221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1109898
Phát triển nguồn nhân lực TT&TT bậc cao để hội nhập
1
Article
null
Phát triển nguồn nhân lực TT&TT bậc cao để hội nhập
,

 - Phát triển nguồn nhân lực Thông tin và Truyền thông sẽ liên quan đến những vấn đề cơ bản như xác định mục tiêu phát triển Ngành, dự báo nhu cầu nhân lực, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ, quản lý sử dụng… trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng là hết sức quan trọng. Thứ trưởng Bộ TT-TT Trần Đức Lai đã trực tiếp trả lời mọi câu hỏi của người dân về vấn đề này, trong buổi sáng ngày 26/9/2008.

Thứ trưởng Trần Đức Lai trả lời các câu hỏi trực tuyến từ người dân cả nước gửi về. Ảnh: Hưng Hải.
Trong thời gian qua,  Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức nhiều buổi trả lời trực tuyến. Thông qua hoạt động này Bộ đã phần nào cung cấp những thông tin cần thiết đến với xã hội về những chủ trương, chính sách, về những định hướng của Bộ đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đồng thời Bộ cũng nhận được sự chia sẻ và quan tâm sâu sắc của người dân đối với những vấn đề mà công tác quản lý nhà nước của Bộ cần phải quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Để tiếp tục trao đổi và cung cấp thông tin về chủ trương phát triển ngành thông tin và truyền thông, trong đó có công tác phát triển nguồn nhân lực thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực Thông tin và Truyền thông”. Đây là một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Phát triển nguồn nhân lực sẽ liên quan đến những vấn đề cơ bản như xác định mục tiêu phát triển Ngành, dự báo nhu cầu nhân lực, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ, quản lý sử dụng… trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng là hết sức quan trọng. Công tác này  chịu tác động của các cơ chế, chính sách từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như định hướng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, cơ chế khuyến khích, huy động các nguồn lực và chịu tác động trực tiếp từ hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Thông qua buổi giao lưu này, Bộ mong muốn cung cấp, chuyển tải một số nội dung về các cơ chế, chính sách, qui hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực TT&TT, qua đó cũng giải đáp một số nội dung xung quanh công tác đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý của Bộ mà xã hội quan tâm. Đồng thời Bộ cũng muốn tiếp nhận các thông tin, ý kiến từ phía người dân và xã hội liên quan đến phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực TT&TT. Nội dung buổi giao lưu sẽ tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực thuộc 5 lĩnh vực quản lý của Bộ là Bưu chính, Viễn thông, CNTT, Báo chí và Xuất bản.

Buổi trả lời trực tuyến do Thứ trưởng Trần Đức Lai chủ trì, được thực hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ đồng thời cũng được truyền trực tiếp trên các phương tiện truyền thông của Bộ như: báo VietnamNet, Báo VTC news, Báo Bưu điện Việt Nam... Buổi trả lời trực tuyến bắt đầu từ 8h30 sáng nay và dự kiến kéo dài đến 12h00. Quý độc giả quan tâm, có các ý kiến góp ý hoặc đặt câu hỏi với Thứ trưởng tại địa chỉ http://giaoluu.mic.gov.vn/.

Sau đây là nội dung buổi trả lời trực tuyến:

 

Thứ trưởng Trần Đức Lai (phải)  trực tiếp đọc các câu hỏi và gõ các câu trả lời trực tuyến tới độc giả. Ảnh: Hưng Hải.

 

Độc giả: Lâm Đình Phi - Phan Thiết, Bình Thuận

Thưa Thứ trưởng, với tình hình hiện nay thì công tác quản lý về lĩnh vực Truyền dẫn phát sóng - phát thanh truyền hình như thế nào: - văn bản pháp lý... - Hầu như hiện nay ở các địa phương đang lúng túng vì chưa có quy định cụ thể để quản lý lĩnh vực này - lại thêm truyền hình Cáp ( Mỗi tỉnh sẽ được phép tối đa mấy mạng truyền hình Cáp vì hiện nay chưa thấy Quy định. Rất mong Thứ trưởng trả lời sớm. Trân trọng

Trả lời:
Trước đây, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực truyền dẫn - phát sóng phát thanh, truyền hình do Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý, các vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí do Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý. Sau khi Chính phủ có quyết định tách nhập và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các Bộ thì lĩnh vực truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình và quản lý hoạt động báo chí đều do Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình, Quy hoạch sẽ nêu cụ thể các vấn đề liên quan đến quản lý truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện Quy hoạch.

Hiện nay, chưa có quy hoạch cụ thể về mạng lưới truyền hình cáp tại các địa phương nên chưa có quy định về số lượng tối đa các mạng truyền hình cáp tại địa phương. Tuy nhiên, căn cứ trên nhu cầu và tình hình thực tế của mỗi địa phương, cơ quan quản lý nhà nước sẽ quyết định số lượng mạng truyền hình cáp tại địa phương đó.
 
Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiến hành xây dựng Quy hoạch mạng lưới phát thanh - truyền hình nói chung và mạng truyền hình cáp nói riêng giai đoạn 2010 - 2020 trong thời gian tới.

Độc giả: nguyen thanh phuc

Cho em hỏi học ngành khoa học máy tính trong đó có khoa mạng máy tính và truyền thông ở trường đại học kinh tế công nghiệp Long An thì học những gì và cơ hội việc làm như thế nào ạ?

Trả lời:
Thông thường, các cơ sở đào tạo kỹ sư ngành Mạng máy tính và truyền thông thực hiện đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về bảo trì, xây dựng, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng máy tính và truyền thông, bạn sẽ phải học và nắm vững các kiến thức chuyên ngành như: lý thuyết thông tin, xử lý tín hiệu, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, an toàn mạng, truyền thông đa phương tiện….và nhiều môn học khác, bạn hãy liên lạc trực tiếp với cơ sở đào tạo tại địa chỉ http://www.daihoclongan.edu.vn/ để biết thêm chi tiết.

Sau khi tốt nghiệp, có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn, sau đây là một số gợi ý của tôi:
- Kỹ sư quản trị mạng tại các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan nhà nước…
- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng;
- Giảng viên CNTT ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Cán bộ quản lý dự án CNTT ở các cơ quan, ngành, tổng cục, công ty;
- Hoặc bạn có thể tiếp tục nghiên cứu sau đại học để nhận các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực CNTT.
Chúc bạn sớm thực hiện được ước mơ của mình và trở thành một cán bộ CNTT giỏi.

Độc giả: Lâm Đình Phi - Phan Thiết, Bình Thuận

Thưa Thứ trưởng !! Về thông tin " Học Viện BCVT do Bộ TT & TT tiếp quản " Vậy thì sắp đến (năm 2009 trở đi) Như câu hỏi phía trên em đã hỏi Công tác đào tạo cho anh, em CBCC học để nâng cao trình độ chuyên môn trong thời buổi vật giá, học phí tăng cao - Việc tạo điều kiện đào tạo nâng cao cho anh em từ Cao Đẳng-> ĐH, ĐH- > Cao học, Thạc sỹ.... Sẽ được ưu đãi như thế nào - Đa số CBCC làm ở các Sở TT & TT phần lớn là từ bên Viễn thông sang Rất mong Thứ trưởng trả lời sớm. Trân trọng !!

Trả lời:
Xin cảm ơn ý kiến của bạn. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, tuân thủ theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các qui định của Nhà nước. Khi anh em CBCC được cơ quan cử đi đào tạo, bồi dưỡng đương nhiên được nhà nước hỗ trợ kinh phí Đào tạo, bồi dưỡng (học phí chỉ là một phần không lớn trong chi phí đào tạo đó). Bộ khuyến khích các Sở báo cáo với Tỉnh nên có chính sách hỗ trợ thêm cho CBCC khi đi học, đây là thực tế một số tỉnh đã làm.

 

 

Độc giả: Thân Ngọc Núi - khu I thị trấn Bích Động việt yên Bắc Giang

Xin được hỏi Thứ trưởng Hiện nay Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến việc đào tạo nguồn lực CNTT, vậy khi mà đào tạo được nguồn nhân lực rồi thì Đảng và Nhà nước đã có những chính sách gì để mà thu hút nguồn lực này ? Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Trả lời:
Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 đã đưa ra một số nội dung cơ bản sau liên quan đến chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Cụ thể:

- Người hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc.

- Chính sách ưu đãi về thu nhập cho nhân lực công nghệ thông tin làm việc trong các cơ quan nhà nước; ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, giáo viên công nghệ thông tin tại các vùng khó khăn;

 - Nhà nước có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuyển dụng lao động trong nước để phát triển, sản xuất, gia công sản phẩm công nghệ thông tin.

- Xây dựng cơ chế thu hút và lưu giữ chuyên gia công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông trình độ cao ở nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài) vào làm việc tại Việt Nam hoặc làm việc vì sự phát triển của công nghệ thông tin Việt Nam.

- Chính sách ưu đãi về thu nhập cho nhân lực công nghệ thông tin làm việc trong các cơ quan nhà nước; ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, giáo viên công nghệ thông tin tại các vùng khó khăn;

Tuy nhiên với điều kiện KT-XH của Việt Nam hiện tại còn nhiều khó khăn tình hình thực thi chưa được như Luật đã nêu, Chính phủ cũng đang xem xét từng bước có các cơ chế, chính sách cụ thể để đáp ứng yêu cầu này.

Độc giả: Nguyễn Thanh Hưng - 24 Ngõ 7, Liễu Giai, Hà Nội

Tôi xin hỏi Thứ trưởng:
1.
Khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020, quý Bộ có căn cứ tới Quyết định số 331/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 4 năm 2004 phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010 không?

2. Một trong các mục tiêu nêu tại Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đến năm 2010 có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Hiện nay quý Bộ có đánh giá nào về khả năng thực hiện mục tiêu này không? Nếu có thì được công bố ở đâu?

3. Trong khi số lượng và đặc biệt là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT hiện nay rất thấp, Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 đặt ra các chỉ tiêu từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông 250.000 người có chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Trong số đó, 50% có trình độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ Thạc sỹ trở lên; cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, cơ sở nghiên cứu, bệnh viện… 530.000 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên. Căn cứ vào đâu quý Bộ đặt ra các chỉ tiêu cao như vậy? Trân trọng cám ơn sự quan tâm của Thứ trưởng và quý Bộ.


Trả lời:
1- Trong quá trình xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020, Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã tham khảo, kế thừa các nội dung của Chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6 tháng 4 năm 2010.
 
2. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến năm 2007 Việt Nam có trên 220.000 lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (gồm các doanh nghiệp viễn thông, công nghiệp phần cứng, điện tử, công nghiệp phần mềm và nội dung số). Số có trình độ cao đẳng trở lên về công nghệ thông tin và truyền thông (gồm công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông) khoảng 97.000 người với trên 32.000 người làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Có thể dự báo rằng mục tiêu đề ra trong Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 “Đến năm 2010 có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế.” có khả năng thực hiện được.

 3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan khác xây dựng. Các chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực CNTT đã được xây dựng căn cứ trên các tính toán, dự báo nhu cầu nhân lực CNTT để đáp ứng các yêu cầu về phát triển các ngành công nghiệp CNTT, viễn thông, đào tạo nhân lực CNTT và truyền thông và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội của nước ta. Các chỉ tiêu cũng đã được xin ý kiến của các Bộ, ngành (trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo) và nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao.

Độc giả: Tran Thu Huyen - Thanh Hoa

Xin Thứ trưởng cho biết, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đã được nhắc đến nhiều trong cả kế hoạch, chương trình của trung ương và trong cả quy hoạch của các tỉnh. Với chức năng là đơn vị quản lý về CNTT, BCVT, VT, ... Bộ TTTT đã tổ chức những dự án, lớp đào tạo gì để đào tạo nguồn nhân lực này? Bộ cũng đã có những quan tâm gì đến đội ngũ quản lý ở các tỉnh? Xin cảm ơn.

Trả lời:
Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì:

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ  của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sở có trách nhiệm tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. Vì vậy vai trò của sở trong việc xây dựng kế hoạch, cũng như định hướng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình là rất quan trọng.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CC, VC hiện nay ở TW hay địa phương đều được thực hiện theo qui định tại Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông luôn quan tâm, thấy rõ sự cần thiết và tạo mọi điều kiện cho các Sở trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức của Sở. 

