221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
568868
Bưu điện TP.HCM: Cạnh tranh "song hành" hợp tác!
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Bưu điện TP.HCM: Cạnh tranh 'song hành' hợp tác!
,

(VietNamNet) - Trước nhịp độ phát triển cũng như môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt trên địa bàn, Bưu điện thành phố chọn cho mình đối sách "vừa cạnh tranh, vừa hợp tác" với các nhà khai thác mới.

Soạn: AM 251041 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Internet hiện đang là một trong số những dịch vụ bị cạnh tranh gay gắt của Bưu điện TP. Hồ Chí Minh.

Những năm gần đây, sự cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tại TP.Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra gay gắt. Trong lĩnh vực Bưu chính, chỉ riêng đối với dịch vụ chuyển phát nhanh, tại địa bàn thành phố hiện có hơn 20 hãng quốc tế đang hoạt động và cạnh tranh với dịch vụ EMS. Với sự tham gia của 13 nhà khai thác mới, những dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin do Bưu điện thành phố cung cấp cũng đang bị cạnh tranh gay gắt đó là Internet 1260/1268/1269; dịch vụ VoIP; dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ điện thoại cố định; dịch vụ truyền số liệu và băng rộng.

Năm 2004, Bưu điện TP.Hồ Chí Minh đã phát triển được 172.543 máy điện thoại trong đó có 80.732 máy cố định, 37.589 thuê bao di động và CityPhone đạt con số 54.222. Thuê bao Internet trong năm 2004 phát triển được 127.936, Internet băng rộng ADSL là 5.135 thuê bao.

Các dịch vụ bưu chính có mức tăng trưởng bình quân 18,8% so với năm 2003. Toàn mạng bưu chính của Bưu điện thành phố đã có 197 bưu cục, 1.005 đại lý bưu điện cùng với 36 điểm Bưu điện Văn hoá xã.

Các nhà cung cấp dịch vụ đã không ngừng tìm kiếm những chiêu thức táo bạo để chiếm lĩnh thị trường. Với dịch vụ gọi 171, hiện Bưu điện thành phố chỉ còn chiếm thị phần tuyệt đối chiều đi và chỉ chi phối khoảng 1/3 thị phần chiều về. Dịch vụ điện thoại di động hiện cũng đang cạnh tranh gay gắt với dịch vụ S-Phone - một dịch vụ đang thu hút khách hàng qua hệ thống đại lý với chính sách hoa hồng hấp dẫn. Theo dự báo, hai doanh nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel) và Viễn thông điện lực sẽ là đối thủ cạnh tranh về mạng truyền dẫn băng rộng của Bưu điện trong tương lai.

Nhận thấy ưu thế cạnh tranh đã dần bị chia sẻ cho các nhà khai thác mới, để tiếp tục phát triển, khẳng định vị thế, uy tín, Bưu điện TP.Hồ Chí Minh đã định hình cho mình hướng đi mới, vừa thích ứng với điều kiện môi trường cạnh tranh, vừa đáp ứng kịp thời những yêu cầu, thực tiễn phát triển.

Năm 2004, Bưu điện thành phố đã tập trung tổ chức, rà soát năng lực mạng lưới. Từ công tác chuyển mạch, truyền dẫn; tập trung công việc bảo trì, bảo dưỡng mạng lưới đến nghiên cứu xây dựng cấu trúc mạng, chuẩn bị năng lực cho phát triển dịch vụ giai đoạn 2003 - 2005 và 2006 - 2010  đều được chú trọng đầu tư xây dựng. 

Nhiều phương án kỹ thuật như mở rộng hệ thống MUCOS, phân tải VNN; Thực hiện dự án mở rộng mạng Cityphone Pha II, III; Dự án ADSL pha 1+, pha 2, pha 3 , cấu hình mạng NGN, các đề án mạng viễn thông công nghệ thông tin phục vụ tại các khu chế suất, khu công nghiệp... đã được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới đã được thực hiện. Theo ông Trần Thắng Công - Giám đốc Bưu điện TP. Hồ Chí Minh, đó là một trong những yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ. Bởi bên cạnh giá cước dịch vụ hấp dẫn thì chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng đóng vai trò quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thuỷ Nguyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,