221
2083
Thế giới số
thegioiso
/cntt/thegioiso/
463686
Notebook trong tương lai sẽ như thế nào?
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Notebook trong tương lai sẽ như thế nào?
,

I-Today Những dự án phát triển máy tính hiện nay đang báo hiệu thiết kế notebook trong tương lai sẽ có rất nhiều thay đổi. Các cải tiến về pin và nguồn điện sẽ xuất hiện vào cuối năm 2004, cho phép sử dụng notebook trong thời gian dài gấp 3 đến 10 lần hiện nay mà không cần xạc lại. Những ổ cứng và màn hình kích thước ngày càng nhỏ cũng sẽ góp phần làm thay đổi hình dáng một số mẫu notepad cổ điển. Truyền thông không dây đa băng tần sẽ trở nên thông dụng. Tuy nhiên, các nhà thiết kế vẫn không ngừng đặt ra câu hỏi rằng: Liệu những thay đổi này chỉ đễ làm cho chúng trông bắt mắt hơn, hay là thực sự phục vụ một tính năng nào đó? 

Những thay đổi sắp tới trong thiết kế notebook sẽ bị điều khiển bởi một trong những nhân tố giàu sức ảnh hưởng nhất của ngành công nghiệp thông tin: đó là người ta ngày càng có xu hướng chọn mua máy tính xách tay. Theo số liệu của Gartner thì chỉ riêng trong quý II năm nay, doanh số bán của Notebook đã tăng 6,1%, bất chấp tình trạng sụt giảm chung của thị trường.

Mặc dù vậy, khác với máy tính để bàn, notebook cần phải có những cải tiến sâu sắc hơn nữa để có thể đáp ứng cho hết những nhu cầu trái ngược nhau của thị trường. Khách hàng vừa muốn màn hình rộng hơn, bộ xử lý nhanh hơn, ổ cứng mạnh hơn - 3 loại thiết bị đòi hỏi một nguồn điện năng đáng kể, lại vừa muốn tuổi thọ pin dài, độ dày notebook không quá một inch và trọng lượng không quá 4 pound. Ðiều này đã đặt ra trước các nhà thiết kế hai sự lựa chọn: hoặc là cung cấp nhiều điện vào máy hơn, hoặc là rút điện ra khỏi máy nhiều hơn.

Lấy thí dụ, Poly Fuel, một công ty con của SRI International đang tập trung nghiên cứu các loại pin năng lượng đặc biệt cho các thiết bị cầm tay. Loại pin này về bản chất sẽ phá vỡ các phân tử methanol thành các hạt proton, electron và cacbon dioxide. Trong khi các hạt proton lọt qua một tấm màng đặc biệt thì các hạt electron sẽ bị giữ lại và đẩy vào trong một dây dẫn năng lượng cho điện thoại di động và laptop. ''Bạn đang xây dựng một thiết bị sản xuất điện từ các chất hoá học. Như vậy sẽ an toàn hơn so với các phản ứng hoá học, vì việc tạo ra điện theo phương pháp mới diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn Ðiểm Cháy Nổ của methanol'', Mike Rocke, Giám đốc đầu tư chiến lược cho nhóm sản phẩm di động của Intel Capital cho biết. Dự kiến, những notebook sử dụng loại pin năng lượng này sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm 2004, đầu năm 2005.

Thay vì thay thế pin, một số công ty khác lại tập trung vào việc trang bị bổ sung cho pin các bộ siêu điện dung, một khái niệm xuất hiện lần đầu tiên trong các tạp chí học thuật chuyên đề của Nhật Bản vào cuối những năm 80. ''Bộ siêu điện dung có khả năng trữ điện cao hơn các loại điện dung thông thường, lại chuyển hoá và xạc đầy nhanh hơn pin ắc quy'', Anthony Kongats, CEO của Cap-XX, một công ty sản xuất siêu điện dung của Austrlia nói.

 Những triển vọng của công nghệ không dây

Những cải tiến về năng lượng sẽ dẫn tới sự phát triển nở rộ của máy tính không dây. Trong khi notebook trang bị mạng Wi-Fi (hay còn gọi là mạng 802.11b) đã trở nên tương đối bình thường, thì những cải tiến vượt bậc tiếp theo sẽ đạt được thông qua các notebook sử dụng card tích hợp có khả năng chuyển đổi giữa Wi-Fi và mạng di động.