Năm 2006 Lãnh đạo Bộ đã chủ động chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ xây dựng Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức các Sở Bưu chính Viễn thông trong toàn quốc (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) giai đoạn 2007  - 2008 và làm việc với Bộ Tài chính để cấp nguồn kinh phí triển khai thực hiện Đề án này. Với sự nỗ lực của Bộ và sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Tài chính, Đề án đã được phê duyệt. Để thực sự xây dựng được chương trình bồi dưỡng thiết thực và phù hợp với năng lực của các cán bộ, công chức các Sở, năm 2007 Bộ đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực của cán bộ, công chức các Sở. Qua đợt khảo sát này đã phản ánh hiện trạng trình độ của cán bộ, công chức các Sở như sau:

- Đối với lãnh đạo cấp Sở thì 35% có trình độ chuyên môn về chuyên ngành thông tin và truyền thông và 92% đã được bồi dưỡng quản lý nhà nước theo chương trình của Học viện Hành chính Quốc gia

- Đối với lãnh đạo cấp phòng thì 30% có trình độ chuyên môn về chuyên ngành thông tin và truyền thông và 30% đã được bồi dưỡng quản lý nhà nước theo chương trình của Học viện Hành chính Quốc gia

- Đối với các ngạch chuyên viên khác thì 25% có trình độ chuyên môn về chuyên ngành thông tin và truyền thông và 25% đã được bồi dưỡng quản lý nhà nước theo chương trình của Học viện Hành chính Quốc gia.

Năm 2007 Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai tổ chức 08 khoá bồi dưỡng cho gần 800 lượt cán bộ, công chức của các Sở Thông tin và Truyền thông cho toàn quốc tại 02 khu vực: phía Bắc tại TP Hà Nội (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) và phía Nam tại TP Hồ Chí Minh (từ Đà Nẵng trở vào) với các nội dung tập trung bao trùm toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin. Năm 2008, Bộ đã xây dựng chương trình bồi dưỡng cho các Sở gồm 6 khoá bồi dưỡng với các nội dung tập trung vào các lĩnh vực sau:

- 03 khoá bồi dưỡng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thanh tra chuyên ngành và đổi mới quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông đã  đượctổ chức trong tháng 7 tại TP Hồ Chí Minh, tháng 8 tại TP Hà Nội và tháng 9 tại TP Đà Nẵng. Đã đào tạo cho hơn 200 cán bộ lãnh đạo cấp Sở, cấp phòng, cán bộ, công chức phòng BCXB và thanh tra ;

- 03 khoá bồi dưỡng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trong đó tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin ; an toàn an ninh mạng ; chính phủ điện tử ; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet ; mã nguồn mở dự kiến tổ chức trong tháng 10 tại TP Hồ Chí Minh, tháng 11 tại TP Hà Nội và tháng 12 tại TP Đà Nẵng. Đối tượng tham dự là lãnh đạo cấp Sở, cấp phòng, cán bộ, công chức phòng CNTT và thanh tra

- Nghiên cứu, xây dựng đưa toàn bộ chương trình bồi dưỡng của năm 2007 và năm 2008 lên trang tin của Bộ để các Sở có thể truy cập thông tin và hỏi đáp nghiệp vụ.

Bên cạnh đó trong năm 2008, Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức 03 khoá bồi dưỡng về lãnh đạo CNTT tổ chức tại TP Quảng Ninh, TP Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh cho lãnh đạo các Sở, Trung tâm Thông tin, Trung tâm Tin học, các Cục... trong toàn quốc.

Bộ khuyến khích các sở có kế hoạch và xin cơ chế của Tỉnh để tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Sở được đi đào tạo Đại học ( văn bằng 2) hoặc cao học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) phù hợp với chuyên ngành quản lý của mình.

Độc giả: pham xuan truong - nam dinh

Cho em hỏi muốn tham gia vào viết phần mềm tại Việt Nam thì em tham gia vào tổ chức nào? em định theo về phần cứng nhưng nhiều người lại nói là phần cứng không dược nhiều tiền như phần mềm có đúng không?

Trả lời:
Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều công ty phần mềm để bạn có thể tham gia thi tuyển và làm việc, bạn có thể truy cập vào trang web của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA): www.vinasa.org.vn hoặc trang web của Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA): www.hca.org.vn, hoặc trang web của Hội tin học Việt Nam (VAIP): www.vaip.org.vn để biết tên, địa chỉ cụ thể của một số công ty phần mềm là thành viên của các tổ chức này.

Bạn định theo học về phần cứng hoặc phần mềm là tùy vào khả năng và sự yêu thích của bản thân bạn đối với 2 lĩnh vực này. Đây là 2 lĩnh vực đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam hiện nay, tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho bạn. Vấn đề thu nhập cao hay thấp được quyết định bởi của bạn, hoàn toàn không phụ thuộc việc bạn làm việc ở lĩnh vực phần cứng hay phần mềm.
Chúc bạn có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.

 

Độc giả: Lê Anh Tuấn - Hà Nội

Kính chào Thứ trưởng ! Công nghệ thông tin vốn là sân chơi của tất cả mọi người. Với ngành này, khoảng cách giữa người khuyết tật với người bình thường gần tiến đến 0. Nhận thức được điều này, hằng năm có rất nhiều sinh viên khuyết tật đang theo học IT để hy vọng ra trường có thể kiếm được một công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản thân mình. Nhưng trên thực tế, mặc dù mốt số người tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân loại khá, giỏi nhưng lúc đi xin việc toàn nhận được một câu trả lợi là "Bạn cứ về đi, chúng tôi sẽ thông báo sau" để rồi "Chờ vô vọng". Vậy xin hỏi Thứ trưởng, liệu chúng ta có chính sách để phát triển nguồn nhân lực này không ? Cảm ơn Thứ trưởng!

Trả lời:
Cám ơn Anh Tuấn đã quan tâm đến ngành CNTT, việc làm và đặc biệt đối với người khuyết tật. Đây là vấn đề rất cần được xã hội quan tâm, nhất là với Việt Nam chúng ta trải qua những cuộc chiến tranh lớn.

Thấm nhuần câu nói của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”, bên cạnh sự nỗ lực của người khuyết tật, Đảng và Nhà nước đã có chủ chương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho người khuyết tật. Riêng về lĩnh vực CNTT-TT, sự quan tâm hỗ trợ cho người khuyết tật đã được thể hiện trong một số Điều của Luật CNTT ban hành ngày 29/6/2006; trong các cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nước trong khu vực về việc thực hiện các mục tiêu của 7 lĩnh vực ưu tiên thuộc Chương trình hành động thiên niên kỷ Biwaco - lĩnh vực ưu tiên thứ sáu là: Tiếp cận CNTT-TT dành cho người khuyết tật.

Để thực hiện lĩnh vực ưu tiên số 6 của cam kết này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 382/QĐ-BTTTT ngày 8/11/2007 phê duyệt đề án Trợ giúp tiếp cận và sử dụng thông tin – truyền thông giai đoạn 2006-2010 dành cho người khuyết tật. Những chủ chương chính sách về CNTT-TT nói trên từng bước  tạo cơ hội và động viên người khuyết tật phấn đấu vươn lên, hội nhập cộng động.

Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về CNTT và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình trong việc phát triển CNTT phục vụ cho người khuyết tật Việt Nam một cách hiệu quả nhất nhằm giúp người khuyết tật Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng và có cơ hội đóng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Độc giả: nguyễn thành trung
Trong báo cáo quy hoạchphát triển nhân lực ngành cntt đến năm 2015 có nhắc đến việc chuẩn hóa và công nhận văn bằng do các cơ sở đào tạo phi chính quy cấp. Tiếp đến cho phép người sở hữu văn bằng, chứng chi liên thông với các hình thức đào tạo cử nhân. Đến thời điểm này đã có những quy định và dự thảo gì về vấn đề này?

Trả lời:
Trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 có đề ra nhiệm vụ xây dựng và ban hành “Hệ thống chuẩn về các trình độ đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; quy định điều kiện hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ công nghệ thông tin; Chính sách cho phép đào tạo liên thông giữa các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ với các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin bậc đại học trong nước” và giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện. Hiện nay các văn bản có liên quan đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương xây dựng.

Độc giả: Nguyễn Thị Thanh Bình - Hoàn Kiếm Hà Nội
Tôi xin được hỏi bao giờ Cơ chế xin cho trong cơ quan nhà nước nói chung ( Bưu chính viễn thông nói riêng) xóa bỏ được. Người nào làm nhiều hưởng lương nhiều người nào làm ít lương ít. Trình độ nào ăn lương ấy hay như hiện tại Lương của Công nhân cao hơn lương Trung Cấp và Đại Học? Nghành Bưu Chính Viễn Thông không cần người tài hay đang thừa người tài. Theo tôi được biết Bưu Chính Viễn Thông đang chẩy máu chất Xám Tệ hơn nghành Ngân Hàng rất nhiều nhưng Ngân Hàng họ được giữ và tranh cướp người như vũ bão còn Nghành CNTT hay Bưu Chính Viễn Thông thì sao?

Trả lời:
Thu nhập của người lao động trong cùng ngành Bưu chính Viễn thông cũng như trong cùng một ngành nghề khác ở mọi lĩnh vực đều có sự khác biệt. Nếu làm việc trong các cơ quan nhà nước (khối hành chính sự nghiệp) thì lương của CBCCVC căn cứ vào thang bậc lương và các qui định của Nhà nước, nguồn trả lương là lấy từ NSNN. Còn trong khối doanh nghiệp thì thu nhập của người lao động được trả căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì lương người lao động sẽ rất cao. Do vậy, sẽ có tình trạng là cùng làm trong một ngành, nhưng lương sẽ khác nhau. Hiện nay, còn tồn tại nhiều bất cập trong cơ chế tiền lương của cán bộ công chức mà Nhà nước đang xem xét và chỉnh sửa.
 
Trong điều kiện đất nước đang bước vào quá trình hội nhập quốc tế với sự phát triển của rất nhiều các thành phần kinh tế thì nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua đã xảy ra hiện tượng có một số CBCC làm việc trong các CQNN chuyển công tác sang các đơn vị khác mà nguyên nhân chính là do thu nhập của CBCC còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Đây là thực tế xảy ra ở tất cả các cơ quan nhà nước. Tôi được biết, Trung ương và Chính phủ cũng đang rất quan tâm vấn đề này và đang có nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Độc giả: Tăng Văn Ngọc - Na Hang - Tuyên Quang

Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng nghĩ sao về việc hiện nay các công ty khi tuyển dụng thì chỉ tuyển những sinh viên tốt nghiệp các trường thuộc top trên ( như ĐH Bách Khoa , ĐH quốc gia ,...) Còn sinh viên các trường thộc top dưới thì có ít cơ hội .

Trả lời:
Việc một công ty hay một cơ quan quyết định tuyển dụng bạn vào làm việc phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn, không phụ thuộc vào nơi bạn tốt nghiệp. Các trường ĐH lớn như ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia… là những cơ sở đào tạo có  chất lượng, hàng năm đào tạo rất nhiều sinh viên, do đó xác xuất các công ty tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo này cao hơn so với các cơ sở đào tạo khác là hoàn toàn bình thường.

Tôi khẳng định cơ hội việc làm chia đều cho tất cả các sinh viên ra trường. Bạn hãy chịu khó nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, đồng thời chú trọng các kỹ năng về giao tiếp và trình bày từ trong trường, khi đó bạn sẽ hòan toàn tự tin khi đứng trước các nhà tuyển dụng, và cơ hội sẽ là của bạn.

Độc giả: tuấn - TP.HCM
Chào Thứ trưởng, tôi có 2 câu hỏi này xin hỏi Thứ trưởng: 1. Ý kiến của Thứ trưởng về việc tiếp quản học viện công nghệ BCVT từ tập đoàn VNPT? 2.Qua báo đài thì tôi biết, nguồn nhân lực nghành CNTT và viễn thông đang thiếu mà tại sao học viện BCVT lại thu học phí rất cao cho những sinh viên đào tạo theo nhu cầu xã hội? Nếu Bộ tiếp quản thì bộ có thay đổi cách thu học phí đó không?theo ý kiến của tôi là rất vô lý đã thiếu mà thu học phí rất cao có phải đó là cách kìm hãm sự phát của ngành Thông tin và Truyền thông. Xin cám ơn Thứ trưởng và mong nhận được sự phản hồi của ông.

