221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1108034
Quản thuê bao trả trước: Mải lợi ích, quên trách nhiệm!
1
Article
null
Quản thuê bao trả trước: Mải lợi ích, quên trách nhiệm!
,
  - Bốn câu chuyện về quản lý thuê bao di động trả trước ở các quốc gia phát triển khác nhau, nhưng đều phản ánh rõ nét về vai trò quan trọng của nhà cung cấp dịch vụ di động trong việc quản lý thông tin khách hàng, và sự cân đối giữa lợi nhuận kinh doanh và trách nhiệm đi kèm.

Bất cứ ai, kể cả trẻ nhỏ, cũng có thể dễ dàng mua được các bộ simcard trả trước tại các cửa hàng bán lẻ Sim - Thẻ cào như thế này mà không cần bất kỳ loại giấy tờ tuỳ thân nào.
Câu chuyện 1

Độc giả Nguyễn Phước, TP.HCM (phuocmai....@hcm.vnn.vn) chia sẻ với VietNamNet: "Cuối tháng 8/2008, chúng tôi đi công tác tại Puna, Ấn Độ. Do đi gấp và ngắn ngày nên qua đó mới mua thẻ điện thoại trả trước. Ấn Độ có các thủ tục như sau : - 1 photocopy trang passport có ảnh (dân sở tại thì photocopy căn cước) - 1 photocopy trang đóng dấu visa nhập cảnh - 1 ảnh 2x3 hoặc 3x4 cm - 1 bản quy định kiêm hóa đơn, 2 trang, khá nhiều quy định và phải ký tên, ghi rõ họ tên sau điều khoản đã đọc và đồng ý các quy định.

Theo quy định, khách giữ 1 bản, cửa hàng giữ 1 bản, họ nói là cuối ngày phải đi nộp lên nhà cung cấp. 30 phút sau, thẻ được mở, gọi được, đúng như người bán hàng nói. Đây là mua thẻ sim trả trước ở 1 cửa hàng trong khu bán hàng bình dân ở khu vực nhỏ có một bến xe taxi. Theo các bạn du học sinh bên đó kể, thì mua ở đâu trong thành phố này cũng phải như vậy. Nếu là dân sở tại và người nước ngoài tạm trú dài hạn, thì phải có thêm giấy xác nhận của cảnh sát địa phương, thủ tục này cũng đơn giản và nhanh, tuyệt đối không thấy có vòi vĩnh hối lộ.

Một du học sinh có thể mua nhiều thẻ cho đồng hương qua làm việc ngắn hạn, nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì đã ký khi mua thẻ. Khi một người trong đoàn chúng tôi phàn nàn về thủ tục rắc rối, người bán hàng mở ngăn kéo lấy ra khoảng hơn 20 bộ giấy tờ đủ các bản copy, ảnh, hóa đơn kiêm quy định cho xem. Hôm đó, chỉ có chúng tôi là nhóm người nước ngoài duy nhất mua thẻ ở đấy, tức là bất cứ ai mua thẻ ĐTDĐ trả trước dù “ta” hay “tây” cũng phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục đó."

Câu chuyện 2

 

Độc giả Vũ Phạm Minh Tuấn, Quận 4, TP. HCM (tuanminis...@yahoo.com.vn) chia sẻ: "Cách đây mấy tháng khi tôi qua Mỹ. Để thuận tiện liên lạc với bạn bè, tôi đã mua một SIM thuê bảo trả trước cũng hãng di động T-Mobile. Giá SIM trả trước khá đắt (và sau đó tôi cũng được biết cước liên lạc trả trước cũng đắt không kém).

Tôi lại càng bất ngờ hơn khi nhân viên bán hàng nhất quyết yêu cầu tôi trình Hộ chiếu để khai tên tuổi, sau đó mới bán sản phẩm. Cũng may là lúc ấy tôi có mang theo hộ chiếu. Dù hơi phiền nhưng ngẫm lại mới thấy cách quản lý như thế mới thực sự chặt chẽ.

Câu chuyện 3

Bản hợp đồng khách hàng mua Sim trả trước của hãng Orange tại Kourou, French Guiana (Nam Mỹ). Ảnh: Bình Minh.
Trong chuyến công tác tới Trung tâm vũ trụ châu Âu tại Kourou, French Guiana (Nam Mỹ) để tường thuật trực tiếp sự kiện phóng vệ tinh VINASAT-1 lên vũ trụ vào cuối tháng 4/2008, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của PV VietNamNet là phải mua thêm một Sim ĐTDĐ trả trước của nhà cung cấp bản địa để đảm bảo liên lạc về Toà soạn, đề phòng trường hợp kết nối roaming của MobiFone bị nghẽn đột xuất.

Do phần lớn thời gian phải dành cho tác nghiệp trong trung tâm vũ trụ, nên PV VietNamNet phải nhờ một chuyên gia kỹ thuật người Việt Nam của dự án VINASAT-1 mua giúp một chiếc Sim ĐTDĐ trả trước của hãng Orange với giá 35 Euro (hơn 700.000 VNĐ), với số tiền trong tài khoản là 10 Euro, đủ gọi về Việt Nam khoảng... 2 phút rưỡi.

