- Từ 10h đến 11h sáng nay (30/5), VietNamNet tường thuật trực tiếp buổi đối thoại về những chủ đề nóng trong quản lý thuê bao ĐTDĐ trả trước.
Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng. |
Tính đến hết tháng 4/2010, Việt Nam có tổng số 124 triệu thuê bao di động, trong đó trên 95% là thuê bao trả trước.
Quản lý việc sử dụng và thông tin cá nhân của các chủ thuê bao này vẫn được đánh giá là một trong những chủ đề nóng nhất của ngành viễn thông trong thời gian dài vừa qua.
Để tăng doanh số bán hàng, nhiều cửa hàng, đại lý sẵn sàng vi phạm các quy định để khai báo thông tin hộ khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà mạng liên tục "đua" cạnh tranh về giá cước, khuyến mại... khiến nhiều người sử dụng hòa mạng mới để hưởng lợi, rồi vứt bỏ SIM ngay khi tài khoản hết tiền.
Câu hỏi làm sao để giảm thiểu tình trạng SIM rác, khắc phục những bất cập trong quản lý thuê bao trả trước, hạn chế tình trạng phát triển thuê bao di động ảo, góp phần sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên viễn thông đến nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.
Tại buổi đối thoại ngày hôm nay, Thứ trưởng Lê Nam Thắng sẽ thẳng thắn trả lời khán giả về những vấn đề tồn tại chưa giải quyết được, những vấn đề mới phát sinh, biện pháp nào là hợp lý nhất để quản lý các thuê bao trả trước...
Nội dung buổi đối thoại được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình VTC2, các báo điện tử VietNamNet, VTC News, ICTNews, và Trang tin điện tử của Bộ TT&TT. Ban CNTT – Viễn thông Báo VietNamNet sẽ tham gia trong buổi đối thoại trực tiếp và chuyển tới vị khách mời những câu hỏi, thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm nhất.
Trân trọng mời quý độc giả gửi câu hỏi theo mẫu ở cuối bài để tham gia đối thoại.
Dưới đây là nội dung buổi đối thoại:
- Thưa thứ trưởng, ở phần đầu chương trình, ông đã theo dõi một phóng sự ngắn về tình trạng mua bán sim card điện thoại mà không cần đăng ký. Lúc này, tôi chắc chắn là có nhiều độc giả và khán giả đang muốn biết là ông nghĩ sao về điều này? Xin mời ông!
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: "Nhận thức của người sử dụng điện thoại trả trước đã được nâng cao lên nhiều". Ảnh: VTC. |
Ông Lê Nam Thắng: Video này chỉ phản ánh một góc rất nhỏ về bức tranh tập thể về quản lý thuê bao trả trước.
Trước khi bình luận, tôi muốn trao đổi cụ thể, những thông tin chính sách quản lý thuê bao trả trước này.
Hơn 2 năm trước đây, khi được CP giao việc quản lý thuê bao trả trước, Bộ TTTT phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện việc này.
Sau hơn 2 năm thực hiện, vừa qua, đoàn công tác đã tiến hành tổ chức kiểm tra, rút kinh nghiệm và thấy, Chương trình quản lý thuê bao trả trước đạt được những nội dung quan trọng sau đây:
- Nhận thức người dân, những người sử dụng điện thoại trả trước, đã được nâng cao lên nhiều. Hai năm trước nhiều người chưa hiểu được việc quản lý này có tác dụng như thế nào. Nhưng nhờ phương tiện thông tin đại chúng, gần như mọi người hiểu được 100% đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký khi sử dụng thuê bao trả trước.
- Các doanh nghiệp viễn thông đã xây dựng quy trình, lưu trữ thông tin để quản lý thuê bao di động trả trước. Hiện tại có hàng trăm nghìn đại lý quản lý thuê bao trả trước.
- Kết quả đã làm được: hình thành cơ sở dữ liệu về quản lý thuê bao di động trả trước, 100% các thuê bao đã quản lý, với 140 triệu thuê bao đã có đăng ký thuê bao.
Đây là 3 kết quả quan trọng. Tuy nhiên còn có những tồn tại, như một số bộ phận người sử dụng thuê bao di động trả trước nhận thức chưa tốt, và nhiều khi làm cho qua chuyện, chạy theo chương trình khuyến mãi; Các đại lý không tuân thủ các hợp đồng ký với doanh nghiệp. Điều này cũng diễn ra ở các doanh nghiệp, họ vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ.
Ngoài ra, độ chính xác của thông tin đăng ký chưa cao. Người dùng cố tình cập nhật thông tin sai. Chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất về CMND, vấn đề đối suát còn khó khăn, mà chỉ dựa vào thái độ của người sử dụng, dẫn tới hạn chế khi đối soát. Việc đối soát chỉ sử dụng trong trường hợp có vấn đề mất an toàn xã hội. Đây là tồn tại lớn và chúng tôi đang tích cực khắc phục.
