221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1271012
Chạy đua "lột trần" iPad
0
Article
null
Chạy đua 'lột trần' iPad
,

Thứ bảy tới đây, chiếc máy tính bảng đình đám của Apple mới chính thức ra lò. Tuy nhiên cuộc đua bẻ khoá và phanh phui các bí mật của thiết bị này đã mở màn từ cách đây vài tuần tại San Luis Obispo, một thành phố đại học cách thung lũng Silicon, nơi đặt đại bản doanh của Apple khoảng 200 dặm về phía nam.

> Những người nào sẽ mua iPad?

> Tự làm "iPad" từ Netbook

> Giá iPad xách tay tại Việt Nam sẽ khoảng 19 triệu

Sẵn sàng cho giờ G

Mô tả ảnh.
Nguồn: Reuters
 
Vào ngày 12/3, Kyle Wiens và Luke Soules tỉnh giấc trước cả bình minh. Kế hoạch của họ đòi hỏi họ phải là một trong những người đầu tiên được chạm tay vào iPad. Vì thế vào lúc 5 giờ 30 sáng, giây phút mà Apple bắt đầu nhận đặt hàng iPad trên website, Wiens và Soules, hai đồng sáng lập của một hãng sửa chữa công nghệ có tên iFixit này đã ghi tên mình vào danh sách đăng ký. Địa chỉ nhận hàng là vài địa điểm khác nhau trên đất Mỹ, nơi nghiên cứu của họ "đoán" rằng sẽ nhận được iPad sớm nhất.

Trang bị đèn khò cùng nhiều loại công cụ chuyên dụng khác, bộ đôi đã sẵn sàng cho ngày thứ Bảy để hé lộ một số bí mật được che giấu kỹ càng nhất của iPad: thiết kế và các linh kiện chủ lực của nó. Nếu mọi thứ đều diễn ra đúng như kế hoạch, vào thời điểm dòng người xếp hàng bên ngoài các cửa hàng của Apple bắt đầu thưa dần, iFixit sẽ cung cấp công trình "mổ xẻ, lột trần", "phanh phui từng lớp" của iPad với cả thế giới, tất nhiên là có hình ảnh minh hoạ đi kèm.

Những thông tin này vốn được coi là "bí kíp tuyệt mật" của Apple, và iFixit vốn nổi danh trong giới công nghệ vì khám phá ra chúng rất nhanh. Để đạt được điều đó, điều quan trọng nhất mà Wiens và Soules cần làm là đảm bảo họ phải trong nhóm sở hữu iPad đầu tiên. Chỉ có điều, với mỗi lần xuất xưởng sản phẩm mới, Apple lại lồng vào một loạt thử thách khác nhau.

Những kẻ tọc mạch được yêu mến

Những nhà cung cấp linh kiện thân thiết của Apple luôn bị Quả táo nghiêm cấm hé răng về khách hàng nổi tiếng khắt khe của họ. Tuy nhiên, nếu có cơ hội, họ sẽ phải thừa nhận là mình yêu các công trình mổ xẻ của những hãng như iFixit biết chừng nào.

Thế giới sẽ biết "À, ra là họ chế tạo sản phẩm đủ chất lượng để góp mặt bên trong một sản phẩm Apple". Đơn cử như cuối năm 2006, chỉ một tin đồn rằng linh kiện do Skyworks Solutions sản xuất sẽ xuất hiện trong iPhone đời đầu đã đẩy giá cổ phiếu hãng này lên vài chục phần trăm.

Không có gì bất ngờ khi Apple chẳng ưa gì những kẻ tọc mạch vào thiết bị của họ. Ngay đến pin của iPod và iPhone hãng còn chẳng cho phép người dùng tự thay. Trong lịch sử, Apple đã vài lần thẳng tay sa thải những quan chức để lộ thông tin về sản phẩm, cũng như kiện các blogger đăng tải vấn đề này.

Nhưng với những vụ mổ xẻ sản phẩm thì Apple hoàn toàn chẳng làm được gì để can thiệp. "Điều chúng tôi làm là hoàn toàn hợp pháp, dù nếu được, chắc chắn họ sẽ ngăn cản chúng tôi bằng mọi giá", Wiens, 26 tuổi, nhún vai, vẻ mặt không giấu được sự hãnh diện.

