221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1274049
Nở rộ mua bán tài khoản lậu trên mạng
0
Article
null
Nở rộ mua bán tài khoản lậu trên mạng
,

- Các dịch vụ sử dụng tài khoản trả phí đang ngày càng trở nên phổ biến trên Internet. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại thì đây cũng là cánh cửa để giới tội phạm mạng... rửa tiền.

Tài khoản gì cũng có

Những năm 2007 trở về trước, các mạng lưu trữ trực tuyến như RapidShare hay Megaupload có tốc độ phát triển mạnh và đã trở thành những công cụ thời thượng cho phép người dùng dễ dàng sao lưu hay chia sẻ dữ liệu. Tuy nhiên, cũng chính từ chính sách nhằm tăng doanh thu của các dịch vụ này bằng cách bán các tài khoản đã tạo cơ hội cho giới tội phạm mạng rửa tiền.

Bằng cách đánh cắp tài khoản tín dụng để mua các tài khoản Rapidshare, Megaupload và bán cho người dùng với giá thấp hơn giá niêm yết nhiều lần, giới tội phạm mạng đã thu về nguồn lợi bất chính khổng lồ cũng như gây thiệt hại lớn cho các khổ chủ có tài khoản tín dụng bị đánh cắp.

Trong những năm gần đây, việc gia tăng bảo mật cũng như thiết lập cơ chế xác thực khắt khe hơn trong thanh toán đã giảm thiểu tình trạng mua bán các tài khoản chùa này. Mặc dù vậy, thời gian gần đây tệ nạn này đang bùng phát trở lại với mức độ phát tán rộng và ngày càng tinh vi hơn.

Tài khoản PSN và iTunes đang là đích nhắm mới của tội phạm mạng.

Đảo qua một vòng các site bán hàng trực tuyến, trong vai một khách hàng cần mua Key bản quyền cho phần mềm Kaspersky, PV VietNamNet nhận được khá nhiều lời mời chào với giá hấp dẫn hơn rất nhiều so với giá niêm yết tại website chính hãng. Với số tiền dao động từ 30.000 - 50.000 đồng là bất cứ ai đã có thể sở hữu một dãy số bản quyền hạn dùng 1 năm cho phần mềm chống virus này.

Gặp Minh, một sinh viên năm thứ 2, thấy cậu khá vui vẻ khi mới "tậu" được một chiếc máy điện tử cầm tay Sony PlayStation Go. Minh chia sẻ, giá máy rẻ, chơi game chuyên nghiệp mà hơn nữa có thể mua được game bản quyền với giá rẻ từ kênh bán tài khoản trên các diễn đàn hay chợ điện tử.

Tại đây, có thể thấy đang hé lộ một thị trường rộng lớn của những tài khoản nội dung "chùa" đang đắt khách trên mạng. Là hệ máy mới của Sony, các game không thể chia sẻ qua đĩa mà bắt buộc phải tải về từ hệ thống PlayStation Network với giá thành từ 6 USD cho tới 20 USD/game. So với khả năng tài chính của một sinh viên như Minh, mức giá này tương đối cao và việc tìm đến các dịch vụ bán tài khoản "chợ đen" được coi là sự lựa chọn hàng đầu.

Sự phát triển của các thế hệ thiết bị cầm tay như PSP hay iPhone, iPod Touch với những kho dữ liệu nổi tiếng như PlayStation Network, iTunes đã mở ra cánh cửa kiếm tiền mới cho giới lừa đảo trực tuyến.

Bằng các tài khoản tín dụng "chùa" đánh tháo được, những kẻ lừa đảo sẽ sử dụng để nạp hàng loạt vào các tài khoản dịch vụ với giá trị lên tới vài trăm USD. Sau khi đã tạo được những tài khoản như vậy, giá rao bán được tung ra một cách bèo bọt, thường theo công thức quy đổi 1 USD = 1000 VNĐ. Tức là, nếu muốn sở hữu một tài khoản iTunes 150 USD (khoảng 2,8 triệu đồng) thì người dùng chỉ phải bỏ ra 150 ngàn đồng là đã có thể "tậu" được từ giới gian thương online.

Ngoài ra, thời gian gần đây khi các nhà mạng đồng loạt bán iPhone tại Việt Nam với firmware mới không thể jailbreak (bẻ khóa) cùng với sự xuất hiện của iPad, số lượng giao dịch tài khoản iTunes ngày một tăng vì những dòng máy này không thể cài phần mềm không bản quyền, mà chỉ còn cách tải về mất phí qua kho ứng dụng của Apple.

Tội phạm nhởn nhơ

Có thể khẳng định hầu hết tài khoản trực tuyến cũng như các bản quyền phần mềm rao bán trên mạng đều có nguồn gốc bất hợp pháp. Trừ một số ít là của nhà phát hành gửi tặng hay khuyến mãi với số lượng giới hạn thì việc đại hạ giá dịch vụ thấp hơn tới vài chục lần là chuyện không thể xảy ra.

Thực tế cho thấy các hình thức bán tài khoản "chùa" này hầu hết đều mang yếu tố lừa đảo. Người mua ngoài việc tiếp tay cho tội phạm mạng rửa tiền cũng có khi trở thành nạn nhân của những phi vụ đánh tháo. Ngay khi nhà quản trị của các mạng như iTunes hay PlayStation Network phát hiện ra gian lận, những tài khoản này sẽ bị khóa ngay lập tức mà không cần thông báo. Tới lúc này, người dùng sẽ hoàn toàn mất trắng số tiền bỏ ra cũng như dễ rơi vào vòng pháp lý.

Tuy nhiên, chỉ cần gõ một vài từ khóa đơn giản là có thể nhận lại được hàng chục nghìn kết quả về việc mua bán tài khoản dịch vụ gia tăng "lậu". Hầu hết các chủ đề đăng bán các tài khoản đều ngang nhiên đến mức, chủ topic còn sẵn sàng... bảo hành cho các tài khoản bán ra trong trường hợp bị khoá do nhà quản lý phát hiện có sự gian lận trong thanh toán.

Vì lẽ đó, ngày càng nhiều chủ đề rao bán tài khoản và người dùng mặc nhiên mua lại mà không biết rằng mình đang tiếp tay cho hành vi phạm pháp. Với lượng giao dịch hàng trăm tài khoản mỗi ngày, giới tội phạm có thể thu về hàng chục triệu đồng một các trót lọt mà không sợ sa lưới pháp luật.

Một từ khóa, vạn kết quả (Ảnh chụp màn hình).
Một từ khóa, vạn kết quả (Ảnh chụp màn hình).

Trên một phương diện khác, hẳn chúng ta còn nhớ đã có quãng thời gian gần 6 năm hầu hết các dịch vụ thương mại điện tử quốc tế từ chối các IP xuất phát từ Việt Nam. Lý do nằm ở chỗ hệ thống lưu lại được các thông số mua bán trái phép hầu hết đều xuất phát từ nước ta và đây không còn là vấn đề vi phạm pháp luật mà đó còn là quốc thể.

Việt Nam luôn muốn gia nhập các tổ chức kinh tế cũng như tiếp thu các hình thức giao thương thời công nghệ cao, phát triển kinh tế, thương mại theo nhiều cách. Nhưng, với một thực trạng về chế tài xử phạt các vi phạm công nghệ thông tin còn chưa chặt, cũng như việc quản lý buông lỏng nếu không có hình thức chấn chỉnh sẽ dẫn tới khả năng một lần nữa chúng ta bị quay lưng.

  • Vương Long
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,