Trả lời:
Xin chào bạn, đúng như bạn nói, nguồn nhân lực CNTT và Viễn thông Việt Nam đang thiếu, không những về số lượng mà cả về chất lượng. Hiện tại, Học viện công nghệ BCVT vẫn trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).  Hàng năm, Học viện được VNPT giao chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo (Đối tượng này rất ít,  được VNPT cấp kinh phí đào tạo, người học chỉ phải đóng học phí theo qui định của Nhà nước).

Tuy nhiên nhu cầu đào tạo của xã hội rất lớn. Để phần nào đáp ứng nhu cầu này, Học viện CNBCVT  xin mở rộng chỉ tiêu đào tạo (đối tượng này không được VNPT cấp kinh phí đào tạo). Do đó học phí người học phải đóng sẽ bao gồm cả một phần chi phí đào tạo (phần chi phí này không được VNPT hỗ trợ). Đây là chủ chương xã hội hoá giáo dục nhằm bổ sung nguồn nhân lực mà nhiều sơ sở đào tạo đang thực hiện.

Độc giả: Nguyễn Kim Hoà - Nha Trang
Kính thưa Thứ trưởng Trần Đức Lai Tôi xin có câu hỏi với Thứ trưởng: Các Sở BCVT trước đây, nay là Sở TTTT trên cả nước được thành lập và đi vào hoạt động khoảng 3 năm, là một sở giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao như CNTT, VT và một lĩnh vực khá phức tạp - báo chí. Là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực này, nhưng trong thực tế không tuyển dụng được những người tài giỏi vì cơ chế tiền lương của nhà nước không hấp dẫn, trong khi đó các doanh nghiệp trả lương cao gấp nhiều lần. Vậy thì với thực trạng đội ngũ CBCC của các Sở TTTT vừa yéu vừa thiếu như hiện nay thì làm sao có thể tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước chuyên ngành TTTT ở địa phương tốt được? Bộ có hướng như thế nào để nhanh chóng đào tạo giúp đội ngũ CBCC của các Sở TTTT đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình Hội nhập?

Trả lời:
Bộ cũng đã có những khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của các Sở Thông tin và Truyền thông trong toàn quốc để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giai đoạn 2007 – 2008. Qua khảo sát, Bộ thấy rằng nhu cầu cần được bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước chuyên ngành thông tin và truyền thông của các Sở là rất lớn. Nhiều cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành và năng lực quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông còn hạn chế.

Hầu hết cán bộ được tuyển dụng vào các phòng, ban của Sở đều là cán bộ trẻ đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, năng động, khá về ngoại ngữ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước. Cán bộ, công chức thuộc các Sở chưa được bồi dưỡng các kỹ năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông vì phần lớn đều mới ra trường hoặc điều chuyển từ doanh nghiệp và các đơn vị khác sang (như Bưu điện tỉnh, UBND tỉnh, các Sở tại các địa phương…).

Hiện nay Bộ đang tiếp tục xây dựng Đề án đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức của các Sở năm 2009 – 2010.

Độc giả: Luyện Thanh Tuấn
Em muốn hỏi sau thất bại của đề án 112 liệu có còn những bước tiến mạnh mẽ nào dành cho đào và phát triển Công Nghệ Thông Tin trong thời gian tới không ạ.

Trả lời:
Chúng ta đều biết, thế kỷ 21 là kỷ nguyên xã hội thông tin trong đó khoa học công nghệ cao và tri thức con người có vị trí đặc biệt quan trọng. Công nghệ thông tin (CNTT) trở thành lĩnh vực then chốt trong xã hội thông tin và được khẳng định là động lực phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và giữa các vùng miền trong mỗi quốc gia. 

Với nhận thức đó, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT và bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, tạo nền tảng phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Với tinh thần đó, mặc dù khi triển khai Đề án 112 nhiều nội dung chưa đạt được theo yêu cầu đề ra, trong thời gian tới chúng ta càng phải nỗ lực tạo những bước tiến mạnh mẽ hơn trong công cuộc thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT. Trong đó, cần tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể của Nhà nước đã và sẽ được ban hành nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT, thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển ngành công nghiệp CNTT.

Tiêu biểu như: Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực về CNTT từ nay đến năm 2010; Quyết định số 191/2005/QĐ-TTg ngày 29/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005-2010”; Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 và hiện nay Bộ TT&TT đã dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010; Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010; Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

 
Độc giả: G. Nồi - Bình Chánh

Tôi đã nghe thấy nhiều về việc trực tuyến giao lưu của lãnh đạo bộ truyền thông và tông tin. Nhưng cho tôi hỏi ý kiến mà các bạn góp ý và thắc mắc được giải đáp sau đó có được thực thi không? Nói về vấn đề nguồn nhân lực? Cho tôi hỏi cán bộ làm cho cơ quan nhà nước về lĩnh vực IT có thể nuôi sống được bản thân mình không? Nhà nước sẽ có chính sách gì để mà giữ chân cán bộ IT nói riêng và cán bộ khoa học công nghệ nói chung trong các cơ quan nhà nước. Xin cho hỏi có chính sách nào cụ thể để đãi ngộ những người làm việc cho cơ quan nhà nước về IT hay không? Cán bộ IT trong các cơ quan nhà nước có tương lai hay ko?

Trả lời:
Tôi nghĩ rằng một trong những mục đích giao lưu trực tuyến của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông là muốn nắm bắt tình hình thực tiễn để nghiên cứu tiếp thu và hiện thực hoá trong các cơ chế, chính sách theo chức năng nhiệm vụ quản lý của Ngành.

Thực tế hiện nay, tình hình KT-XH của ta còn rất nhiều khó khăn, trong đó có cả vấn đề tiền lương thì hầu hết mọi người dân Việt Nam đều gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, chứ không riêng gì chỉ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước về lĩnh vực IT. Câu hỏi của bạn không chỉ là vấn đề trong một ngành có thể giải quyết được mà nó phải được sự xem xét giải quyết tập thể của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và toàn xã hội.

Để từng bước giải quyết vấn đề này, Đảng, Chính phủ hiện nay đã chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu và tìm ra giải pháp cũng như cơ chế chính sách thích hợp điều đó đã được thể hiện trong Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 trong đó đã đưa ra một số nội dung cơ bản liên quan đến chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cụ thể là:

- Người hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc.

- Chính sách ưu đãi về thu nhập cho nhân lực công nghệ thông tin làm việc trong các cơ quan nhà nước; ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, giáo viên công nghệ thông tin tại các vùng khó khăn;

- Nhà nước có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuyển dụng lao động trong nước để phát triển, sản xuất, gia công sản phẩm công nghệ thông tin.

- Xây dựng cơ chế thu hút và lưu giữ chuyên gia công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông trình độ cao ở nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài) vào làm việc tại Việt Nam hoặc làm việc vì sự phát triển của công nghệ thông tin Việt Nam.

- Chính sách ưu đãi về thu nhập cho nhân lực công nghệ thông tin làm việc trong các cơ quan nhà nước; ưu đãi đối với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, giáo viên công nghệ thông tin tại các vùng khó khăn;

Độc giả: Võ Văn Dũng - Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang

Một số công tác quản lý nhà nước cụ thể về Phát thanh Truyền hình của Sở TT&TT. Em đang gặp một số khó khăn về vấn đề này bởi nó rất mới so với em. Khi muốn kiểm tra không biết bắt đầu từ đâu? Vì Đài phát thanh - truyền hình thường là trực thuộc UBND tỉnh muốn "làm" rất khó. Xin tư vấn cho em một số điều để thực hiện tốt hơn việc quản lý nhà nước về Phát thanh - Truyền hình ở địa phương. Thành thật cám ơn!

Trả lời:
Hoạt động quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình được áp dụng theo các quy định của Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành luật Báo chí,  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và các văn bản quy phạm khác có liên quan.

Với chức năng quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quản lý hoạt động báo chí của các cơ quan báo chí trung ương đóng trên địa bàn và các cơ quan báo chí của địa phương, trong đó có Đài Phát thanh - Truyền hình được quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông số, Bộ Nội vụ số 03/2008/TTLT-BTTTT-BNV ngày 30 tháng 6 năm 2008 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Độc giả: Hoàng Minh Tuấn - Phan Thiết - Bình Thuận

Tronng đào tạo nguồn nhân lực có một mảng khá quan trọng, đó là đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chính trị - đặc biệt đối với đội ngũ làm công tác báo chí và xuất bản. Một người không phải là đảng viên thì khó được tham dự các lớp đào tạo về chính trị (cao cấp chính trị chẳng hạn). Vậy thì đối với những công chức này, việc đào tạo bồi dưỡng về chính trị phải chăng là do Bộ hoặc các cơ quan của Bộ chịu trách nhiệm? Tôi nghĩ rằng, Bộ TTTT nên có kiến nghị với Chính phủ về thực hiện tinh giản biên chế đối với đối tượng này, bởi những người này không có đảng thì không thể đề bạt và đã không đề bạt thì không thể nào đào tạo về chính trị - nhất là đối với những người đã có trên 25 năm công tác, tuổi thì chưa tới 50 nên dở ương trong hoạt động, thậm chí có thể gây những trở ngại cho hoạt động chuyên môn.

Trả lời:
Xin cảm ơn bạn. Vấn đề bạn quan tâm chúng tôi trao đổi như sau :

Theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thì: 
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gồm: lý luận chính trị; kiến thức pháp luật; kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức; kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.

Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Việc cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ làm công tác Báo chí và Xuất bản cũng căn cứ vào các văn bản của Chính phủ và pháp luật của Nhà nước.

Vấn đề tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000; và NQ số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ.

Độc giả: Long Hoàng -

Thưa Thứ trưởng, tôi có một số câu hỏi mong được Thứ trưởng trả lời! 1. Được biết trong buổi giao lưu này, Bộ sẽ tập trung vào việc phát triển nguồn nhân lực Thông tin và Truyền thông. Vậy tôi muốn hỏi: Nhà nước có chính sách gì đối với các cán bộ làm về CNTT (như quản trị mạng, lập trình, ...) trong các cơ quan nhà nước không, nếu có thì là gì? 2. Cơ quan chúng tôi có ý định mua phần mềm (phần mềm chưa có sẵn trên thị trường) nhưng chưa biết dựa vào văn bản luật nào để định mức đơn giá nên tình trạng ứng dụng CNTT là rất hạn chế, kinh phí cho ứng dụng CNTT vẫn là 0 đồng (không kể mua phần cứng và thuê Internet). Theo Thông tư Số: 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26 tháng 5 năm 2008 có hướng dẫn "việc mua sắm phần mềm phải đảm bảo tuân thủ quy trình, định mức, đơn giá xây dựng và triển khai phần mềm do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định", vậy tôi muốn hỏi những quy định này nằm trong văn bản nào?

Trả lời:
Xin cám ơn câu hỏi của bạn.
Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, cùng với quá trình đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành sẽ giúp cho các cơ quan Chính phủ hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, hướng tới Chính phủ điện tử chính là nguồn nhân lực CNTT. 

Chính vì vậy, nhiều văn bản của Nhà nước đã đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các cán bộ làm về CNTT trong các cơ quan nhà nước. Cụ thể: Điều 44, Luật CNTT xác định: ” Người hoạt động chuyên trách về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ ưu đãi về điều kiện làm việc”; Điều 23, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã chi tiết hóa những nội dung ưu đãi nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước.

Thực hiện những chính sách này, một số Bộ, ngành, địa phương đã có những chính sách, quy định cụ thể, bảo đảm điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ chuyên trách về CNTT (như bảo đảm về điều kiện, trang thiết bị làm việc, chế độ phụ cấp về lương..).

Tuy nhiên, trong thời gian tới Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương vẫn cần xây dựng và triển khai những chính sách mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Theo qui định tại Điều 29 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ thì trong trường hợp tổng mức đầu tư của dự án phần mềm ứng dụng nếu không thể xác định được theo các quy định hiện hành thì có thể được xác định bằng các phương pháp định cỡ và ước lượng chi phí phần mềm theo thông lệ quốc tế, cơ sở dữ liệu quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP. 

