Cẩn thận với BlackBerry 'nhái'
Cập nhật lúc 14:48, Thứ Ba, 14/10/2008 (GMT+7)
Những sản phẩm BlackBerry mà các cửa hàng bán trên thị trường Việt Nam có xuất xứ từ đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
Khách hàng của BlackBerry chủ yếu là các doanh nhân, nên các tính năng của sản phẩm này được thiết kế để làm sao phục vụ tốt nhất cho các khách hàng ruột và công việc kinh doanh của họ.
Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện thoại BlackBerry ngày càng lớn, nhưng việc tìm sản phẩm chính hãng dường như lại là một điều gian truân! Bởi nếu không có kiến thức nhận biết hàng chính hãng, việc mua nhầm phải hàng nhái là chuyện không khó xảy ra.
Giả, thật lẫn lộn…
Từ tháng 10 năm nay, điện thoại BlackBerry sẽ được phân phối và bán rộng rãi ở Việt Nam thông qua nhà phân phối Viettel. Đây là một tin mừng cho tất cả nhũng ai yêu mến dòng điện thoại này, giờ đây họ không phải trằn trọc và lang thang trên mạng hàng giờ để kiếm cho mình được một sản phẩm chính hãng.
Nhưng hiện đấy vẫn là chuyện của tương lai, bởi Viettel vẫn chưa cho thấy động thái gì đáng chú ý kể từ khi ký kết với RIM. Những người muốn sử dụng sản phẩm BlackBerry vẫn phải tìm tới những cửa hàng điện thoại lớn hoặc những trang web mua bán trực tuyến để mua cho mình một sản phẩm phù hợp với túi tiền.
Vậy những sản phẩm BlackBerry mà các cửa hàng bán trên thị trường có xuất xứ từ đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những sản phẩm BlackBerry hiện đang bán trên thị trường được du nhập vào Việt Nam qua hai đường chính: một là xách tay, và hai là nhập linh kiện rời từ Trung Quốc về rồi tự lắp ráp.
Hàng chính hãng được xách tay về Việt Nam thường có chất lượng đảm bảo và có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng. Giá thành cho những sản phẩm chính hãng thường có giá thành cao hơn 1/3 so với những máy không có xuất xứ được bán rộng rãi trên thị trường.
Còn những sản phẩm được “đánh” về từ Trung Quốc được chia làm 2-3 loại, tùy theo chất lượng của máy, nhưng ngoại hình thường được làm giả rất “thật”.
Không những vậy, các “chuyên gia trang điếm” còn in thêm tem, số IME, trang bị phụ kiện nhìn bắt mắt để “giúp” người tiêu dùng yên tâm rằng mình đã mua được hàng mới, với giá thành khá “mềm” nếu như đem so với giá bán ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ...
Những sản phẩm “nhái” được các cửa hàng bán điện thoại “đánh” về thường không đảm bảo chất lượng, hay lỗi phần mềm, dùng không ổn định và pin không đảm bảo. Để khách mua thêm “vững tin”, các cửa hàng còn khôn khéo đánh vào tâm lý người dùng bằng chế độ bảo hành như: từ 1 đến 3 tháng với các dòng đời thấp như BlackBerry 6710, 6230, 6280… và từ 3 đến 6 tháng với các dòng đời cao: BlackBerry 8700, 8310, 8320…
Chính những điều này đã làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang trước những sản phẩm BlackBerry đang bán tràn lan trên thị trường, họ không biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Mua hàng trên mạng, dễ thiệt
Hiện nay, việc tìm cho mình một chiếc BlackBerry “ưng ý” trên các trang web rao vặt hoặc bán hàng trên mạng không khó. Khi chọn xong sản phẩm rồi thì việc giao dịch cũng rất đơn giản, chỉ cần một địa điểm gặp gỡ, dăm cuộc điện thoại là “xong”.
Các cửa hàng có mở thêm dịch vụ bán hàng online thì cũng rất biết “chiều” khách. Chỉ cần bỏ thêm chút tiền, hàng được đem đến tận nơi, chả phải đi đâu cho “bụi bặm”. Còn chế độ bảo hành? Rất đơn giản, chỉ cần thỏa thuận bằng miệng với những ai bán hàng online, còn với những cửa hàng thì người dùng nhận được một tờ giấy bảo hành có ghi đầy đủ thông số của máy.
Nhưng một điều mà người tiêu dùng không lường trước được khi mua bán trên mạng, đó là chế độ bảo hành máy. Nếu gặp được những cửa hàng lớn có uy tín thì việc bảo hành chỉ vài ngày là xong nhưng không may mua phải máy của người bán không có cửa hàng và là khách vãng lai thì việc bảo hành như “tra tấn” nhau.
