221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
575000
''Xông đất'' các doanh nghiệp viễn thông
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
''Xông đất'' các doanh nghiệp viễn thông
,

(VietNamNet) - Trên bản đồ số thế giới, viễn thông Việt Nam dần đã được định hình và được đánh giá cao của các Tổ chức Viễn thông quốc tế. Trong năm mới 2005, chắc chắn với sức cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp viễn thông sẽ đưa ra hàng loạt chiêu thức mới cũng như những dịch vụ hữu ích phục vụ người tiêu dùng.

Ngành bưu chính viễn thông vẫn hoạt động bình thường trong những ngày đầu năm mới.
Với Tổng công ty BCVT Việt Nam - đơn vị chủ lực kinh doanh trong lĩnh vực này, ''món ăn'' mới đầu tiên phải kể đến chắc hẳn sẽ là các dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ Mạng Viễn thông thế hệ mới NGN (vừa được đưa vào sử dụng tại Việt nam giữa năm 2004).

Đây được xem như một bước chuyển quan trọng và căn bản về mặt công nghệ mạng, phù hợp với xu thế phát triển KHCN của thế giới. Với một hạ tầng mạng cơ sở duy nhất, băng thông rộng, NGN cho phép triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, với giá cước thấp, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.

Bước đầu VNPT đã đưa các dịch vụ như điện thoại thẻ trả tiền trước 1719, điện thoại miễn cước từ người gọi 1800, dịch vụ thông tin tư vấn giải trí 1900, dịch vụ mạng riêng ảo Mega WAN vào khai thác có hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, giải trí, hỗ trợ doanh nghiệp...

Ông Trần Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) lại có nhận định rằng: Năm 2005, thị trường viễn thông sẽ đánh dấu bước nhảy vọt về băng rộng, bởi VNPT sẽ phủ kín mạng băng rộng cả bằng phương thức băng rộng vệ tinh lẫn cáp quang đến 64 tỉnh thành. Trong năm 2005, VNPT sẽ phát triển mạng băng rộng phần hữu tuyến và dần dần tiến tới băng rộng cả phần vô tuyến. Đặc biệt, mạng Internet ADSL sẽ thu hút không chỉ người sử dụng tại các thành phố lớn mà sẽ được hưởng ứng mạng mẽ từ các địa phương trên cả nước. Đây cũng là bài toán được đặt ra với VNPT trong năm nay để kịp thời triển khai mạng Internet tốc độ cao này đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Được coi là doanh nghiệp đứng thứ hai, sau VNPT, công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) trong năm nay, chắc chắn sẽ ''tăng tốc'' dịch vụ điện thoại di động. Trong năm 2005, Viettel sẽ phát triển dịch vụ 178 ra trên phạm vi toàn quốc, kế hoạch này đã được VNPT ủng hộ. Bên cạnh đó, Viettel sẽ mở rộng cung cấp dịch vụ cố định và Internet ra nhiều tỉnh thành khác trên hạ tầng sẵn có của mình.

Trong hai năm 2003 và năm 2004, Viettel đã tập trung đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là hệ thống truyền dẫn cáp quang băng thông rộng cả trong nước và đi quốc tế, mạng cố định với nhiều tổng đài, mạng di động phủ sóng toàn quốc, mạng Internet băng rộng có khả năng mở rộng cả về dung lượng và vùng phủ, để tiến hành kinh doanh vào năm 2005. Năm 2005 sẽ là năm Viettel tăng trưởng mạnh về thuê bao, góp phần cùng với các doanh nghiệp mới khác đưa thị phần về thuê bao từ dưới 4% năm 2004 tăng lên đến 10% vào năm 2005.

Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông (SPT) - đơn vị chủ quản mạng S-Fone đăt ra mục tiêu trong năm 2005 sẽ mở rộng vùng phủ sóng mạng này thêm 27 tỉnh thành, nâng số tỉnh thành được phủ sóng lên 40 và phát triển được khoảng 500.000 thuê bao; phấn đấu đứng hàng thứ 3 sau VinaPhone và MobiFone trên thị trường thông tin di động. Mạng này dự kiến, sẽ phủ sóng toàn quốc và đạt 1 triệu thuê bao vào năm 2006.

Cùng với dịch vụ thông tin di động, SPT sẽ phát triển mạng điện thoại cố định nội hạt trên phạm vi toàn quốc và dự kiến sẽ phát triển thêm khoảng 50.000 thuê bao. Bên cạnh đó, SPT cũng đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ Internet băng rộng; đồng thời xin Bộ BCVT được phép cung cấp điện thoại vô tuyến cố định WLL trong năm 2005.

Năm 2005, công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (VP Telecom) dự kiến sẽ mở rộng việc thử nghiệp dịch vụ điện thoại công nghệ CDMA (tiếp sau mạng di động S-Fone đã ra đời trước đó) ra 64/64 tỉnh, thành. Hiện VP Telecom đang thử nghiệm mạng di động CDMA tại 5 tỉnh và quyết tâm trong năm 2005 sẽ mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ này trên toàn quốc. Cùng với các dịch vụ trên, VP Telecom cũng đang thử nghiệm dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua đường điện.

Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel) trong năm 2005 đặt ra mục tiêu cụ thể là tiếp tục triển khai cung cấp các dịch vụ truyền thống  như dịch vụ Thông tin duyên hải, Inmarsat...; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng và cung cấp dịch vụ VoIP 175, tiến hành cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác theo giấy phép của Bộ BCVT. Năm 2005, Vishipel sẽ phấn đấu duy trì là một trong 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Việt Nam.

Hoàng Hùng

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,