Chi phí phát triển phần mềm phải được tính toán theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, ngoài ra có tính đến mặt bằng giá của thị trường tại khu vực theo loại lao động và điều kiện lao động cụ thể, đảm bảo phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ.

Ngày 23/12/2005, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có văn bản số 2599/BBCVT-KHTC gửi các Sở Bưu chính Viễn thông (nay là các Sở TT&TT) về thí điểm áp dụng phương pháp định giá sản phẩm phần mềm ứng dụng.

Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn chỉnh dự thảo văn bản công bố hướng dẫn xác định giá trị phần mềm dựa trên cơ sở kết quả thí điểm phương pháp nêu trên trong giai đoạn 2005-2008. Dự thảo này sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi. Hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của anh cho nội dung dự thảo văn bản.

Độc giả: Dương Chí Dũng - Thanh Hóa
Mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông mới được thành lập và đi vào hoạt động, song để phát huy vai trò là Bộ xung kích trong lĩnh vực tri thức đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành Thông tin và Truyền thông nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung; xin đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm nghiên cứu thực hiện “Xây dựng đề án đội ngũ trí thức ngành Thông tin và Truyền thông”. Xin được hỏi quan điểm của Thứ trưởng về ý kiến này như thế nào?

Trả lời:
Xin cảm ơn bạn. Hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng “Chương trình hành động của Bộ thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá X của Đảng”, trong đó có Nghị quyết về xây dựng Đội ngũ trí thức.

Bộ đang giao Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì nghiên cứu, chuẩn bị Đề án xây dựng đội ngũ trí thức ngành Thông tin và Truyền thông thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Đây là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình hành động nói trên. Có thể nói Thông tin và Truyền thông là một ngành kinh tế mũi nhọn, chính trị nhạy cảm và kỹ thuật hiện đại. Sự phát triển của Ngành hiện tại cũng như trong tương lai không thể thiếu được vai trò nòng cốt của đội ngũ trí thức của Ngành.


Độc giả: Lê Hà Luân - Đồng Tháp
Thưa Thứ trưởng, TT&TT là một ngành hội nhập với quốc tế, tôi nghĩ khả năng hội nhập về trình độ của chúng ta sẽ có kết quả khả quan. Tuy nhiên, với thu nhập hiện tại của người công tác trên lĩnh vực này làm sao hội nhập, nhất là đối với khối hành chính nhà nước?

Trả lời:
Đúng  như bạn nói. Người Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc, thái độ làm việc chăm chỉ, luôn mong muốn đáp ứng được đòi hỏi từ phía đối tác một cách tốt nhất. Tinh thần học hỏi, tìm hiểu công nghệ mới, công nghệ cao của Người Việt Nam rất đáng khâm phục. Nguồn nhân lực trẻ… và những nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư….là những điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển đất nước và hội nhập thắng lợi.

Hiện tại, còn nhiều bất cập trong cơ chế tiền lương của cán bộ công chức mà Nhà nước đang xem xét và chỉnh sửa.

 
Độc giả: Trung Đông - Quy nhơn ,Bình Định
Tại Việt nam hiện nay gần như địa phương nào cũng có trường đại học hoặc cao đẳng và có khoa Công nghệ thông tin hay tin học nhưng vì sao phần lớn sinh viên tốt nghiệp lại không nắm được kỹ năng lập trình, mạng, hay an toàn thông tin… thực trạng này làm cho các em khó đi tìm việc làm . Xin Thứ trưởng cho biết vì sao có hiện tượng này? Nguyên nhân chính là do giáo trình không đúng chuẩn hay do trình độ giảng viên chưa đạt yêu cầu hay vì lý do khác? Vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục- đào tạo trong việc này là gì?

Trả lời:
Đúng là hiện nay chất lượng đào tạo ngành CNTT chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, một trong những nguyên nhân đó là chương trình, giáo trình, trang thiết bị phòng thí nghiệm của các cơ sở đào tạo chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của CNTT.

Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận ra được những hạn chế này, hai Bộ đã đồng trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó có nhiều biện pháp, giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo CNTT như:

Xây dựng chương trình khung đào tạo CNTT, bảo đảm sự liên thông của  các trình độ đào tạo, tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học CNTT, loại bỏ các chương trình lạc hậu không đáp ứng yêu cầu, tiếp thu có chọn lọc và triển khai đào tạo theo các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới về CNTT, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, giáo viên CNTT…

Tuy nhiên, theo tôi các bạn sinh viên cũng nên chủ động hơn trong việc tiếp cận các kiến thức về CNTT, các khái niệm cơ bản cũng như nâng cao về CNTT hoàn toàn có thể tìm kiếm được trên mạng Internet thông qua các trang web chuyên ngành hay các diễn đàn chia sẻ kiến thức.

Độc giả: Trung Đông - Quy nhơn ,Bình định
Nhân lực công nghệ thông tin ngày càng có nhu cầu lớn ( khoảng 80.000 người vào năm 2010 ) nhưng nguồn lực này phải đạt các chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế trong khi tại VN các trường đào tạo nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế còn quá ít và đặc biệt là học phí rất cao người muốn đi học gặp khó khăn về tài chính không thể vào học được ( dù có vay 800.000 đồng/tháng cũng không đủ). Xin Thứ trưởng cho biết giải pháp nào ( về vay tín dụng ) giúp người học vượt qua khó khăn đầu tiên này? Bộ TT&TT và các Bộ, ngành Trung ương có giải pháp nào (ưu tiên) trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực (CNTT) trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm hướng tới 1 nền kinh tế tri thức sau 2019( năm 2020 VN là quốc gia có nền kinh tế phát triển). Bộ có hỗ trợ các địa phương ít vốn ban đầu để lập quỹ cho sinh viên vay không ( chỉ để học các chứng chỉ hành nghề CNTT theo chuẩn QT)- tất nhiên là các địa phải trả lại Bộ sau 5 năm.

Trả lời:
Cám ơn bạn đã quan tâm đến việc đẩy mạnh đào tạo và sử dụng nhân lực CNTT. Đây là vấn đề Bộ TT&TT đang rất quan tâm. Đúng là những khó khăn về tài chính của nhiều học sinh, sinh viên đang là một trong những lý do cản trở đến tốc độ phát triển nguồn nhân lực CNTT có chất lượng.
 
Về giải pháp, hiện nay Chính phủ có chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên và giao cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay. Chính sách này đã góp phần giải quyết một phần khó khăn về tài chính cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên ngành CNTT nói riêng. Tuy nhiên, đối tượng được vay vốn theo chính sách này mới chỉ giới hạn đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, học sinh thuộc hộ nghèo, ...); chưa có ưu tiên riêng cho lĩnh vực đào tạo ngành nghề CNTT. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ có nghiên cứu, kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan và Thủ tướng Chính phủ xem xét có chính sách hỗ trợ tín dụng đặc thù đối với học sinh, sinh viên ngành CNTT.
 
Về phía Bộ, hiện nay Bộ chưa có nguồn quỹ nào hỗ trợ các địa phương để cho học sinh, sinh viên ngành CNTT vay. Trong thời gian tới, Bộ sẽ quan tâm đến vấn đề xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT. Ngoài ra, các địa phương cần căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, chủ động xây dựng chính sách và tạo lập, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính cho đào tạo nguồn nhân lực CNTT theo yêu cầu phát triển của địa phương. Hiện nay đã có một số địa phương đã có cơ chế chính sách và tạo được nguồn tài chính để hỗ trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT (ví dụ như tỉnh Lào Cai). Bộ rất khuyến khích các đia phương chủ động trong vấn đề này.

Độc giả: Phạm Ngọc Phương - Hoàng Quốc Việt Hà Nội
Xin chào Thứ trưởng, trước hết tôi xin chúc Thứ trưởng cùng toàn thể cán bộ viên chức của MIC mạnh khoẻ, hạnh phúc. Nhân lực công nghệ thông tin hiện nay ở nước ta có thể nói là thiếu và yếu, vậy Bộ đã có chính sách cụ thể gì trong lĩnh vực này chưa? Luật CNTT đã ban hành từ lâu trong đó có đề cập đến những chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho việc ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo tuy nhiên đến nay Bộ GD ĐT vẫn chưa có bất cứ văn bản nào hướng dẫn về các nội dung, hình thức ưu đãi. Về vấn đề này với tư cách là Bộ quản lý chuyên ngành thì Bộ TTTT có ý kiến như thế nào và trong thời gian tới Bộ và các Bộ Liên quan cũng như chính phủ có chủ trương gì cụ thể liên quan đến việc ưu đãi các đơn vị ứng dụng CNTT trong đào tạo như: đào tạo trực tuyến, xây dựng các bài giảng điện tử.... Trong trường hợp chúng tôi là đơn vị được thành lập để triển khai các dịch vụ đào tạo trực tuyến nhằm dậy nghề, đào tạo miễn phí cho xã hội, người dân thì Bộ có thể sử dụng nguồn Quỹ Viễn thông công ích để hỗ trợ một phần cho dự án của chúng tôi không? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khoẻ Thứ trưởng.

Trả lời:
Đúng như bạn nói, nguồn nhân lực CNTT của chúng ta hiện nay đang thiếu cả về số lượng và chất lượng. Đây là một thực tế khách quan , do nhiều loại hình công nghệ mới xuất hiện. Với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Giáo dục và các Bộ ngành liên quan triển khai một số việc: Xây dựng chiến lược phát triển CNTT-TT đến năm 2010, đình hướng đến năm 2020, Chương trình trọng điểm quốc gia về ứng dụng và phát triển TT&TT giai đoạn 2006-2010, Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến 2020...

Đồng thời Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào dự thảo quyết định trình Thủ tướng chính phủ Kế hoạch phát triển  nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó có đề xuất cụ thể những chính sách, phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Trong đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực CNTT, Bộ TT&TT đã đề xuất cơ chế chính sách dặc thù cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành về CNTT (đã trình dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ).

Quĩ viễn thông công ích Việt Nam thực hiện việc tài trợ cho các dịch vụ Viễn thông công ích thuộc danh mục đã được qui định tại Quyết định số 43/2006/QĐ-BBCVT ngày 02/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Theo quyết định này danh mục dịch vụ VTCI bao gồm dịch vụ Viễn thông phổ cập và dịch vụ Viễn thông bắt buộc. Theo đó dịch vụ đào tạo trực tuyến mà bạn đề cập không nằm trong danh mục được hỗ trợ của Quỹ dịch vụ Việ thông công ích Việt Nam. Hiện nay Bộ TT&TT cũng đang nghiên cứu xem xét đề xuất với Chính phủ Xây dựng Quỹ đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Độc giả: Phan Văn Giáp - Thị trấn Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh
Thưa Thứ trưởng, Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện những nhận định về thực trạng đào tạo nhân lực CNTT ở nước ta đó là "thừa mà thiếu". Các trường đào tạo nhiều, thời gian dài nhưng chương trình và giáo trình chưa phù hợp với thực tế yêu cầu của công việc. Chính vì vậy số lượng sinh viên ra trường thì nhiều nhưng tỉ lệ sinh viên đủ tiêu chuẩn đi làm ngay thì lại rất ít. Vấn đề này có thuộc trách nhiệm của Bộ không và Bộ sẽ phối hợp như thế nào với Bộ GD-ĐT để khắc phục những bất cập trên?

Trả lời:
Xin cám ơn câu hỏi của bạn.
Trong thời gian qua, chất lượng đào tạo nhân lực CNTT còn một số bất cập, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp CNTT chưa cao. Nguyên nhân của vấn đề này là chương trình đào tạo còn chưa kịp cập nhật theo sự phát triển rất nhanh chóng của CNTT, còn thiếu gắn kết giữa nội dung đào tạo với thực tiễn. Mặt khác, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT còn chưa chặt chẽ.
 
Để khắc phục những bất cập trong đào tạo nhân lực CNTT,  Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và đào tạo và các Bộ, ngành liên quan trong việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực CNTT, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực CNTT phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta.

Bộ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo và các Bộ, ngành khác xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020, trong đó có những giải pháp về đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực  CNTT, xây dựng các chương trình đào tạo cập nhật theo sự phát triển nhanh chóng của CNTT, gắn kết giữa nội dung đào tạo với thực tiễn, triển khai các chương trình đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực CNTT. 