- Câu hỏi của độc giả Trịnh Ngọc Hiếu, đường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP HCM gửi tới chương trình! “Tôi dùng thuê bao trả trước gần 3 năm nay, tôi chưa đi đăng ký khai báo thông tin đầy đủ theo yêu cầu của các nhà mạng, nhưng thuê bao của tôi vẫn hoạt động bình thường?”
Ông Lê Nam Thắng: Như chúng ta đã biết, hầu hết các thuê bao di động cũng đã được đăng ký thông tin có thể chính chủ hoặc được các doanh nghiệp đăng ký hộ nên các số thuê bao đó vẫn nằm trong hệ thống. Tuy nhiên, tôi cũng kiến nghị các thuê bao trả trước dù đã đăng ký thông tin nhưng không biết đã đăng ký thông tin chính xác hay chưa thì nên kiểm tra lại. Vì về lâu dài số thuê bao di động cũng như là tài sản cá nhân của mình.
Như trên mạng đã đưa có trường hợp các số thuê bao bị người xấu lợi dụng và vô tình chính chủ bị liên đới. Có nhiều trường hợp còn bị chiếm đoạt số thuê bao này.
Câu hỏi của độc giả Phương Nhung ở địa chỉ email tronvok3@yahoo.com. “Hiện nay, vấn đề mua bán, đăng ký, sử dụng thuê bao trả trước đang được thắt chặt nhưng xem ra cũng chưa phải là thắt chặt một cách triệt để. Đi du lịch ở nước ngoài, tôi thấy không dễ gì để mua được một cái simcard để hòa mạng và sử dụng. Trong khi đó, thì ở Việt Nam lại khác...Tại sao chúng ta không học tập kinh nghiệm quản lý thuê bao trả trước ở nước ngoài? Ông Lê Nam Thắng: Đúng như bạn nói, nếu đi nước ngoài thì việc quản lý các thuê bao di động trả trước rất chặt chẽ. Còn các nước đang phát triển thì không chỉ ở Việt Nam mà là tình hình chung của các nước trên thế giới. Chúng ta biết rằng, thông tin của thuê bao di động trả trước không chỉ mang tính bảo mật cá nhân mà còn là tài nguyê, thông tin quốc gia. Ở các nước tiên tiến thì gần như toàn bộ 100% người dân đã sử dụng di động vì vậy việc quản lý các thuê bao di động là một phần rất nhỏ, ít ảnh hưởng đến việc phổ cập chung. Còn tại các nước đang phát triển như Việt Nam thì quản lý thuê bao di động trả trước phải có cách làm chặt chẽ song không ảnh hưởng đến việc phổ cậpTT di động trả trước không chỉ mang tính quản lý cá nhân mà còn là tài nguyên, thông tin quốc giá. Các nước 100% dùng di dộng, triển khai di động trả trước 1 phần ít dùng, thắt chặt không ảnh hưởng đến việc phổ cập chung. Chúng ta cũng không thể mang nguyên xi cách làm của các nước trên thế giới áp dụng với Việt Nam vì còn là sự khác nhau về điều kiện kĩ thuật, về nhận thức người dân các nước cũng có sự khác biệt nữa.
- Câu hỏi của khán giả Nguyễn Tuấn Dương ở Liên Chiểu, Đà Nẵng: “Siết chặt quản lý là vậy nhưng tại sao nhiều khác hàng vẫn sử dụng thông tin ma để đăng ký hòa mạng, dẫn đến đăng ký thật nhưng thông tin lại ảo. Vấn đề nữa theo tôi quản lý thuê bao trả trước đang gặp khó khăn khi các nhà mạng liên tục dội bom các đợt khuyến mãi để thu hút thuê bao hòa mạng mới. Người dùng tìm đủ mọi cách để hòa mạng, để hưởng lợi nhưng cuối cùng simcard chỉ dùng một thời gian ngắn rồi vứt đi. Lãng phí kho số và sim rác ngày càng nhiều. Lỗi này thuộc về ai, thưa ông?”.
Các nhà báo đang cùng độc giả đối thoại với Thứ trưởng Lê Nam Thắng. Ảnh: VTC |
Ông Lê Nam Thắng: Như tôi đã nói, hạn chế này do nhận thức, ở người sử dụng và nhà mạng. Người sử dụng đối phó, chạy theo khuyến mãi, sử dụng nhanh và vứt bỏ sim đi cũng nhanh.
Về phía nhà mạng, đã tiến hành các chương tình khuyến mãi không theo quy định, khiến người sử dụng chạy theo chương trình khuyến mãi đó mà mua sim. Tồn tại đó diễn ra ở các chương tình khuyến mãi không theo quy định.
Chúng tôi đưa ra thông tư quản lý khuyến mãi trong lĩnh vực truyền thông thông tin có hiệu lực từ 1/7/2010, đưa hoạt động khuyến mãi trong thông tin di động đi đúng quy định, chứ không phải cấm khuyến mãi. Mặc dù đã có các quy định để áp dụng các hoạt động khuyến mãi nhưng cách áp dụng hiện vẫn còn bất cập, chưa được hiểu thống nhất, buộc chúng tôi phải ra đời thông tư này. Hi vọng đây là giải pháp hạn chế khuyến mãi tràn lan.