Dạo qua một số diễn đàn có đăng thông tin rao vặt đồ công nghệ cao trên mạng, có thể thấy được vô vàn những phản ánh về chế độ bảo hành của các cửa hàng ra sao. Chẳng hạn, có cửa hàng vẫn bảo hành cho khách nhưng “ngâm” máy hàng tuần liền mặc cho chủ máy suốt ruột gọi điện. Hoặc khi bảo hành xong thì một vài tuần lại bị lại bệnh cũ, nhiều khách hàng chán chả buồn đem đến bảo hành đành chịu bỏ tiền ra để sửa một lần cho xong.
Điều lạ lùng là nhiều người tuy biết rõ đâu là BlackBerry “nhái”, nhưng vì sức hút về giá thành của nó mà vẫn bỏ tiền ra mua, và để rồi sau đó tự “mua dây buộc mình”.
Vài mẹo nhỏ
Với một chút thủ thuật nhỏ dưới đây, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm chút kinh nghiệm để không mua nhầm phải BlackBerry “nhái”:
- Hàng thật khi được mua ở các nước thường có hóa đơn mua bán để chứng thực, khi về đến Việt Nam thì sẽ có giấy tờ hải quan. Yếu tố này là đảm bảo nhất.
- Hàng thật cầm chắc chắc, đầm tay, không bị ọp ẹp, mầu sắc vỏ mịn và các khe vỏ đều không bị giơ, vênh...
- Biểu tượng logo của hãng và tem dán IME nhìn rõ nét không bị lem nhem, các khía vạch nắp pin nhẵn, thẳng, không bị nham nhở.
- Hàng thật mới mua về sẽ chưa mở khóa (unlock), hay còn gọi là chưa nhập mã số (code), những code này có độ dài mã số tùy từng hãng. Ví dụ: T-Mobile Mỹ và AT&T là 16 số; Vodafone của Anh là 8 số…, với số lần cho phép nhập mã số mở khóa là 10 lần.
- Bên trong máy, bạn hãy vào tính năng Options, chọn Cerficates nếu là hàng “nhái” thì chỉ load được trên 50% là máy sẽ bị treo.
- Bấm tổ hợp phím: ALT + CAP +H, máy sẽ hiện ra một loạt thông số, trong đó mã PIN là quan trọng nhất vì nó quyết định máy có nguyên bản hay không, nếu máy hiện lên một loạt chữ F thì đó là máy đã bị làm lại.
(Theo VnEconomy )
Không dễ phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. |
Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện thoại BlackBerry ngày càng lớn, nhưng việc tìm sản phẩm chính hãng dường như lại là một điều gian truân! Bởi nếu không có kiến thức nhận biết hàng chính hãng, việc mua nhầm phải hàng nhái là chuyện không khó xảy ra.
Giả, thật lẫn lộn…
Từ tháng 10 năm nay, điện thoại BlackBerry sẽ được phân phối và bán rộng rãi ở Việt Nam thông qua nhà phân phối Viettel. Đây là một tin mừng cho tất cả nhũng ai yêu mến dòng điện thoại này, giờ đây họ không phải trằn trọc và lang thang trên mạng hàng giờ để kiếm cho mình được một sản phẩm chính hãng.
Nhưng hiện đấy vẫn là chuyện của tương lai, bởi Viettel vẫn chưa cho thấy động thái gì đáng chú ý kể từ khi ký kết với RIM. Những người muốn sử dụng sản phẩm BlackBerry vẫn phải tìm tới những cửa hàng điện thoại lớn hoặc những trang web mua bán trực tuyến để mua cho mình một sản phẩm phù hợp với túi tiền.
Vậy những sản phẩm BlackBerry mà các cửa hàng bán trên thị trường có xuất xứ từ đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những sản phẩm BlackBerry hiện đang bán trên thị trường được du nhập vào Việt Nam qua hai đường chính: một là xách tay, và hai là nhập linh kiện rời từ Trung Quốc về rồi tự lắp ráp.
Hàng chính hãng được xách tay về Việt Nam thường có chất lượng đảm bảo và có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng. Giá thành cho những sản phẩm chính hãng thường có giá thành cao hơn 1/3 so với những máy không có xuất xứ được bán rộng rãi trên thị trường.
Còn những sản phẩm được “đánh” về từ Trung Quốc được chia làm 2-3 loại, tùy theo chất lượng của máy, nhưng ngoại hình thường được làm giả rất “thật”.