 Bên cạnh việc mở rộng dải tần, công nghệ đa băng tần còn có một sức hấp dẫn kinh tế không nhỏ đối với tất cả những ai quan tâm. Việc các công ty viễn thông cung cấp các dịch vụ không dây hợp nhất giữa 2 loại mạng WAN (qua điện thoại di động) và LAN (mạng không dây) cho điện thoại và notebook sẽ có thể đáp ứng được phần nào thị hiếu của khách hàng. Người sử dụng lúc này có thể kết nối từ bên ngoài những điểm được gọi là điểm nóng (hot spots) mà chỉ cần trả tiền điện thoại theo phút mà thôi.

 Khía cạnh thẩm mỹ

Trong khi đó, một số công ty lại đang tập trung vào khía cạnh thẩm mỹ của thiết kế. Ổ cứng nhỏ, chẳng hạn như ổ cứng Toshiba với độ dày 1,8 inch bên trong các thiết bị âm nhạc iPod của Apple Computer, sẽ có thể được sử dụng cho notebook khi giá thành hạ và có nhiều nhà sản xuất nhảy vào cuộc chơi hơn.

Với những thiết bị cấu thành như thế, các nhà sản xuất PC sẽ có thể tạo ra những thiết bị nhỏ chưa từng thấy. Có 4 công nghệ chủ chốt tác động đến tương lai của notebook. Ðó là ổ cứng nhỏ, màn hình nhỏ với độ phân giải cao, công nghệ không dây hai dạng (dual-mode) và bộ xử lý Crusoe.

Một sự thay đổi mới mẻ về hình thức khác là notebook 2 màn hình. Sypnaptics, hãng sản xuất touch pad cho phần lớn các loại notebook hiện hành, vừa mới đưa ra giới thiệu một mẫu sản phẩm mới, với màn hình được đặt bên trong pad. ''Bạn có thể làm mọi việc với nó. Thậm chí, bạn có thể cài máy tính vào bên trong touch pad để tiện ứng dụng nữa'', chuyên gia Bob O'Donnell của IDC cho biết. Cuối cùng, màn hình thứ hai có thể trở thành một pad nhắn tin dành cho gửi e-mail hoặc tin nhắn IM, trong khi toàn bộ phần còn lại của máy tĩnh vẫn đang trong trạng thái ''ngủ''.

Khó khăn vẫn còn ở phía trước

Mặc dù nghe hấp dẫn như vậy, song những thay đổi này còn phải vượt qua được sự thử thách khắc nghiệt của thị trường. Nói chung, các nhà sản xuất bất đắc dĩ lắm mới phải đảm nhiệm vai trò kẻ cầm cờ tiên phong cho một công nghệ mới, bởi họ phải đón nhận chi phí cao và cả những rủi ro trong quá trình tiếp thị sản phẩm. Một vài năm trước đây, pin polymer lithium với đặc tính dễ uốn nặn như đất sét đã được hy vọng sử dụng phổ biến trong các máy notebook mỏng và nhẹ. Với loại pin này, nhà thiết kế có thể lấp đầy các túi khí bên trong notebook, một việc làm bất khả thi với các lợi pin hình trụ chuẩn thông thường. Tuy nhiên, pin polymer lại không đạt được tỷ trọng năng lượng như pin trụ, và vì thế mà mọi hy vọng đều tan biến như bong bóng xà phòng. Chẳng có ai thèm ứng dụng công nghệ mới cả. Cụ thể, pin năng lượng có thể bị hạn chế bởi các quy định của ngành hàng không cũng như nỗi lo sợ của khách hàng về chất dễ cháy. Và vì thế, các nhà sản xuất dự tính áp dụng cho máy tính xách tay trước, trong khi giới thiết kế tiếp tục kiểm nghiệm những sự lựa chọn khác.

Một trong những công nghệ gặp phải nhiều thử thách là màn hình diot phát sáng hữu cơ (OLED). Ðược chế tạo từ những vật liệu hữu cơ có khả năng cháy sáng khi dòng điện chạy qua, màn hình OLED mỏng hơn, sáng hơn, và rẻ hơn so với màn hình LCD hiện nay, lại còn có khả năng gấp lại được. Tuy nhiên, mọi sự đánh giá hội thẩm vẫn còn chưa được công bố.

Cầm Thi - Theo CNet News

  

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,