221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1160186
Vụ vệ tinh Mỹ-Nga "đâm" nhau đe dọa ISS, Hubble
1
Article
null
Vụ vệ tinh Mỹ-Nga 'đâm' nhau đe dọa ISS, Hubble
,

Lần đầu tiên trong lịch sử, hai vệ tinh viễn thông lớn của Nga và Mỹ đã đâm phải nhau, gây ra hai đám mây bụi khổng lồ và ít nhiều đe doạ đến trạm không gian quốc tế ISS.

>> Vệ tinh Mỹ, Nga đụng nhau trong vũ trụ

(Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ.)
Vụ va chạm hy hữu này xảy ra ở độ cao khoảng 500 dặm trên bầu trời sa mạc Siberia vào ngày 10/2 (theo giờ Mỹ), song NASA cho biết sẽ phải mất vài tuần mới đánh giá được hết hậu quả và tính chất nghiêm trọng của nó.

"Chúng tôi biết những tai nạn kiểu này chẳng sớm thì muộn cũng xảy đến", ông Mark Matney, một nhà khoa học tại Trung tâm Không gian Johnson, Houston bình luận.

Mặc dù vậy, NASA tin rằng nguy cơ mà trạm ISS cùng 3 phi hành gia trong trạm phải đối mặt sau vụ va chạm khá thấp. ISS hiện đang hoạt động ở độ cao thấp hơn "hiện trường" vụ va chạm khoảng 270 dặm.

Ngoài ra, sự cố này cũng khó đe doạ đợt phóng tàu không gian vào ngày 22/2 tới đây. Tuy nhiên, NASA cho biết họ sẽ tính toán và phân tích kỹ lại trong những ngày tới để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

Trở lại với vụ va chạm "lần đầu tiên" trong lịch sử chinh phục không gian của con người, hai "nhân vật chính" là một vệ tinh thương mại Iridium (được phóng lên từ năm 1997) với một vệ tinh đã không còn hoạt động của Nga.

Vệ tinh Iridium nặng 1235 pound (1 pound = 450 gram), trong khi vệ tinh của Nga xấp xỉ 1 tấn. Hiện không ai dám chắc vụ va chạm sẽ tạo ra bao nhiêu mảnh vỡ, hoặc cường độ của vụ va chạm lớn đến cỡ nào.

"Hiện người ta mới đếm được hàng chục mảnh vỡ mà thôi. Nhưng tôi dám cá là đến khi khoá sổ, con số sẽ không thấp hơn vài trăm mảnh", ông Matney cho biết. Còn với những mảnh vỡ có kích cỡ đo bằng micromet, số lượng "khéo phải đến hàng nghìn", Matney nói thêm.

Vấn nạn rác không gian

Theo NASA, trước đây đã có 4 trường hợp mà các vật thể không gian vô tình đụng nhau. Nhưng chúng chỉ là những vụ va chạm khá nhỏ, với "nhân vật chính" là các bộ phận của tên lửa cũ hoặc vệ tinh nhỏ mà thôi.

Chuyên gia Nicholas Johnson của Trung tâm Không gian Houston thì tin rằng, vụ va chạm hôm thứ 3 sẽ ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn đến Kính Viễn vọng Hubble và các vệ tinh quan sát trái đất, vốn hoạt động ở quỹ đạo cao hơn và nằm gần hiện trường hơn so với trạm ISS.

"Tại thời điểm đầu năm nay, có khoảng 17.000 "vật thể lang thang" do con người tạo ra đang xoay quanh trái đất. Tất cả chúng đều có kích thước tối thiểu là 4 inch và được giám sát chặt chẽ bởi Mạng Giám sát Không gian Mỹ.

Chính cơ quan này đã phát hiện ra hai đám mây "bụi" do vụ va chạm tạo ra ngày hôm qua.

"Rác không gian đã gia tăng mạnh về số lượng trong những năm gần đây, một phần là vì sự vỡ tách có chủ đích của các vệ tinh già nua, cũ kỹ. Tình trạng này đang trở nên tồi tệ tới mức chúng chính là mối đe doạ lớn nhất đối với các chuyến phóng tàu vũ trụ, hơn cả việc trục trặc trong quá trình phóng buộc tàu phải quay trở về trái đất", ông Johnson lý giải.

Chính vì lý do đó, NASA thường xuyên phải liên lạc với Mạng Giám sát Không gian để duy trì khoảng cách an toàn cho trạm ISS trước mọi vật thể "tiệm cận".

"Các vụ va chạm sẽ trở thành vấn nạn ngày càng đau đầu trong thập kỷ tới", ông Matney dự đoán.

Tập đoàn Iridium Holdings LLC hiện sở hữu khoảng 65 vệ tinh đang hoạt động trong không gian. Chúng sẽ tiếp nhận và trung chuyển tín hiệu cuộc gọi từ "điện thoại cầm tay" - vốn có kích thước to gấp 2 lần so với điện thoại di động thông thường.

Loại thiết bị này hiện có hơn 300.000 thuê bao và khách hàng lớn nhất của họ chính là Bộ Quốc phòng Mỹ.

Bình thường, các vệ tinh của Iridium chỉ hoạt động ở quỹ đạo rất thấp và di chuyển cũng rất nhanh. Do đó, hiếm khi chúng đụng độ với các vệ tinh viễn thông khác.

Trọng Cầm (Theo AP, PCWorld)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,