221
2085
Sản phẩm
doanhnghiep
/cntt/doanhnghiep/
560578
Ưu đãi doanh nghiệp phần mềm: Mừng mà vẫn lo...
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Ưu đãi doanh nghiệp phần mềm: Mừng mà vẫn lo...
,

Những chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế mới đây của Chính phủ dành cho công nghiệp phần mềm có ý nghĩa “bản lề” trước thềm giai đoạn phát triển mới 2005-2010. Thế nhưng nhìn lại mục tiêu đặt ra và sức vóc hiện tại của ngành công nghiệp này, những người trong cuộc vẫn không khỏi lo lắng.

Sẽ hoá giải được nhiều khó khăn

Soạn: AM 235154 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Bên cạnh chính sách ưu đãi của Chính phủ, các doanh nghiệp phần mềm cũng cần phải tự nỗ lực. (Ảnh: Thuỷ Nguyên)

Thông tư số 123/2004 hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp phần mềm mà Bộ Tài chính vừa ban hành cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động sản xuất sản phẩm và làm dịch vụ phần mềm được hưởng những ưu đãi về bốn sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân.

Những nhà hoạch định chính sách tin rằng chế độ ưu đãi đầu tư đặc biệt này sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư về phần mềm, đồng thời góp phần hóa giải những khó khăn về tài chính, nhân lực, thị trường... mà các doanh nghiệp phần mềm đang gặp phải. Dựa trên những cơ sở này, trong chiến lược phát triển công nghiệp phần mềm, mục tiêu doanh thu nội địa và xuất khẩu trong năm 2005 được đưa ra là đạt 500 triệu USD.  

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, có thể nói mục tiêu trên là ảo tưởng, bởi đến hết năm 2004, con số trên mới tròm trèm... 130 triệu USD, trong đó xuất khẩu chỉ đạt khoảng 50 triệu USD. Trong bốn năm qua, doanh số bình quân mỗi năm chỉ tăng khoảng 20%-30% và chưa có tín hiệu đột phá. Ông Chu Tiến Dũng, giám đốc Công ty Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung, cho rằng: “Mục tiêu trên là thiếu cơ sở, quá sức đối với năng lực hiện nay của công nghiệp phần mềm trong nước”.

Ngoài ưu đãi đặc biệt về thuế, các doanh nghiệp thực hiện dự án trong Công viên Phần mềm Quang Trung còn được áp dụng những ưu đãi của khu kinh tế mở hay khu công nghệ cao. Mặc dù chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế sẽ tạo động lực cho ngành công nghiệp phần mềm cất cánh, nhưng không phải “ban” nhiều ưu đãi là buộc phải đạt chỉ tiêu!

Ông Chu Tiến Dũng nhận định: “Chắc chắn, sức hút của công nghiệp phần mềm Việt Nam sẽ mạnh hơn. Tầm vóc của Công viên Phần mềm Quang Trung sẽ vững vàng hơn, chứ không dừng lại ở khoảng 70 doanh nghiệp phần mềm như hiện nay. Nhưng về mục tiêu nói trên thì công nghiệp phần mềm trong nước không thể nào đạt được”.

Kỹ năng vẫn dừng ở mức... gia công!

Diện mạo của công nghiệp phần mềm Việt Nam nay đã sáng sủa hơn nhưng khả năng mới chỉ dừng lại ở mức độ gia công là chính. Giá trị xuất khẩu phần mềm vào thị trường “ruột” Nhật Bản chỉ dưới mức 30 triệu USD, trong khi đó, theo chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam Trương Gia Bình, phía Nhật Bản đánh giá con số này lẽ ra phải lớn gấp mười lần. Trong nhiều trường hợp, các đối tác nước ngoài phải từ chối thực hiện hợp đồng vì năng lực doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không đáp ứng được, lại thiếu liên kết trong kinh doanh, cạnh tranh nhỏ lẻ...

Ông Takayama, cố vấn cao cấp Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản, khuyến cáo: “Ưu đãi nhiều quá mà không tạo được động lực thì sẽ trở thành lãng phí. Công nghiệp phần mềm Việt Nam không nhất thiết phải quá chú trọng xuất khẩu trong khi thị trường tại chỗ chưa chiếm lĩnh được”.

Lời khuyến cáo này khiến những người quan tâm đến công nghiệp phần mềm không khỏi giật mình bởi đến nay, các doanh nghiệp phần mềm trong nước mới chiếm lĩnh được 40% thị phần nội địa. Trên thương trường quốc tế lại chưa thể đủ sức cạnh tranh với những “đại gia” hàng đầu thế giới về phần mềm như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.

(Theo NLĐ)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,