Không những vậy, các “chuyên gia trang điếm” còn in thêm tem, số IME, trang bị phụ kiện nhìn bắt mắt để “giúp” người tiêu dùng yên tâm rằng mình đã mua được hàng mới, với giá thành khá “mềm” nếu như đem so với giá bán ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ...
Những sản phẩm “nhái” được các cửa hàng bán điện thoại “đánh” về thường không đảm bảo chất lượng, hay lỗi phần mềm, dùng không ổn định và pin không đảm bảo. Để khách mua thêm “vững tin”, các cửa hàng còn khôn khéo đánh vào tâm lý người dùng bằng chế độ bảo hành như: từ 1 đến 3 tháng với các dòng đời thấp như BlackBerry 6710, 6230, 6280… và từ 3 đến 6 tháng với các dòng đời cao: BlackBerry 8700, 8310, 8320…
Chính những điều này đã làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang trước những sản phẩm BlackBerry đang bán tràn lan trên thị trường, họ không biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Mua hàng trên mạng, dễ thiệt
Hiện nay, việc tìm cho mình một chiếc BlackBerry “ưng ý” trên các trang web rao vặt hoặc bán hàng trên mạng không khó. Khi chọn xong sản phẩm rồi thì việc giao dịch cũng rất đơn giản, chỉ cần một địa điểm gặp gỡ, dăm cuộc điện thoại là “xong”.
Các cửa hàng có mở thêm dịch vụ bán hàng online thì cũng rất biết “chiều” khách. Chỉ cần bỏ thêm chút tiền, hàng được đem đến tận nơi, chả phải đi đâu cho “bụi bặm”. Còn chế độ bảo hành? Rất đơn giản, chỉ cần thỏa thuận bằng miệng với những ai bán hàng online, còn với những cửa hàng thì người dùng nhận được một tờ giấy bảo hành có ghi đầy đủ thông số của máy.
Nhưng một điều mà người tiêu dùng không lường trước được khi mua bán trên mạng, đó là chế độ bảo hành máy. Nếu gặp được những cửa hàng lớn có uy tín thì việc bảo hành chỉ vài ngày là xong nhưng không may mua phải máy của người bán không có cửa hàng và là khách vãng lai thì việc bảo hành như “tra tấn” nhau.
Dạo qua một số diễn đàn có đăng thông tin rao vặt đồ công nghệ cao trên mạng, có thể thấy được vô vàn những phản ánh về chế độ bảo hành của các cửa hàng ra sao. Chẳng hạn, có cửa hàng vẫn bảo hành cho khách nhưng “ngâm” máy hàng tuần liền mặc cho chủ máy suốt ruột gọi điện. Hoặc khi bảo hành xong thì một vài tuần lại bị lại bệnh cũ, nhiều khách hàng chán chả buồn đem đến bảo hành đành chịu bỏ tiền ra để sửa một lần cho xong.
Điều lạ lùng là nhiều người tuy biết rõ đâu là BlackBerry “nhái”, nhưng vì sức hút về giá thành của nó mà vẫn bỏ tiền ra mua, và để rồi sau đó tự “mua dây buộc mình”.
Vài mẹo nhỏ
Với một chút thủ thuật nhỏ dưới đây, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm chút kinh nghiệm để không mua nhầm phải BlackBerry “nhái”:
- Hàng thật khi được mua ở các nước thường có hóa đơn mua bán để chứng thực, khi về đến Việt Nam thì sẽ có giấy tờ hải quan. Yếu tố này là đảm bảo nhất.
- Hàng thật cầm chắc chắc, đầm tay, không bị ọp ẹp, mầu sắc vỏ mịn và các khe vỏ đều không bị giơ, vênh...
- Biểu tượng logo của hãng và tem dán IME nhìn rõ nét không bị lem nhem, các khía vạch nắp pin nhẵn, thẳng, không bị nham nhở.
- Hàng thật mới mua về sẽ chưa mở khóa (unlock), hay còn gọi là chưa nhập mã số (code), những code này có độ dài mã số tùy từng hãng. Ví dụ: T-Mobile Mỹ và AT&T là 16 số; Vodafone của Anh là 8 số…, với số lần cho phép nhập mã số mở khóa là 10 lần.
- Bên trong máy, bạn hãy vào tính năng Options, chọn Cerficates nếu là hàng “nhái” thì chỉ load được trên 50% là máy sẽ bị treo.
- Bấm tổ hợp phím: ALT + CAP +H, máy sẽ hiện ra một loạt thông số, trong đó mã PIN là quan trọng nhất vì nó quyết định máy có nguyên bản hay không, nếu máy hiện lên một loạt chữ F thì đó là máy đã bị làm lại.
(Theo VnEconomy )
,