- Thưa ông, vấn đề vướng mắc nhất trong quản lý thuê bao trả trước hiện nay là gì? Qua những câu chuyện trên, theo ông, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp gì để việc quản lý thuê bao trả trước được hiệu quả hơn? Ông Lê Nam Thắng: Qua các phóng sự hôm nay, các bạn đã xem, để giải quyết tập thể các vấn đề còn tồn tại của đề án quản lý thuê bao trả trước, chúng ta phải tiếp tục thực hiện đồng bộ giải pháp. Giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định, chính là công tác truyền thông nâng cao nhận thức, để những người sử dụng thuê bao di động, tiếp tục nhận thức, tự giác thực hiện các yêu cầu sử dụng. Khi ý thức được nâng cao thì độ chính xác của thông tin đăng ký tốt hơn nhiều. Giải pháp thứ hai liên quan đến kinh tế. Cái gốc của vấn đề là mua các sim khuyến mãi thay cho nạp tiền, dẫn tới lãng phí tài nguyên và thông tin khai không chính xác. Chúng tôi buộc có thông tư kia,và chúng tôi hi vọng, sẽ tạo điều kiện quản lý thuê bao di động tốt hơn. Giải pháp thứ 3 là nâng cao 3G, tiếp tục trang bị kỹ thuật, các đại lý trang bị máy tính để kết nối cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, để cập nhật thông tin chính xác nhất. Rà soát lại phần mềm, đăng ký kỹ thuật để loại được thông tin vô lý. Giải pháp hành chính là tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cả từ phía doanh nghiệp, đại lý, người sử dụng dịch vụ cố tình đăng ký thông tin sai lệch để trốn tránh việc đăng ký thuê bao.
- Đây là câu hỏi của độc giả Nguyễn Quốc Việt ở KonTum: “Hàng tuần, tôi vẫn nhận được nhiều spam tin nhắn, tin nhắn quảng cáo mà tôi nghi là xuất phát từ thuê bao trả trước? Vậy trách nhiệm của các nhà mạng ở đâu trong việc ngăn chặn những dạng tin nhắn này? Trước đây, tôi thấy tình hình giảm xuống nhưng gần đây tin nhắn spam ngày một nhiều. Bộ có chế tài gì để phạt các nhà mạng, nhà cung cấp nội dung hay không? Ông Lê Nam Thắng: Rất nhiều nước gặp vấn đề về tin nhắn rác. Việt Nam đã ban hành nghị định ngăn chặn tin rác. Nhưng phải có sự tham gia chặt chẽ các nhà mạng, doanh nghiệp cung cấp thuê bao di động, người sử dụng, mới ngăn chặn được. Ngoài Nghị định chống tin nhắn rác, chúng tôi đã có các văn bản để yêu cầu doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ. Các văn bản pháp luật về hình sự, dân sự quy định rất rõ về quấy rối. Với tin quấy rối, xuất phát từ một số thuê bao nào đó, người sử dụng cần hợp tác với nhà mạng để thông báo các số quấy rồi đó để ngăn chặn. Các doanh nghiệp có thể phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý những người sử dụng này. - Có thể hỏi thứ trưởng thêm câu hỏi về việc: ông có hay phải nhận spam sms hay không? Ông Lê Nam Thắng: Tin nhắn quấy rối thì tôi chưa nhận được, thỉnh thoảng nhận được tin nhắn quảng cáo. Cũng có tin nhắn thấy cần, nếu tần suất lên đến số lượng lớn ảnh hưởng sinh hoạt của mình thì cũng khó chịu.
- Thưa thứ trưởng, Nghị định 50/2009/NĐ-CP cũng đã quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính thấp nhất là 200.000 đồng, và cao nhất là 20 triệu đồng đối với những sai phạm trong công tác quản lý thuê bao di động trả trước đối với các doanh nghiệp. Theo ông, chế tài xử phạt này đã đủ mạnh hay chưa? Ông Lê Nam Thắng: Theo tôi, quy định 50/2009/NĐ-CP là tương đối rõ ràng và phù hợp với quy định của pháp luật về việc xử phạt hành chính những vi phạm trong công tác quản lý thuê bao di động trả trước đối với các doanh nghiệp. Nhưng theo tôi vấn đề ko phải là mức phạt thấp hay cao, trong thời gian qua chúng tôi chưa thực hiện mạnh việc xử phạt mà chủ yếu là qua việc thanh, kiểm tra để tiến hành nhắc nhở các đại lý, các đại lý cũng như nhắn nhủ với các cá nhân tiến hành đăng ký thông tin cá nhân đúng quy trình.
* Do thời lượng buổi đối thoại có hạn nên còn rất nhiều câu hỏi của độc giả chưa được giải đáp. Độc giả còn vấn đề quan tâm xin gửi câu hỏi theo mẫu dưới đây. Trân trọng cảm ơn độc giả và Thứ trưởng Lê Nam Thắng đã cùng tham gia buổi đối thoại này.
- VietNamNet