Độc giả: Thao nguyen - 4T - Hà Tĩnh
Thưa thứ trưởng, trong 3 năm gần đây số lượng nhân lực CNTT đã tăng lên đáng kể. Song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, phải chăng chúng ta đang “thừa lượng thiếu chất”? Nhân định của thứ trưởng thế nào về đào tạo nhân lực CNTT theo “đơn đặt hàng”? Thứ trưởng nghĩ sao về việc ra đời của một hệ thống đánh giá chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực? Kính chúc Thứ trưởng sức khỏe!

Trả lời:
Theo số liệu dự báo mà chúng tôi có được thì ở Việt Nam số lượng nguồn nhân lực được đào tạo về công nghệ thông tin vẫn chưa đủ so với nhu cầu, đặc biệt đối với những ngành công nghệ, dịch vụ mới đang xuất hiện trong xã hội như kỹ sư phần mềm, phát triển dịch vụ ứng dụng công nghệ thông, quản lý các hệ thống công nghệ thông tin... Các ngành đào tạo hiện nay trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chủ yếu thiên về kỹ thuật cơ bản, chưa có nhiều ngành phục vụ trực tiếp những lĩnh vực mới như thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện...

Về chất lượng, trong những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã đủ trình độ làm việc với các công ty nước ngoài hoặc trực tiếp tham gia vào thị trường lao động cao quốc tế như Nhật Bản, Singapore, kể cả Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chất lượng là một quá trình cần phải liên tục được cải thiện, nhất là do sự phát triển rất nhanh của công nghệ. Vì vậy, chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin hiện nay vẫn chưa được xã hội đánh giá cao.

Đào tạo theo nhu cầu là một trong những biện pháp có thể gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo và tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu của xã hội, trong đó có hội thảo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo nhu cầu của xã hội. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp trực tiếp đào tạo hệ đại học công nghệ thông tin như VNPT, FPT, EVN...

Một số doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nâng cao đối với các kỹ sư mới ra trường. Một số doanh nghiệp liên kết với các trường Đại học đào tạo một số chuyên ngành cũng như cung cấp các hạ tầng cơ sở, điều kiện kỹ thuật cho các trường đại học. Những hoạt động này đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của xã hội, đồng thời đảm bảo các chương trình đào tạo luôn được cập nhật phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ

Độc giả: tonypham1990 -
Thưa Thứ trưởng: Hiện nay nguồn nhân lực lao động kỹ thuật ngành in của nước ta đang thiếu và yếu, nhà nước có giải pháp gì để phát triển nguồn nhân lực này trong tương lai?

Trả lời:

Hiện nay, cả nước có 5 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành in, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, giáo trình giảng dạy chưa đổi mởi để theo kịp sự phát triển công nghệ in của thế giới. Kỹ sư công nghệ in chủ yếu được đào tạo ở 2 trường đại học: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 1 trường Cao đẳng Công nghiệp in và 2 trường công nhân kỹ thuật in trực thuộc Công ty in Trần Phú, Công ty in Liksin.
 
Với tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng các cơ sở in ở nước ta, năm 2000, có khoảng 200 cơ sở in, cho đến nay, số lượng cơ sở in lên đến trên 1.200 cơ sở. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo của ta chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu và chất lượng đào tạo thì còn hạn chế. Phần lớn lực lượng công nhân kỹ thuật in được đào tạo tại chỗ theo phương thức kèm cặp ở các cơ sở in.
 
Trong thời gian tới, để chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành in, Bộ TT & TT sẽ xây dựng quy hoạch phát triển ngành in đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chính sách đầu tư mở rộng, nâng cấp và từng bước hiện đại hoá một số cơ sở đào tạo để cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực tương xứng với sự phát triển của ngành in nước ta; mặt khác khuyến khích xã hội hoá đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành in nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài, mở ra nhiều hình thức đào tạo, trong đó có chủ trương xuất khẩu công nhân kỹ thuật in ra nước ngoài làm việc tại các nước có nền công nghiệp in tiên tiến.

Độc giả: Phan Anh Tú - Phường Hưng Bình - Thành phố Vinh
Kính thư Thứ trưởng! Vấn đề nhân lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước là một vấn đề đáng phải quan tâm và cần được quan tâm triệt để. Hiện nay Quốc Hội và Chính phủ đã ban hành các văn bản về Luật và Nghị định trong đó có nội dung liên quan đến nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan Nhà nước. Xu thế hiện nay ở các cơ quan từ Trung ương đến cấp tỉnh hầu hết đã có các cán bộ phụ trách mảng CNTT của đơn vị, tuy nhiên tình trạng về năng lực đội ngũ này còn là một vấn đề đáng quan tâm. Người có trình độ và khả năng tham mưu cho Lãnh đạo cơ quan về CNTT thì không nhiệt huyết với nghề, người ở lại thì chỉ mới giải quyết được các phát sinh về sử dụng máy tính trong đơn vị còn việc tham mưu trực tiếp cho Lãnh đạo đơn vị để ứng dụng CNTT phục vụ cải cách trong đơn vị vẫn chưa thực hiện được. Luật CNTT và Nghị định 64 đã có nội dung là “Khuyến khích các cơ quan nhà nước ban hành quy định ưu đãi về thu nhập cho nhân lực công nghệ thông tin trong cơ quan mình“. Phải chăng Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn để cụ thể nội dung này nhằm thu hút cán bộ giỏi về làm việc trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan đơn vị hơn là chờ chính sách từ các đơn vị ban hành? Kính chúc sức khỏe thứ trưởng.

Trả lời:
Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau: Lực lượng lãnh đạo CNTT ở các cơ quan từ Trung Ương dến tỉnh đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong việc triển khai các chương trình ứng dụng CNTT ở cơ quan, ngành hoặc địa phương mình. Do vậy, việc nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ lãnh đạo CNTT là hết sức cần thiết. Hiện nay Bộ TT&TT đang phối hợp với Bộ Nội Vụ và các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý CNTT các bộ ngành, địa phương (chương trình đào tạo CIO). Từ đầu năm 2008 đến nay, đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng về quản lý CNTT cho gần 100 cán bộ lãnh đạo CNTT của các cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng có các đề án nhằm nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT. Ví dụ: Trong khuôn khổ dự án Phát triển CNTT Truyền thông Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Bộ cũng dành một phần kinh phí để đào tạo đội ngũ cán bộ này. Trong khuôn khổ chương trình đào tạo quốc gia về CNTT năm 2008, Bộ có kế hoạch phối hợp với Bộ Nội Vụ để tiếp tục nghiên cứu về tiêu chuẩn chức danh CIO, trình Chính phủ xem xét. Về chế độ đãi ngộ và ưu đãi cho cán bộ CNTT, đề nghị quý độc giả xem câu trả lời liên quan đến ưu đãi và thu nhập cho nhân lực CNTT đã được trả lời ở trên.

Độc giả: Minh Hạnh - Hà Nam
Tôi thấy ở Ấn Độ và một số nước có ngành công nghiệp CNTT phát triển, họ thành lập Quỹ phát triển nguồn nhân lực CNTT và các Quỹ này hoạt động rất thành công. Tại sao Việt Nam chưa có mô hình này?

Trả lời:
Đúng là chúng ta chưa có quỹ phát triển nguồn nhân lực CNTT cấp quốc gia. Hiện nay, tại ở UBND thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNTT thành phố HCM, và Quỹ này đang có những đóng góp tương đối hiệu quả đối với sự phát triển nhân lực CNTT thành phố HCM.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nghiên cứu Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam với mục tiêu hỗ trợ tài chính cho học viên, doanh nghiệp, các chương trình phát triển nhân lực CNTT và các dự án đầu tư về đào tạo CNTT trên phạm vi tòan quốc. Trong thời gian tới, Bộ sẽ trình Chính phủ về Đề án này, dự kiến nếu được thông qua, Quỹ sẽ đi vào hoạt động từ sau năm 2010.

Độc giả: Đỗ Khánh Trần - Huế
Theo tôi, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT hiện nay chưa cao, một trong những nguyên nhân là chương trình đào tạo của chúng ta quá lạc hậu so với thế giới. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này?

Trả lời:

 
Hiện nay, đa số các chương trình đào tạo CNTT tại các trường ĐH và CĐ của chúng ta chưa theo kịp thế giới. Một phần là do đặc thù CNTT là ngành có tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh, nên tài liệu học cũng phải liên tục cập nhật, trong khi nhiều trường không có đủ kinh phí để thực hiện điều này.

Từ năm 2006, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã triển khai thí điểm đào tạo theo các chương trình tiên tiến tại 9 trường đại học trong cả nước theo hướng ký cam kết với trường đại học tiên tiến của Hoa Kỳ về sử dụng chương trình đào tạo, tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý của Việt Nam; cũng như việc đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất, cử giáo viên sang tham gia giảng dạy và giúp kiểm định chương trình. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng thụ hưởng chương trình này là không nhiều.

Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo về CNTT. Trong Dự thảo này, có một nội dung quy định nhà nước sẽ mua bản quyền các chương trình đào tạo CNTT tiên tiến trên thế giới và chuyển giao chương trình đó cho các cơ sở đào tạo trên cả nước. Nếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, số lượng sinh viên được thụ hưởng chương trình đào tạo tiên tiến sẽ tăng lên đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng sinh viên CNTT Việt Nam.

Độc giả: Nguyễn Huy Liêm - Đà Nẵng
Thưa Thứ trưởng, hiện nay ngành CNTT thiếu nhân lực nhất ở mảng nào?

Trả lời:
Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT bao gồm các loại hình: ứng dụng CNTT, công nghiệp phần mềm và nội dung số, công nghiệp điện tử, quản lý cao cấp về CNTT và một số chuyên ngành khác.

Hiện nay mảng thiếu nhất của chúng ta là nhân lực phục vụ công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Bên cạnh đó hiện ở Việt Nam hầu như không có cơ sở đào tạo nào thực hiện đào chuyên gia quản lý về CNTT.

Độc giả: Quang Trường - Đà Nẵng
Xin Thứ trưởng cho biết đôi nét về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT –TT của Việt Nam.

Trả lời:
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 3 năm qua số lượng các cơ sở đào tạo về CNTT tăng nhanh, năm 2006 trên toàn quốc có 192 cơ sở đào tạo, năm 2007 có 220 và năm 2008 là 235/390cơ sở đào tạo CNTT trên toàn quốc.

Chỉ tiêu tuyển sinh trên toàn quốc ngành CNTT tăng rất nhanh trong 3 năm qua, tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2008 khoảng 50.000 tăng 125% so với năm 2007 (39.000) và tăng 160% so với con số 30.000 của năm 2006.

Nếu coi tỉ lệ sinh viên ra trường bình quân là 70%, trong 3 năm 2010-2012 tới hệ thống đào tạo của Việt Nam sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 90.000 lao động CNTT trình độ cao đẳng trở lên.

Các cơ sở đào tạo trên toàn quốc hiện đào tạo khoảng 23 chuyên ngành về CNTT-TT, số lượng ngành nghề là tương đối đa dạng, phong phú, về cơ bản phù hợp với nhu cầu phát triển nhanh chóng của ngành.

Độc giả: An Khánh - Hà Tây
Tôi là giám đốc một doanh nghiệp CNTT, hiện tại doanh nghiệp có nhu cầu mở trường đại học đào tạo về CNTT để phục vụ bản thân doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế, thủ tục mở trường đại học hiện nay quá phức tạp, đặc biệt vướng nhất ở khâu xem xét dự án mở trường có phù hợp quy hoạch mạng lưới các trường đại học hay không. Xin hỏi với tư cách là cơ quan chủ quản về CNTT, Bộ TT&TT sẽ làm gì để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư như tôi.

Trả lời:
Hiện nay, việc thành lập trường trường Đại học và Cao đẳng tuân theo một quy trình do do Bộ GD&ĐT ban hành. Đây là một quy trình khoa học và chặt chẽ để đảm bảo lựa chọn được chủ đầu tư đủ tiềm lực tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, qua thực tế, quy trình này bộc lộ một số hạn chế, hiện Bộ GD&ĐT đang trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo quy trình, thủ tục thành lập trường Đại học nhằm khắc phục những hạn chế đó.

