221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1318349
Những thói quen công nghệ nên bỏ
1
Article
null
Những thói quen công nghệ nên bỏ
,
Ăn công nghệ, uống công nghệ, làm việc công nghệ và ngủ cũng… công nghệ nên đôi khi chúng ta không biết rằng mình đang tự làm khó mình vì những thói quen công nghệ rất không tốt.
>> Thói xấu của người sử dụng đồ công nghệ

11. Quên học phím tắt

Bạn có biết rằng ngày nay vẫn còn rất nhiều người không biết rằng tổ hợp phím Ctrl-C chính là lệnh sao chép (copy) và tổ hợp Ctrl-V là dán?

Những thói quen công nghệ nên bỏ (II), Vi tính - Internet, Thoi quen cong nghe nen bo, thoi quen cong nghe, cong nghe, may tinh, vi tinh, phim tat, bao hanh, phan mem, internet

Không ai khuyên bạn cần phải học tất cả những phím tắt trên bàn phím nhưng với một số thao tác cần phải sử dụng thường xuyên thì những phím tắt sẽ giúp bạn rút ngắn một cách đáng kể khoảng thời gian ‘vô bổ’. Ví dụ, khi máy tính của bạn đang mở một tá cửa sổ thì việc bấm liên tiếp tổ hợp phím Alt-F4 sẽ giúp tắt máy nhanh hơn và về nhà sớm hơn.

12. Cài đặt quá nhiều những thứ linh tinh

Tại sao máy tính của tôi chậm thế?

Câu trả lời đôi khi rất đơn giản. Vì bạn đang cài tới 3 chương trình chat khác nhau, 7 loại thanh công cụ trên trình duyệt…

Thử gỡ bỏ càng nhiều càng tốt những thứ bạn không còn dùng nữa hoặc ít khi dùng xem. Chắc chắn chiếc máy tính sẽ được giảm tải và cải thiện tốc độ đáng kể.

13. Quẳng ngay biên lai mua hàng, giấy bảo hành

Trong thời đại kỹ thuật số, nhiều người đã rút ra một kinh nghiệm xương máu là: Sản phẩm sẽ hỏng ngay khi vừa hết hạn bảo hành.

Thế nhưng chúng ta vẫn rất coi thường những chiếc phiếu bảo hành (đôi khi biên lai mua hàng đồng thời là phiếu bảo hành) và đa số đều quẳng chúng vào một xó xỉnh nào đó không lâu sau khi mua hàng để rồi khi sản phẩm bị hỏng mới tá hỏa đi tìm.

Ngay cả khi đã hết hạn bảo hành, nếu bạn vẫn còn phiếu bảo hành hay biên lai mua hàng, bạn vẫn có thể mang sản phẩm đi sửa tại các hãng với chi phí rẻ hơn thông thường khá nhiều.

14. Xếp hàng mua sản phẩm công nghệ

Trừ phi bạn thừa rất nhiều tiền, thừa rất nhiều thời gian hay “máu mê” một sản phẩm nào đó quá mức… Còn không? Chúng tôi khuyên bạn đừng nên chen chúc xếp hàng vài tiếng đồng hồ chỉ để mua một sản phẩm mới.

Những thói quen công nghệ nên bỏ (II), Vi tính - Internet, Thoi quen cong nghe nen bo, thoi quen cong nghe, cong nghe, may tinh, vi tinh, phim tat, bao hanh, phan mem, internet

Tin chúng tôi đi, 24 tiếng sau khi được bán hay thậm chí vài tuần sau sản phẩm đó vẫn chỉ như thế, không hề xấu đi hay kém hơn khi mới được ra mắt.

15. “Thụi” cho chiếc máy tính mấy phát

Điên tiết vì đang làm dở một việc quan trọng mà chiếc máy tính lại “lăn đùng ra treo”, ra lệnh mà mãi nó không chịu thi hành trong mình đang vội… Nhiều người đã không kiềm chế nổi và thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với chiếc máy tính của mình.