Động cơ của Apple

Mô tả ảnh.
Nguồn: CNET

Điều duy nhất Apple có thể và đã làm là khiến cho sản phẩm của họ khó bị bẻ khoá hơn. Theo một số hãng chuyên mổ xẻ, Apple đã buộc các nhà cung cấp phải dập logo Apple đè lên vi xử lý của mình, khiến cho việc suy luận ra tên nhà sản xuất rất khó.

Một trong những lý do khiến Apple ác cảm với "bẻ khoá" là vì hãng muốn che giấu giá thành sản xuất của sản phẩm. Hơn nữa, Apple luôn muốn người dùng tin rằng chính họ đã chế tạo ra toàn bộ chiếc máy chứ không phải nhờ đến linh kiện của Foxconn, Samsung hay Toshiba.

Sự khép kín mà Apple muốn bủa vây xung quanh sản phẩm của họ càng khiến cho công việc bẻ khoá của Wiens trở nên "khêu gợi hơn". iFixit hiện cũng bán cả một số linh kiện của Apple và tư vấn sửa chữa qua mạng miễn phí cho khách hàng.

Wiens và Soules khởi nghiệp từ năm 2003, khi họ còn ở tuổi teen. Giờ đây, iFixit đã là một doanh nghiệp kiếm được hơn 2 triệu USD doanh thu mỗi năm, với hơn 25 nhân viên đang làm việc.

Trong quá khứ, rất hiếm khi bộ đôi này bỏ lỡ cơ hội sở hữu sản phẩm Apple đầu tiên. Năm 2008, khi Apple tung ra iPhone thế hệ thứ hai trên quy mô toàn cầu, Soules đã vượt gần 6000 dặm để tới múi giờ đầu tiên mà anh ta có thể tìm thấy "con dế". Soules đã bay tới Auckland, New Zealand và thẳng tiến tới một đại lý của Vodafone. Tại đây, anh ta đã xếp hàng trong hơn một ngày trời và theo nhẩm tính của "khổ chủ", Soules chính là người thứ tư trên thế giới sở hữu iPhone.

Trục trặc kỹ thuật

Chỉ có duy nhất một vấn đề: Soules không có bất cứ một người bạn nào tại Auckland. iFixit buộc phải rà soát toàn bộ danh sách khách hàng của họ và tìm ra một người đủ sự hào phóng, đồng ý cho anh mượn tiệm in của mình để tiến hành mổ xẻ iPhone. Không lâu sau nửa đêm, công cuộc bắt đầu và kéo dài đến tận sáng hôm sau. Soules truyền hình ảnh gần như trực tiếp qua mạng Internet cho lực lượng fan Apple đang chờ đợi cách đó nửa vòng trái đất.

Năm ngoái, mọi chuyện còn khó khăn hơn nhiều. Wiens phải bay tới Anh trước khi iPhone thế hệ thứ ba ra mắt. Nhưng kế hoạch của cậu đã phá sản khi một mạng di động tại Pháp bắt đầu bán thiết bị từ nửa đêm. Wiens đã không có cơ hội trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu sản phẩm và đó là một thất bại mà tới giờ, cậu vẫn còn rất "đau".

iPad là sản phẩm ra mắt đình đám nhất kể từ sau iPhone cách đây ba năm. Với mức giá khởi điểm 499 USD, iPad đại diện cho một loại hình thiết bị mới, một công cụ đa mục đích, luôn nối mạng cho những ai có nhu cầu giải trí cao. Các cửa hàng của Apple được dự đoán là sẽ chật cứng trong ngày thứ Bảy, nhưng phố Wall vẫn đang chia rẽ về tác động lâu dài của iPad đối với cổ phiếu của hãng. Một số nhà phân tích dự đoán Apple sẽ bán được tới 4-5 triệu máy trong năm 2010.

"Bí mật luôn thu hút sự chú ý, mà Apple lại là bậc thầy về gây sự chú ý", Soules kết luận.

Trọng Cầm (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,