Riêng đối với lĩnh vực CNTT, Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo về CNTT. Trong Dự thảo này, có một số nội dung quy định về quy trình, thủ tục thành lập cơ sở giáo dục đại học chỉ đào tạo về CNTT với nhiều ưu đãi cũng như giảm bớt thủ tục hành chính nhằm thu hút mạnh mẽ chủ đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia vào công tác đào tạo nhân lực CNTT, góp phần sớm đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của xã hội.

Độc giả: Ngọc Lan - BDHN
Chúng ta nói vẫn nói tương lai của bưu chính là một ngành bưu chính điện tử, năng động và hiện đại. Vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có sự chuẩn bị như thế nào về nhân lực cho vấn đề này?

Trả lời:
Bưu chính Việt Nam đang hướng tới một ngành bưu chính năng động. Trong tương lai, bưu chính sẽ là ngành kinh tế độc lập, bên cạnh bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ công ích truyền thống như ngân hàng, tài chính, logistics, thương mại điện tử sẽ là các dịch vụ chính của bưu chính trên cơ sở ứng dụng CNTT.

Để thực hiện được mục tiêu này, ngành Bưu chính cần nhanh chóng kiện toàn nhân sự, triển khai tốt công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên trong toàn ngành từ trung ương đến địa phương. Trước mắt, ngành phải hết sức coi trọng công tác quy hoạch đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; tuyển dụng cán bộ; phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất tốt, làm chủ công nghệ hiện đại, vững vàng về quản lý kinh tế.

Thời gian qua, việc tuyển dụng nhân lực cho bưu chính trong Bộ cũng như ở doanh nghiệp đã được thực hiện công khai minh bạch thông qua việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thể có nhiều cơ hội tiếp nhận những lao động có năng lực cho sự nghiệp phát triển ngành bưu chính Việt Nam. Một số bất cập trong cơ chế chính sách đãi ngộ (lương, thưởng…) cũng đã và đang được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp.

Độc giả: Thanh Hoàng - Thanh Hoá
Xin được gửi lời chào chân trọng tới Thứ trưởng. Thưa Thứ trưởng, hiện tại việc phát triển nguồn nhân lực CNTT đang là vấn đề rất được quan tâm từ phía Bộ TT&TT, các Sở TT&TT, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, , ...đặc biệt là việc tạo dựng đội ngũ nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động Công nghiệp CNTT. Hiện tại, Theo Nghị định 71/2007/NĐ, Chỉ thị 05/2008/CT-BTTTT có giao cho Vụ Tổ chức cán bộ "..xây dựng trình Bộ trưởng các quy định về điều kiện hoạt động đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên ngành về công nghệ mới cho đội ngũ nhân lực công nghiệp CNTT.." nhưng hiện tại các quy định này chưa được ban hành. Xin Thứ trưởng cho biết: Trong thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều những cơ sở đào tạo (không chính quy) về CNTT, vậy để phát triển nguồn nhân lực cho phát triển Công nghiệp CNTT thì cần tập trung vào những khoá đào tạo nào? Những Quy định (tạm thời) về các khoá đào tạo ngắn hạn? Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Trả lời:
Cám ơn bạn. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng và được sự chỉ đạo quan tâm nhiều của Đảng, Nhà nước và các Bộ chức năng. Chắc qua phương tiện thông tin đại chúng bạn cũng biết là trong năm 2008, Bộ TTTT và Bộ GDĐT đã tổ chức nhiều Hội thảo phát triển nguồn nhân lực CNTT có sự tham gia điều hành của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với mục tiêu tìm hiểu, đánh giá lại thực trạng nguồn nhân lực CNTT, nhu cầu đào tạo, nhu cầu tuyển dụng, các loại chứng chỉ CNTT hiện tại... Tham dự các Hội thảo này với sự có mặt của các Trường ĐH, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước... Hiện nay, Bộ TTTT đang chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện hoạt động đào tạo công nghệ thông tin và cấp chứng chỉ công nghệ thông tin, kể cả việc công nhận chứng chỉ công nghệ thông tin của tổ chức nước ngoài sử dụng ở Việt Nam.
 
Như bạn cũng biết, CNTT là ngành mới, phát triển và thay đổi không ngừng đòi hỏi các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng phải liên tục cập nhật và thay đổi để kịp thời đáp ứng được với sự phát triển và nhu cầu của xã hội. Đào tạo phải gắn với nhu cầu, cơ sở đào tạo không chính qui nào nếu cung cấp chương trình bồi dưỡng  về CNTT không đáp ứng với nhu cầu của thị trường, xã hội sẽ tự bị đào thải. Thị trường hay nói cách khác doanh nghiệp sẽ là người đưa đơn đặt hàng cho các cơ sở đào tạo. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT, Bộ cũng đã có định hướng trong các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, viện nghiên cứu
- Cần tăng cường việc thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh cho người học 
 

 
Độc giả: Nguyễn Quốc Huy - Lập Thạch, Vĩnh Phúc


Thưa thứ trưởng, được biết nhà nước ta rất chú trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT, đặc biệt là hợp tác với Nhật Bản. Vậy chắc chắn là thứ trưởng biết tới dự án đào tạo HEDSPI của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội chứ? Tôi thiết nghĩ đó là mội dự án cũng không hề nhỏ, (dù lượng sv được đào tạo là không nhiều) và cũng khá là quan trọng. Tuy nhiên, Bộ đã có 1 sự quan tâm, hay giám sát những bước đi của dự án như thế nào chưa? Và chế độ đãi ngộ, cũng như những yêu cầu, đòi hỏi đối với sv của dự án,... có được Bộ lưu tâm tới không? Sở dĩ tôi đưa ra câu hỏi này là bởi vì, từ phía em của tôi đang là sv của dự án, tôi được biết khá nhiều thông tin tốt về dự án, tuy nhiên cũng không ít thông tin không hay một chút nào (trong học tập, thi cử,...) của dự án mà không tiện nói ra ở đây. Mong Bộ có 1 sự quan tâm nhất định nào đấy, để dự án này có thể thành công tốt đẹp, để những sv trong dự án sau khi ra trường không phụ lòng mong đợi của nhà nước, trở thành những kĩ sư cầu nối nền CNTT Việt Nam và Nhật Bản. Cảm ơn thứ trưởng đã lắng nghe.

Trả lời:
Xin chào bạn Quốc Huy, rất cám ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Dự án đào tạo HEDSPI là sự hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản và giao trực tiếp cho trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các trường đại học Nhật Bản thực hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông rất quan tâm đến dự án này. Ngay từ khi hình thành dự án, Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây đã nhất trí về quy mô, hình thức hợp tác, địa điểm thực hiện và hỗ trợ các thủ tục để dự án được tiến hành. Hiện nay khóa đầu tiên của dự án đã sắp sửa ra trường. Một số sinh viên xuất sắc sẽ được gửi sang Nhật tiếp tục đào tạo. Quá trình thi tuyển, chương trình đào tạo, tuyển chọn và gửi sinh viên sang Nhật Bản tiếp tục đào tạo do trường Đại học Bách khoa và Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Nếu bạn phát hiện thấy trong quá trình triển khai dự án này có những vấn đề chưa thực sự phù hợp, đề nghị bạn góp ý trực tiếp với Đại học Bách khoa Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng vào chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo thông qua dự án này.

Độc giả: Trần Trọng Kim - Bình Định
Xin Thứ Trưởng cho biết: Liên Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có chiến lược gì để phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu quốc tế?

Trả lời:
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sự phát triển nhân lực CNTT. Việc xây dựng đội ngũ chuyên gia CNTT có chất lượng cao là yêu cầu cấp thiết trong xu thế hội nhập quốc tế, khi các công ty đa quốc gia ngày càng có mặt nhiều hơn tại Việt Nam, đóng vai trò lớn hơn trong phát triển kinh tế trong nước, đồng thời Việt Nam có mong muốn xuất khẩu nhân lực CNTT sang các nước khác. Do vậy, Chính phủ, Bộ TT&TT đang có những nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bộ GD-ĐT đang có đề án thử nghiệm cho phép một số trường ĐH trong nước liên kết với các trường ĐH nước ngoài thực hiện đào tạo theo chương trình tiên tiến trên thế giới. Bộ KH-CN có hợp tác với Nhật Bản trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ sư CNTT theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Nhiều cơ sở đào tạo CNTT trong nước cũng có liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài. Hiện nay, Bộ TT&TT đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng CP về một số cơ chế đặc thù đối với việc thành lập và hoạt động của các cơ sở GD-ĐT CNTT. Theo đó, đề xuất mua bản quyền các chương trình đào tạo CNTT tiên tiến trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam. Dự thảo Quyết định của Thủ tướng CP phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nhân lực CNTT đến 2015 và định hướng đến 2020 do Bộ TT&TT xây dựng nhằm tạo đột phá về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đến 2015, 80% sinh viên CNTT đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia thị trường lao động quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, dự thảo tập trung vào chiến lược sau: - Đào tạo giảng viên có trình độ quốc tế về CNTT và tiếng Anh. - Sử dụng tiếng Anh trong đào tạo CNTT - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài phát triển nguồn nhân lực CNTT trong nước - Thu hút giảng viên nước ngoài và Việt kiều tham gia đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT trong nước - Cử người đi đào tạo về CNTT ở nước ngoài.

Độc giả: Trương Quốc Phong - Bình Định
Xin hỏi Bộ có chính sách gì để bồi dưỡng và đào tạo khi nguồn lực CNTT chất lượng còn thiếu? Bản thân tôi là cán bộ chuyên môn CNTT, tôi muốn học tập và nâng cao về chuyên môn CNTT, nhưng bản thân không đủ kinh phí để học tập. Hỏi Thứ Trưởng có chính sách gì để hỗ trợ những người có nguyện vọng như chúng tôi?

Trả lời:
Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích, đẩy mạnh đào tạo nâng cao năng lực trình độ của người lao động, trong đó có lĩnh vực CNTT để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với lao động làm việc trong khu vực hành chính nhà nước, Nhà nước bố trí nguồn kinh phí đào tạo cán bộ trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cán bộ cho các cơ quan, đơn vị. Đối với khu vực doanh nghiệp, nhà nước khuyến khích xã hội hóa đào tạo. Lao động CNTT trong các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp nên các doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao trình độ của người lao động trong doanh nghiệp mình. Vì vậy, bên cạnh sự cố gắng của bản thân bạn, tùy môi trường công tác hiện nay, bạn có thể kiến nghị với cơ quan, đơn vị bạn đang công tác để xin hỗ trợ kinh phí cho học tập, nâng cao trình độ.

Độc giả: Nguyễn Tây KHoa - P406A4ktxdhgtvt
em xin hỏi Việt Nam mình rất thiếu nhân lực trình độ cao trong truyền thông khi mà các trường cứ đào tạo đại trà thì sinh viên ra trường vừa thừa vừa yếu? Tại sao có quá nhiều mạng viễn thông chất lượng chưa cao lại hoạt động cùng lúc? sao ko hợp nhất để cùng nhau tiến đến 3G?

Trả lời:
- Về ý thứ nhất, chất lượng đào tạo, tôi đã vừa trả lời bên trên, xin mời bạn tham khảo.

- Ý thứ 2, xin trả lời bạn như sau:
 
Hiện nay VN đã gia nhập WTO. Theo quy định hiện hành, nhà nước không hạn chế số lượng DN viễn thông. Việc có tham gia vào thị trường viễn thông hay không hoàn toàn do DN quyết định, trên cơ sở: còn nguồn tài nguyên viễn thông hay không, DN có dự báo thị trường và phương án kinh doanh tốt hay không…
 
Liên quan đến chất lượng của các mạng viễn thông, Bộ TT-TT đã ban hành quy định về quản lý chất lượng, tiến hành thanh kiểm tra, công khai công bố chất lượng mạng cho người sử dụng. Tôi cho rằng, chính sách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng là cho họ có quyền lựa chọn mạng, dịch vụ với giá cả phù hợp nhất cho mình.
 
Về ý bạn hỏi, tại sao các DN không hợp nhất để tiến lên 3G, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào các DN và do thị trường quyết định. Có thể, trong tương lai, DN nào hoạt động không hiệu quả, sẽ phải tính đến phương án hợp nhất hoặc phá sản.