Xin vui lòng ghi nhớ, vài cái đập, dăm cú đấm có thể khiến chiếc máy tính mới “ốm nặng” hơn mà thôi, hoặc trong một số trường hợp nó còn chết hẳn và rồi chúng ta sẽ phải ân hận vì tự nhiên tốn thêm một khoản tiền kha khá cùng với vô khối thời gian.

Đó là chưa kể đến việc một file dữ liệu quan trọng nào đó đột nhiên ra đi cùng với chiếc máy tính.

16. Lưu file vào bất kỳ đâu

Nhiều người thường khốn khổ vì tật lưu file vào bất cứ chỗ nào có thể, bất cứ khi nào để rồi lúc cần đến chúng lại không thể tìm thấy đâu.

Hãy dành ra 2 giây để chọn nơi lưu cố định cho những file dữ liệu của mình và cũng làm như thế với hộp thư điện tử.

17. Quá tin vào Wikipedia

Khi bạn cần tìm kiếm một thông tin nào đó, cách tốt nhất là hãy lấy từ nguồn của những website chính thống và đáng tin cậy. Còn nếu bắt buộc phải lấy thông tin từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia hãy bấm thẳng vào những đường link ở phía cuối trang để truy cập vào những nguồn gốc của chi tiết được đăng tải trên đó.

Thông tin trên Wikipedia rất có thể đã bị một kẻ nào đó sửa đổi nhằm mục đích riêng và mất đi sự chính xác, khách quan cần có.

18. Đăng những tấm ảnh vui nhộn lên mạng

Chia sẻ những giây phút vui nhộn với bạn bè thông qua các mạng xã hội thông thường không có vấn đề gì. Nhưng thử nhớ lại xem bạn có nói dối sếp để xin nghỉ việc ngày hôm diễn ra sự kiện đó không?

Lưu ý rằng, Facebook đang bị nhiều người chỉ trích vì chính sách bảo vệ quyền riêng tư của người dùng kém cỏi.

19. Tin tưởng những người bán hàng

Nếu đi mua sản phẩm và gặp một nhân viên bán hàng tỏ vẻ rất hiểu biết, thông thạo, đặc biệt là “hót như khiếu” thì tốt nhất là bạn hãy chỉ ‘nghe bằng một tai’ thôi nhé.

Giải pháp an toàn nhất là bạn nên tìm kiếm thông tin về sản phẩm, giá bán, nơi bán rẻ nhất, tìm hiểu bình luận của những người đã từng dùng sản phẩm này… trước khi đến cửa hàng, tránh mất tiền oan và sự bực mình không đáng có.

20. Một mật khẩu cho tất cả các dịch vụ

Đừng vì sợ quên mà dùng duy nhất một loại mật khẩu cho hộp thư điện tử, thẻ ATM, tài khoản mua bán trực tuyến, diễn đàn… bởi lợi ích mà nó mang lại (dễ nhớ) không cân xứng với những thiệt hại nặng nề nếu bạn để lộ mật khẩu này.

21. Không có địa chỉ email dự phòng

Đừng bao giờ dùng địa chỉ email chính của bạn để đăng ký nhận bản tin tự động của các website hay tiết lộ cho chàng trai/ cô gái mà bạn vừa quen qua mạng tối hôm qua. Một địa chỉ email dự phòng sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn trong những trường hợp này.

22. Quên đặt khóa cho chiếc smartphone

Một kẻ xấu tính sẽ làm gì khi nhặt được chiếc di động của bạn? Sẽ là vô số những cuộc gọi quốc tế, những cuộc gọi đến các dịch vụ giá trị gia tăng đắt tiền và sau đó là khai thác hết những thông tin trên đó.

Chẳng ai nói trước được điều gì và tốt nhất là hãy đặt mật khẩu cho tất cả các thư mục trên chiếc smartphone của bạn.

Theo ICTnews
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,