Bẻ khóa điện thoại nội: 'Đơn giản như...đan rổ'
Cập nhật lúc 15:28, Thứ Sáu, 30/10/2009 (GMT+7)
Không chỉ iPhone, Blackberry...xách tay từ nước ngoài về mới cần bẻ khóa, những chiếc điện thoại của riêng các nhà mạng Việt Nam cũng bị bẻ khóa như thường. Việc này về bản chất cũng giống như thuê bao rời mạng, khiến các mạng đau đầu.
Cũng như các nước trên thế giới, việc tặng kèm máy khi hòa mạng đang trở thành xu hướng chung của thị trường di động Việt Nam.
Các nhà mạng như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Vietnamobile, hay trước đó là S-Fone đều hợp tác với các hãng sản xuất điện thoại để tung ra các gói cước SIM kèm máy.
Những chiếc điện thoại kèm theo các gói cước này đều có giá rẻ, hoặc gần như miễn phí, và bị khóa để chỉ sử dụng được một mạng duy nhất.
Tuy nhiên, sau khi xài hết tài khoản khuyến mại, không ít khách hàng quay sang muốn sử dụng SIM khuyến mại của các mạng khác. Thế là tình trạng bẻ khóa bộ hòa mạng đã và đang diễn ra khiến nhà mạng đau đầu tìm cách đối phó.
Mẫu điện thoại Samsung của nhà mạng Viettel này phải cũng bị bẻ khóa. (Ảnh: P.U) |
Đơn giản, rẻ tiền
Khi hỏi muốn unlock điện thoại nội tại một số cửa hàng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), đa số các chủ cửa hàng đều yêu cầu để máy lại. Trong khi đó, các cửa hàng ở phố Tây Sơn, phố Vọng (Hà Nội) thì cho biết: giá bẻ khoá là 100.000 đồng và lấy ngay sau một tiếng.
Khi hỏi muốn unlock điện thoại nội tại một số cửa hàng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội), đa số các chủ cửa hàng đều yêu cầu để máy lại. Trong khi đó, các cửa hàng ở phố Tây Sơn, phố Vọng (Hà Nội) thì cho biết: giá bẻ khoá là 100.000 đồng và lấy ngay sau một tiếng.
Theo những người trong nghề, việc bẻ khoá diễn ra khá đơn giản với những thiết bị sẵn có. Chỉ cần đầu tư khoảng trên dưới 10 triệu là có nguyên bộ thiết bị unlock máy. Với những thiết bị này, máy cần unlock chỉ cần chạy phần mềm trong vòng 15 phút là đã trở lại trạng thái “nguyên thủy”, tức có thể sử dụng bất kỳ mạng nào (trừ mạng CDMA) tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ một số cửa hàng lớn hoặc các cửa hàng chuyên sửa chữa, unlock ĐTDĐ mới “sắm” nguyên bộ. Còn hầu hết các cửa hàng nhỏ vẫn thường làm theo cách cũ là nhận máy của khách, chuyển cho các trung tâm này và ăn phần chênh lệch.
Anh B., chủ một cửa hàng chuyên unlock máy tại TP.HCM cho biết: “Một tuần, chúng tôi có thể nhận khoảng 20 - 30 máy thuộc các bộ hòa mạng. Phần lớn là do các cửa hàng nhỏ mang đến, một số ít là do khách lẻ. Trước đây, lượng máy bẻ khóa khá nhiều, chủ yếu là các dòng của VinaPhone, MobiFone, Viettel như Nokia 1200, Samsung E1110, Huawei T156, T202,… Tuỳ theo số lượng mà mức phí có thể dao động từ 10.000đ - 50.000đ”.
Anh B., chủ một cửa hàng chuyên unlock máy tại TP.HCM cho biết: “Một tuần, chúng tôi có thể nhận khoảng 20 - 30 máy thuộc các bộ hòa mạng. Phần lớn là do các cửa hàng nhỏ mang đến, một số ít là do khách lẻ. Trước đây, lượng máy bẻ khóa khá nhiều, chủ yếu là các dòng của VinaPhone, MobiFone, Viettel như Nokia 1200, Samsung E1110, Huawei T156, T202,… Tuỳ theo số lượng mà mức phí có thể dao động từ 10.000đ - 50.000đ”.
Một chiếc máy trong bộ hòa mạng ALO của VinaPhone bị bẻ khóa. (Ảnh: P.U) |
Tặng "cục" tiền để chống bẻ khoá
Một trong những nhà mạng có vẻ mạnh tay trong việc này là Viettel. Cách đây khoảng 2 tuần, Viettel đã có công văn yêu cầu các cửa hàng trong hệ thống không được bẻ khóa máy cho khách và đề ra mức phạt cho những đơn vị vi phạm. Ngoài ra, nhà mạng này khi đặt hàng sản xuất máy với Samsung, cũng yêu cầu tăng cường kỹ thuật bảo mật mới, muốn bẻ khóa phải có account của hãng mới can thiệp được...
Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu thì thật khó, bởi hacker cũng sẽ có đủ "ngón nghề, giải pháp" để đối phó. Trên một vài diễn đàn, xuất hiện các ý kiến bỡn cợt đại loại như: "Có vấn đề gì đâu. Việt Nam vẫn bẻ khóa iPhone hoặc một số dòng điện thoại của Vodafone hay T-mobile,… thì việc bẻ khóa những điện thoại ‘nội địa’ có gì đặc biệt?”
Có lẽ nhận thấy tâm lý chung của người tiêu dùng và cũng muốn “kìm hãm” tốc độ rời mạng của người dùng, bên cạnh những biện pháp “cứng rắn” trên, các mạng cũng đang thực hiện một số phương pháp “mềm dẻo” hơn, ví dụ như: tặng ngay một “cục” tiền vào tài khoản khi mua máy mà chia nhỏ khoản tiền khuyến mại ra đều cho 6 - 12 tháng. Và đa số các ý kiến người dùng cho rằng: "cách tốt nhất là các nhà mạng phải thường xuyên chăm sóc khách hàng của mình hơn là dùng các biện pháp kỹ thuật cứng nhắc".
Có lẽ nhận thấy tâm lý chung của người tiêu dùng và cũng muốn “kìm hãm” tốc độ rời mạng của người dùng, bên cạnh những biện pháp “cứng rắn” trên, các mạng cũng đang thực hiện một số phương pháp “mềm dẻo” hơn, ví dụ như: tặng ngay một “cục” tiền vào tài khoản khi mua máy mà chia nhỏ khoản tiền khuyến mại ra đều cho 6 - 12 tháng. Và đa số các ý kiến người dùng cho rằng: "cách tốt nhất là các nhà mạng phải thường xuyên chăm sóc khách hàng của mình hơn là dùng các biện pháp kỹ thuật cứng nhắc".
P.Uyên - N.Tiến (eCHIP M!)
,