Bộ trưởng Lê Doãn Hợp tham gia trả lời một số vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Ảnh: Hưng Hải.
Độc giả: Ha Do - Hanoi

Xin Thứ trưởng cho biết khái quát về thực trạng của ngành Công nghiệp Điện tử - CNTT ở Việt Nam hiện nay. Chiến lược và chính sách, định hướng phát triển, nhu cầu, đào tạo nguồn nhân lực trong ngành này thế nào? Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Trả lời:
Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp Điện tử - CNTT của Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng, với tốc độ 20-30%/năm. Năm 2006, doanh thu ngành ước đạt khoảng 3tỷ USD, trong đó công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính 2 tỷ 540 triệu USD, phần mềm là 350 triệu USD, nội dung thông tin số khoảng 110 triệu USD. Năm 2007, doanh thu của ngành khoảng 3,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 2 tỷ USD, phần mềm 498 triệu USD, (bao gồm 180 triệu USD gia công cho nước ngoài), thị trường tăng trưởng mạnh ở mức 20%/năm.

Một làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào CNTT từ các quỹ như Dragon Capital, IFC, IDG, MEF... và các tập đoàn đa quốc gia như Intel, IBM, Motorola, Canon, Fujitsu, Foxconn, Compal... Ước khoảng 10 tỷ USD đầu tư trong năm 2007 là đầu tư vào lĩnh vực CNTT-TT. Về nguồn nhân lực, đến nay có khoảng 100 ngàn người làm việc trong lĩnh vực viễn thông, 100 ngàn trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, 35 ngàn trong lĩnh vực phần mềm, 21 ngàn về nội dung thông tin số. Ngoài ra còn có khoảng 95 ngàn chuyên gia CNTT làm trong các ngành khác.

Về định hướng và phát triển CNTT-TT, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử - CNTT Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020(quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007). Xin khái quát những nét chính như sau: - Mục tiêu đến năm 2010, doanh thu của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đạt 4-6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3-5 tỷ USD, tạo 300 ngàn việc làm và tốc độ tăng trưởng từ 20-30%/năm. Về chi tiết, bạn có thể tham khảo tại website của Bộ TT&TT.

Độc giả: nguyen tai manh - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thua thu truong. Tinh hinh dao tao nguon nhan luc TT-TT ko dap ung dc nhu cau cho nghanh CNTT: Thu nhat là: Sv ra truong ko lam viec dc ngay cho cong ty, tham chi cong ty phai dao tao lai it nua nam Thu hai: CNTT moi ngay lai thay doi nhanh trong nen theo toi thi giao trinh bien soan cho sv o các truong CNTT lieu co theo kip voi su thay doi do ko, hay la toi dy bo co bien phap gi chang. Thu ba: Mot so cong ty hien nay nhu cau vê CNTT rat lon, nhung viec tim nguoi quan ly he thong do ko phai la de mac du LD CNTT nhieu phai chang la cac cong ty ko tin tuong lam vao dao tao. Xin thu truong cho y kien ve cac van de vua neu. Xin cam on thu truong!

Trả lời:
1. Về vấn đề sinh viên CNTT ra trường không tìm được việc làm ngay mà phải đào tạo thêm một thời gian là một vấn đề thực tế, không chỉ diễn ra đối với ngành CNTT-TT mà còn cả đối với các ngành khác vì trường ĐH chủ yếu đào tạo những kiến thức khoa học cơ bản hơn là đào tạo nghề, do vậy khi làm việc thực tế, các DN cần có những đào tạo bổ sung thích hợp để người mới tốt nghiệp nhanh chóng hoà nhập được với môi trường công việc mới.

Để thu ngắn thời gian làm quen, các trường ĐH cần tăng cường thời gian thực tập tại các DN, cơ quan tổ chức để sinh viên làm quen thực tế và có kinh nghiệm làm việc nhất định. Tháng1/2008, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT, đáp ứng nhu cầu xã hội. Tại đó, rất nhiều cơ sở đào tạo và DN đã ký được hợp đồng đào tạo theo yêu cầu DN. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT và Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhằm khuyến khích các trường và DN tăng cường gặp gỡ, đẩy mạnh công tác đào tạo theo yêu cầu DN.

2. Về vấn đề thứ 2, chương trình đào tạo chưa theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của CNTT, đề nghị bạn xem phần trả lời ở trên.

3. Công việc quản lý hệ thống CNTT là một công việc phức tạp, đòi hỏi không chỉ kỹ năng chuyên môn mà còn cần có kinh nghiệm làm việc, hiểu biết nhất định về hệ thống quản lý, kinh doanh của DN. Để tuyển dụng được những ứng viên thích hợp, DN cần có chiến lược quảng cáo, tìm người thích hợp( ví dụ như qua VietnamWork). Đặc biệt, DN cần có chế độ đãi ngộ mang tính cạnh tranh cao để có thể tuyển dụng và giữ được nhân lực giỏi.
 

Độc giả: Nguyễn Chí Trung - HCM
Với sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông hiện nay dã thể hiện nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vừa thiếu, vừa yếu. Các báo lớn hiện nay đều đang tuyển nhân sự nhưng những người đáp ứng được yêu cầu đối với báo chí truyền thông hiện đại(Multimedia) tuyển được quá ít. Bộ TT&TT có đánh giá gì về thực trạng này và các giải pháp mà Bộ sẽ đưa ra trong thời gian tới như thế nào? Xin cảm ơn Thứ trưởng.

Trả lời:
Hiện nay ở nước ta có 3 cơ sở đào tạo bậc đại học về báo chí, trong đó mới chủ yếu đào tạo cho 3 ngành: báo in, phát thanh và truyền hình. Số lượng các nhà báo được đào tạo chuyên ngành báo chí mới chiếm 1/3, 2/3 các nhà báo hiện nay được đào tạo từ các trường đại học khác và họ được đào tạo nghiệp vụ tại các cơ quan báo chí.
 
Vì thế, trong những năm qua, Bộ Văn hoá Thông tin và nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các nhà báo trong đó có đào tạo về báo chí truyền thông hiện đại (multimedia), trong đó có cả việc phối hợp đào tạo với các nước có nền báo chí hiện đại. Tuy nhiên, so với nhu cầu của các báo hiện nay thì chưa thể đáp ứng được.
 
Chúng tôi cho rằng vấn đề bạn đặt ra là rất đúng và đây vừa là trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông vừa là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo về báo chí. Đặc biệt các cơ sở đào tạo phải đổi mới hệ thống giáo trình, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cần mở rộng hơn việc hợp tác đào tạo với nước ngoài về phương thức, công nghệ làm báo hiện đại.
 
Trong bối cảnh hội tụ công nghệ, thông tin nhanh, đa dạng, đa chiều đòi hỏi người làm báo phải vừa có kiến thức báo chí, vừa có kiến thức chuyên ngành về từng lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội...) đồng thời phải có bản lĩnh chính trị vững vàng mới có thể đảm bảo cho các thông tin trên báo chí trung thực, khách quan, khoa học đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng. Vì lẽ đó việc đào tạo cho đội ngũ người làm báo càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có trách nhiệm cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo báo chí xây dựng chiến lược đào tạo cho đội ngũ người làm báo nước ta có trình độ ngang tầm với các nhà báo quốc tế.

Độc giả: Trần Thiên Thành - Đại học Quy Nhơn
Tại sao đào tạo CNTT nói chung ở VN chưa có các chuẩn về đào tạo. Từ đó mới hình thành nên chương trình và giáo trình,... Việc xét duyệt, xây dựng chương trình đào tạo CNTT hiện nay rất chậm nên khi xây dựng xong đã lạc hậu. Nếu yêu cầu giảng viên dạy CNTT phải thường xuyên cập nhật kiến thức thì phải có chính sách riêng (như giảm giờ chuẩn giảng dạy, tăng giờ nghiên cứu, ứng dụng, ...) và cũng nên có chương trình đào tạo thường xuyên cho giảng viên CNTT.

Trả lời:
Cám ơn bạn, Câu hỏi này của bạn trùng với câu hỏi của bạn Đặng Văn Nam - Sóc Sơn - Hà Nội, tôi xin trả lời luôn cho cả 2 bạn:

 Theo Luật Giáo dục, thì việc ban hành và phê duyệt chương trình khung đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân  thuộc thẩm quyền của Bộ GDĐT. Căn cứ trên chương trình khung này, các cơ sở đào tạo sẽ xây dựng các nội dung đào tạo chuyên ngành phù hợp với mã ngành đào tạo đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Bạn có thể tham khảo tại trang điện tử của Bộ GDĐT theo địa chỉ: www.moet.gov.vn
 
Độc giả: Vu Khanh Hoang - Long Bien_Ha Noi
Hiện nay em đang theo học ngành Công nghệ DTVT.Nhưng là hệ tại chức,liệu cơ hội xin việc làm của em có cao không khi mà hầu hết các nơi tuyển dụng đều yêu cầu là phải Chính quy? Và ngành em học sau khi ra trường sẽ như thế nào?

Trả lời:
Đúng là hiện nay có một số công ty yêu cầu tuyển nhân sự tốt nghiệp chính quy, tuy nhiên không phải là tất cả các công ty đều yêu cầu như vậy.
 
Tôi cho rằng, hình thức đào tạo chính quy hay tại chức không quan trọng. Quan trọng hơn là thực lực trình độ và khả năng thích nghi công việc của bạn mới quyết định khả năng tìm kiếm công việc mới.  
 
Về ngành học mà bạn hỏi, tôi cho rằng, lĩnh vực Điện tử viễn thông hiện nay phát triển rất tốt, nên cơ hội việc làm rất nhiều. Vì thế cơ hội tìm việc làm của bạn không khó.

Độc giả: Hồ Quang Bửu - Quảng Nam
Kính thưa Thứ Trưởng, Tôi xin hỏi thứ trưởng, hiện nay nguồn nhân lực CNTT và truyền thông tại các địa phương rất hiếm, trình độ không đồng đều, vừa yếu vừa thiếu. Chính vì vậy việc quản lý và phát triển để làm sao trở thành một chính quyền điện tử trong tương lai là rất xa. Thứ trưởng có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Trả lời:

Ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của đời sống xã hội là xu hướng tất yếu mà các nước đang hướng tới. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Trong các ứng dụng CNTT, có ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước để phục vụ tốt hơn cho quản lý, điều hành và hướng tới Chính phủ điện tử. CNTT là công cụ quan trọng không thể thiếu được để thực hiện Chính phủ điện tử. Tuy nhiên CPĐT còn phụ thuộc nhiều các yếu tố khác mà trước hết có tính nền tảng là cải cách hành chính, tiếp đến là trình độ dân trí, tập quán của người dân...

Vì vậy phát triển Chính phủ điện tử phải thực hiện từng bước và có các giải pháp thích hợp theo lộ trình cụ thể. Để phát triển nguồn nhân lực CNTT nói chung trong đó có nhân lực CNTT  cho Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ  Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Bộ TT&TT cũng đã đề xuất cơ chế chính sách đặc thù cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành về CNTT (đã trình Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Độc giả: Ha Do - Hanoi
1. Chương trình đào tạo kỹ sư CNTT do các trường tự xây dựng dựa theo Chương trình khung của Bộ Giáo Dục. Vậy Bộ TT-TT có vai trò và sự phối hợp thế nào với Bộ Giáo Dục, với các trường để xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng tốt hơn? Bộ TT-TT có tham gia vào quá trình kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo hay không? 2. Bộ TT-TT có ban hành chuẩn kỹ sư Điện- Điện tử, Viễn Thông, CNTT hay không? Bộ TT-TT có tham gia vào quá trình kiểm định, sát hạch kỹ sư hay không?

Trả lời:
1-Việc xây dựng các chương trình đào tạo kỹ sư CNTT do các  trường tự xây dựng dựa trên Chương trình khung do Bộ Giáo Dục và Đào tạo xây dựng và ban hành. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo Dục và Đào tạo trong quá trình xây dựng Chương trình khung này. Bộ cũng phối hợp với Bộ Giáo Dục và Đào tạo trong việc kiểm định chất lượng của các chương trình đào tạo về CNTT.    
 
2-Việc xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn về các trình độ đào tạo CNTT, trong đó có chuẩn kỹ sư Điện- Điện tử, Viễn Thông, CNTT do Bộ Giáo Dục và Đào tạo xây dựng và ban hành có sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, Bộ TT-TT không trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm định, sát hạch kỹ sư.

