Trong bức thư, ba nghị sĩ: Henry Hyde, Duncan Hunter và Don Manzullo đã nhấn mạnh ''Thoả thuận giữa IBM và Lenovo có thể chuyển giao công nghệ tiên tiến và các tài sản chung cho phía chính phủ Trung Quốc, cùng với công nghệ có thể cấp phép hoặc được kiểm soát xuất khẩu. Ngoài ra, động thái này có thể dẫn đến một số thoả thuận liên qua đến các máy tính giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Trung Quốc''.
Lenovo là nhà sản xuất máy tính lớn nhất Trung Quốc và Hồng Kông. Hơn nữa, công ty mẹ của Lenovo và các cổ đông lại có quan hệ mật thiết với Viện khoa học Trung Quốc- một viện thuộc chính phủ tại Bắc Kinh.
Vụ điều tra trên sẽ do Uỷ ban Bộ tài chính về đầu tư nước ngoài ở Mỹ, do ông Snow chủ trì thực hiện. Vụ điều tra sẽ kéo dài 45 ngày và kết quả sẽ được trình lên tổng thống Mỹ. Sau đó, tổng thống sẽ công bố quyết định cuối cùng trong vòng 15 ngày.
Angela Lee - phát ngôn viên của Lenovo tại Hồng Kông nói ''Lenovo sẽ hợp tác trong quá trình điều tra về thoả thuận trên''. Tuy nhiên bà từ chối bình luận về việc liệu Lenovo đã nhận được thông báo về việc CFIUS sẽ tiến hành điều tra về thoả thuận này hay không.
Một phát ngôn viên cho IBM Châu Á - Thái Bình Dương đã từ chối bình luận về vấn đề này. Các quan chức của Bộ tài chính cũng không có ý kiến gì.
Mặc dù, vụ điều tra trên khiến Lenovo hơi thất vọng nhưng thoả thuận này chưa chắc đã bị cản trở'' Helen Lau - nhà phân tích tại cơ quan bảo mật Châu Á tại Hồng Kông nhận xét. ''Chính phủ Mỹ không hoàn toàn có ý định ngăn cản. Tuy nhiên họ có thể cấm IBM bán bộ phận quản lý máy tính cá nhân R&D về lĩnh vực bảo mật quốc gia cho Lenovo nhưng vẫn thông qua các điều khoản còn lại trong thoả thuận. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu IBM giữ lại một số khác hàng của chính phủ''.
Đây sẽ không phải là kết quả tốt đối với Lenovo. Công ty này cần bộ phận điều hành R&D của IBM để củng cố vị thế cạnh tranh của mình với đối thủ Dell. Không có nó, Lenovo sẽ khó giành được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Phương Thuý (Theo PCWorld)