Tân thống đốc California, Nhà vô địch thể hình thế giới Arnold Schwarnzenegger đã vẽ ra một bức tranh kinh tế u ám trước các quan chức của Thung lũng Silicon với việc tuyên bố: Nếu kế hoạch khôi phục nơi này của ông không được tiến hành, mọi chuyện sẽ trở thành thảm hoạ không thể cứu vãn.
Ngài thống đốc kiêm siêu sao điện ảnh đã có cuộc gặp gỡ với giám đốc điều hành của vài chục công ty công nghệ hàng đầu để tham khảo ý kiến của họ về việc cải thiện môi trường kinh doanh tại California cũng như những kế hoạch phát triển kinh tế của mình.
Vẫn trung thành với thông điệp chung của mình trước đó, ông Arnold không đề cập riêng đến thung lũng Silicon hay các trung tâm công nghệ cao khác, mà chỉ đưa ra lời cảnh báo rằng: nếu các biện pháp khôi phục kinh tế của ông, như Đề xuất Khế ước 57 và Đề xuất giới hạn Hối phiếu 58, không được các cử tri bỏ phiếu thông qua, thì mỗi một doanh nghiệp California đều sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.
Lời nói của Thống đốc càng có sức nặng khi trước đó, Steve Westly, cựu quan chức hàng đầu của người khổng lồ đấu giá trực tuyến eBay, cũng cảnh bảo rằng California đang từng bước chịu chung số phận với nhiều trung tâm dot-com đã tàn lụi. �Tôi là giám đốc tài chính tại một công ty lớn hàng thứ sáu thế giới , một công việc quá lý tưởng phải không? Vấn đề là chúng tôi sẽ cạn sạch tiền vào ngày 16/6 tới đây��.
Chuyến viếng thăm của ngài thống đốc diễn ra tại trụ sở chính của hãng sản xuất phần mềm Adobe Systems trong khuôn khổ buổi hội thảo của Nhóm các nhà sản xuất Thung lũng Silicon tổ chức, với thành viên là Intel, HP cùng nhiều người tên tuổi khổng lồ khác. Phiên họp lần này cũng đồng thời công bố những kết quả của một cuộc điều tra thăm dò mới đây do Nhóm tiến hành với các quan chức cấp cao chuyên về công nghệ trong khu vực.
Theo cuộc điều tra, những kết quả không lấy gì làm khả quan, với đại đa số những người được hỏi cho rằng họ nhìn thấy một triển vọng tăng trưởng không âm thì cũng trì trệ trong năm nay. Và cứ 5 người thì lại có 4 người cho rằng những điều luật mới do chính phủ ban hành sẽ ngày càng chống lại công việc kinh doanh của họ.
Những vấn đề hàng đầu được bản báo cáo vạch ra là chi phí thuê nhà quá cao, mức chi phí liên tục tăng của bảo hiểm sức khoẻ bắt buộc cho nhân viên, các khoản phải bồi thường
Các quan chức cũng tỏ ra �thủ thế� hơn khi được hỏi đến vấn đề xuất khẩu việc làm công nghệ hiện nay. CEO Bruce Chizen của Adobe cho biết hãng của ông đang sử dụng cả lao động tại California lẫn bên ngoài biên giới nước Mỹ. �Chúng ta phải tham gia vào nền kinh tế toàn cầu chứ��, không quên nói thêm rằng bộ luật bảo vệ lao động Mỹ đang soạn thảo đã có cách thức tiếp cận vấn đề không đúng. �Chính phủ nên tập trung sức lực vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống và giáo dục chứ không phải là giới hạn công việc của chúng tôi��.
Cầm Thi � Theo CNET