏ ra rất hào hứng với công nghệ mới, song đó là vì nó cho phép họ bán được nhiều máy chủ và phần mềm quản lý mạng nhãn này mà thôi. Còn khi chính thức sản xuất với số lượng lớn thì nhãn điện tử RFID chỉ còn đáng giá vài cent.