Độc giả: nguyen manh hung - thanh hoa
Xin thứ trưởng cho biết "hiện nay đang có rất nhiều loại hình đào tạo từ xa về công nghệ thông tin" thứ trưởng nghĩ sao về hình thức đào tạo này.Trong khi các sinh viên các trường các trung tâm ra trường rất khó xin viẹc vì tầm bằng nay.?

Trả lời:

 
Cám ơn bạn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đề án đào tạo từ xa đối với một số chuyên ngành và cũng lựa chọn một số trường đại học được đào tạo từ xa (12 trường). Hiện nay, một số trường đã chiêu sinh theo chương trình đào tạo từ xa trong đó có Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (chỉ tiêu đào tạo từ xa năm 2008 là 4.000). Hình thức đào tạo từ xa về công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho người học trong việc tiếp cận các chương trình tiên tiến, kiểm tra, thi, làm các đề án luận văn qua nhóm và qua mạng với các công nghệ tiên tiến.

Hiện nay, không những đã có đa tạo từ xa ở chương trình đại học mà hình thức này còn phát triển đối với các chương trình ngắn hạn, chuyên ngành, nâng cao. Với hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin ngày càng phát triển như Việt Nam, hình thức đào tạo từ xa sẽ càng phát triển và phổ biến trong xã hội.

Việc nâng cao chất lượng và quy chuẩn quá trình đánh giá kết quả học tập sẽ bảo đảm uy tín cho các văn bằng tốt nghiệp các chương trình này và do đó cũng sẽ được xã hội công nhận.

Độc giả: Nguyễn Châu An - HưngYên
Chào Thứ trưởng! Tôi là cử nhân Văn hóa, hiện làm cán bộ quản lý Báo chí - xuất bản của ngành TT&TT, bây giờ tôi muốn học cao học về chuyên ngành này thì học ở đâu, tôi có thể học cao học chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực của ngành TT&TT được không?

Trả lời:
Chào bạn, trước hết, xin hoan nghênh bạn đã có mong muốn nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản. Bạn có thể đăng ký dự thi cao học, tiến sĩ về các chuyên ngành này tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Khoa Báo chí - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội và Khoa Báo chí - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Việc học chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực của ngành thông tin truyền thông, bạn phải thực hiện theo đúng quy trình thi tuyển của Bộ GD&ĐT, chuyên ngành cụ thể nào thì phải do bạn tìm hiểu và lựa chọn.

Độc giả: lethanhminh - 4 -tonthattung-hanoi
Xin thứ trưởng cho biết những tiêu chuẩn cơ bản nhất của cán bộ trẻ trong ngành truyền thông cần phải có trong vòng 10 nãm tới là gì ? trong đó phẩm chất nào là cần nhất?thứ trưởng dự báo nước ta cần bao nhiêu cán bộ trẻ trong ngành trong 10 nãm tới? xin cảm ơn.
Trả lời:

Xin chào bạn, cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Tôi đoán chắc bạn sẽ là đại diện cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước trong 10 năm tới. Tôi nghĩ rằng, dù thời đại nào đi nữa thì đất nước vẫn cần những người con với các tiêu chí và phẩm chất như sau:

- Yêu nước và  luôn sẵn sàng phục vụ cho đất nước
- Phẩm chất chính trị và lập trường kiên định
- Có trình độ, có tri thức và không ngừng học tập, cập nhật và nắm bắt các tri thức mới
- Năng động, chủ động, sáng tạo
- Giỏi ngoại ngữ
 
Tôi nghĩ rằng phẩm chất nào cũng quan trọng. Vì vậy, tôi khuyên các bạn trẻ nên cố gắng rèn luyện và trau dồi phẩm chất đạo đức và tri thức để khi đất nước cần thì sẵn sàng phục vụ và cống hiến.
 
Trước đây, Bộ mới xây dựng dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho giai đoạn 2010 - 2020 cho lĩnh vực bưu chính, viễn thông và CNTT. Tuy nhiên theo chức năng, nhiệm vụ mới, Bộ được giao thêm mảng báo chí và xuất bản vì vậy Bộ cũng đang xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành thông tin và truyền thông. Nên câu hỏi của bạn, tôi sẽ trả lời khi nào có số liệu chính thức.
 
Độc giả: nguyen dinh tien - Quảng Ngãi
Thưa thứ Trưởng! Theo em được bíet hiện nay ở nước ta ngành CNTT đang phát triển rất nhanh, nhưng so với các nước tiên tiến thì chúng ta còn thua rất xa, trong khi đó sinh viên mới ra trường ở nước ta cũng chỉ trang bị những chương trình cơ bản mà thôi. Xin thứ Trưởng cho biết những giải pháp, định hướng trong tương gần cho ngành CNTT phát triển như thế nào cho hợp lý với quá trình phát triển như hiện nay? Xin cản ơn Thứ Trưởng!

Trả lời:
Cám ơn bạn, như bạn đã biết công nghệ thông, viễn thông là một ngành mang tính chất toàn cầu. Để có thể liên lạc, giao tiếp trên mạng thì các nước cần một hệ thống công nghệ và tiêu chuẩn tương thích. Như vậy, có thể nói ở Việt Nam chúng ta cũng đang sử dụng những công nghệ tiên tiến không kém so với quốc tế.

Chính vì vậy, đòi hỏi những người sử dụng đặc biệt là sinh viên mới ra trường cũng phải có trình độ tương đương để có thể quản trị, phát triển, duy trì hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông. Chính phủ, Bộ đã ban hành nhiều chiến lược quy hoạch, kế hoạch để bảo đảm Việt Nam có trình độ phát triển về công nghệ thông tin và truyền thông tương đương với các nước phát triển trong khu vực trước năm 2020. Hy vọng với kiến thức thực chất được đào tạo tốt ở các trường đại học bạn cũng sẽ tự tin đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước trong thời gian tới

Độc giả: nguyen van Luc - bac giang
Tinh hinh nhan luc CNTT trong cac co quan nha nuoc nhu the nao? co phai che do dai ngo cua cac co quan nha nuoc ko = cac cong ty tu nhan??

Trả lời:
Nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhân lực CNTT ở các tỉnh, huyện, xã ở cách xa trung tâm thành phố lớn còn thiếu và yếu, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi. Điều này dẫn đến khả năng phát triển ứng dụng CNTT giữa các địa phương không đồng đều.

Do đó, nói chung nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về ứng dụng CNTT, cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước.
 
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân về điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, có những nguyên nhân về chính sách đãi ngộ đối với đặc thù ngành nghề CNTT. Tuy nhiên, về mặt thu nhập, đây cũng là tình hình chung của cán bộ công chức, viên chức chứ không phải của riêng cán bộ CNTT.

Ý kiến của bạn so sánh về chế độ đãi ngộ giữa cán bộ CNTT trong cơ quan nhà nước và trong các công ty tư nhân, thu nhập của cán bộ CNTT trong cơ quan nhà nước hiện nay nhìn chung thấp hơn khu vực tư nhân là một thực tế, cũng là thực tế thu nhập của tất cả các khối hành chính sự nghiệp thấp hơn so với khối doanh nghiệp.

Đây là một vấn đề lớn, tôi được biết Đảng và Chính phủ đang có những nghiên cứu và giải pháp chung khắc phục tình trạng này. Tôi hy vọng rằng với trình độ và tâm huyết của người làm CNTT sẽ cùng với Chính phủ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay để cùng với đất nước phát triển mạnh kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực CNTT.

Độc giả: Nguyễn Thế Lực - Hải Phòng

Xin Thứ trưởng cho biết: Trong đề án phát triển nhân lực CNTT đến năm 2020, quý Bộ có đặt ra vấn đề xây dựng đội ngũ "chuyên gia" trong lĩnh vực này không? Nếu có, thì những tiêu chí và giải pháp xây dựng nó là gi?

Trả lời:
Xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực CNTT là một trong các nội dung của Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020. Đội ngũ này bao gồm các giảng viên có trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ) về CNTT tại các trường đại học, cao đẳng, các nhà nghiên cứu về CNTT tại các viện nghiên cứu và các chuyên gia cao cấp về CNTT trong các doanh nghiệp CNTT.

Các giải pháp xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực CNTT là: Ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho đào tạo Tiến sỹ, Thạc sỹ về công nghệ thông tin; Tiếp tục sử dụng ngân sách Nhà nước (Đề án 322) để gửi cán bộ đi đào tạo bậc cao về công nghệ thông tin ở nước ngoài, Tập trung đào tạo, bồi dưỡng và bổ sung giảng viên công nghệ thông tin có trình độ Thạc sỹ trở lên cho các trường đại học, cao đẳng; Xây dựng và triển khai thực hiện dự án đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên cứu trong các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ thông tin; Xây dựng cơ chế thu hút và lưu giữ chuyên gia công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông trình độ cao ở nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài) vào làm việc tại Việt Nam; Xây dựng và triển khai thực hiện dự án phát hiện các tài năng trẻ, tổ chức bồi dưỡng và đào tạo các tài năng nhằm phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin của đất nước.

Độc giả: Hạnh Nguyên - Hà Nội
Xin đồng chí Thứ trưởng cho biết trong tình hình hiện nay Bộ đã co những định hướng gì về đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho ngành thông tin và truyền thông?

Trả lời:

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi này. Đây cũng là một vấn đề được Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đặc biệt quan tâm. Hiện Bộ trưởng đang có mặt tại đây và trực tiếp trả lời câu hỏi này của bạn.

 Ảnh: Hưng Hải.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp:

Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong thời gian qua đã đưa ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu thông tin của xã hội. Để nắm bắt và tiếp thu một cách hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ, đưa ngành Thông tin, Truyền thông phát triển bền vững và hội nhập thành công, Bộ Thông tin và Truyền thông có một số định hướng về đào tạo nguồn nhân lực bậc cao như sau:

Một là, tập trung triển khai công tác đào tạo thầy giáo để đào tạo trò;

Hai là, triển khai mô hình đào tạo theo phương thức: các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo trên cơ sở tận dụng tối đa giáo viên giỏi, có kế hoạch mời các chuyên gia giỏi, của các ngành, lĩnh vực cùng tham gia; đồng thời mời các chuyên gia quốc tế vào giảng dạy.

Ba là, nên thành lập Quỹ đào tạo bậc cao trên cơ sở đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Bốn là, báo cáo Chính phủ cho phép thành lập trường đại học Thông tin và Truyền thông Quốc gia để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực ở bậc cao và chuyên ngành.

Năm là, tổ chức đào tạo từ thực tiễn thông qua công tác luân chuyển cán bộ trong ngành, từ trung ương đến địa phương.

Sáu là, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cấp học bổng đào tạo nguồn nhân lực bậc cao;

Thứ trưởng Trần Đức Lai:

 
Thay mặt Bộ Thông tin và Truyền thông,  tôi xin cảm ơn các quý vị  đã tham gia trao đổi toạ đàm. Sự tham gia của quý vị thể hiện mối quan tâm, nhiệt tình đầy trách nhiệm của quý vị đến sự phát triển nguồn nhân lực của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Trong buổi sáng hôm nay tôi đã nhận được câu hỏi và góp ý của trên 150 câu hỏi và góp ý trao đổi quý vị của độc giả. Do thời lượng có hạn tôi chỉ trả lời 50 nhóm câu hỏi mà quý vị độc giả quan tâm nhất.

Những ý kiến đóng góp cũng như những kiến nghị, đề xuất của quý vị hôm nay có thể nói là những gợi mở, những phản ảnh của nhu cầu thực tiễn rất quan trọng giúp chúng tôi xây dựng hoặc điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành. Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trao đổi đóng góp hơn nữa trong thời gian tới.

Cảm ơn Ban Tổ chức, cảm ơn các báo điện tử ICTnews, VietnamNet, VTCnews đã kịp thời chuyển đến độc giả những nội dung của cuộc toạ đàm này.

Sau buổi toạ đàm trực tuyến này, nếu các quý vị còn ý kiến trao đổi xin tiếp tục gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông theo địa chỉ: giaoluu@mic.gov.vn.  Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp nhận để trao đổi hoặc trả lời ý kiến của quý vị. Xin chân thành cảm ơn.

  • Bộ TT&TT(Ảnh: Hưng Hải)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>