Dù là vùng thuộc địa của Pháp tại Nam Mỹ với dân số vẻn vẹn vài triệu người, nhưng các nguyên tắc quản lý thuê bao di động trả trước không vì thế mà lỏng lẻo. Để mua được Sim ĐTDĐ trả trước tại một cửa hàng tạp hoá, chuyên gia kỹ thuật người Việt đã phải trình hộ chiếu, ký vào hai bản hợp đồng với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ về mục đích sử dụng chiếc Sim, cùng tuỳ chọn người mua có cho phép niêm yết số điện thoại đó lên cuốn danh bạ điện thoại hay không.

Cửa hàng bán Sim theo quy định phải photo lại hộ chiếu và visa của người mua. Hợp đồng sau khi đã điền đầy đủ thông tin cá nhân của khách hàng như số hộ chiếu, người bán và ký xác nhận, đóng dấu, cửa hàng đại lý  sẽ giữ một bản chuyển cho nhà cung cấp, phía người mua giữ một bản.

Do kênh liên lạc roaming và kết nối viễn thông quốc tế của French Guiana rất hẹp vì nhu cầu liên lạc và mật độ dân số thấp, nên thời gian để thực hiện một cuộc gọi qua thuê bao roaming và chờ gọi lại rất lâu. Nhờ có chiếc Sim Orange, quá trình liên lạc về Việt Nam của PV VietNamNet đã thuận tiện hơn rất nhiều, giúp PV "nháy máy" báo hiệu cho toà soạn biết thời điểm cần liên lạc để tiến hành ghi âm các cuộc điện thoại gọi sang cho PV tường thuật trực tiếp từ chân bệ phóng VINASAT-1.

Câu chuyện 4

Hà Nội, tháng 8/2008, góc đường ngã tư Hàng Mắm, Hàng Tre, 12h30 đêm, một trong những tụ điểm bán thẻ cào điện thoại muộn nhất của Thủ đô. Dừng xe trước một cửa hàng lụp xụp kéo hờ cánh cửa xếp, bà cụ bán hàng đang ngồi ngủ gật, choàng tỉnh hỏi PV VietNamNet theo phản xạ quen thuộc: - Vina, Mobi hay Viettel hả cậu? Loại bao nhiêu?

- Có Sim Vina trả trước khuyến mại không bác? Loại nào rẻ mà khuyến mãi nhiều ấy, không cần chọn số đẹp đâu.

- Đây, có ngay! Sim 50 ngàn, đăng ký kích hoạt tài khoản xong có khuyến mãi thành 160 ngàn nhé. Rẻ hơn cả mua thẻ cào.

- Thôi, cháu ngại đăng ký lắm, soạn tin nhắn lằng nhằng mà gửi mãi vẫn chả đúng được. Có loại nào lắp vào máy gọi được luôn không?

- Yên tâm, con nhà cô nó ngồi trông hàng rỗi, đăng ký kích hoạt hết cả rồi, không sắp hết đợt khuyến mãi lại được ít tiền. Sim bóc ra luôn rồi nhé. Cứ lắp vào kiểm tra tài khoản, đủ 160 ngàn cô mới lấy tiền của chú.

Tôi lắp thử sim rồi gọi 900 kiểm tra thử, quả đúng tài khoản còn 160 ngàn thật. Đưa tờ 50 ngàn cho bà cụ rồi phóng xe đi, việc mua bán đơn giản như tôi vừa mua chiếc bánh mỳ hay gói xôi ăn đêm.

Đã từng nghiêm túc

Từ năm 1999, MobiFone khởi đầu việc cung cấp dịch vụ thuê bao trả trước. Trong những năm 2000 - 2003, việc khai báo thông tin cá nhân, photo CMND khi mua thẻ simcard trả trước đã được VinaPhone và MobiFone áp dụng khá tốt theo nguyên tắc chung của các nhà cung cấp dịch vụ di động theo tiêu chuẩn châu Âu.

Nhưng tới năm 2004, khi Viettel Mobile ra đời, cùng các chương trình khuyến mãi rầm rộ nhằm thu hút thuê bao mới cho mạng 098, những quy định khai báo thông tin cá nhân trước kia vô tình trở thành hạn chế cạnh tranh của hai mạng di động đàn anh. Và theo lẽ đương nhiên, hạn chế cần phải được dỡ bỏ. Để cạnh tranh, các bộ sim kit của VinaPhone, MobiFone liên tục ra đời với mức giá ngày càng giảm, từ 220.000đ, giảm xuống 150.000đ, 100.000đ, rồi xuống tới 65.000đ.

Trào lưu tặng tiền khi kích hoạt sim trả trước mới cũng được phổ biến giữa các mạng di động nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Các đại lý bán simcard cũng nhanh nhẹn lắp sim kích hoạt trước cả khi bán cho khách để được khuyến mãi thêm nhiều tiền vào tài khoản. Giá mua sim mới để gọi thậm chí còn rẻ hơn mua thẻ cào nạp tiền.

Trên thực tế, tình trạng một người sử dụng nhiều sim ĐTDĐ để tận dụng tiền khuyến mãi cũng đã trở nên rất phổ biến. Ảnh: Thế Phong.
Ngày 3/6/2008, Bộ Thông tin & Truyền thông công bố trên toàn quốc hiện có khoảng 48 triệu thuê bao di động đang được kích hoạt, nhưng tỉ lệ thuê bao trả trước chiếm tới hơn 90%. Tính sơ bộ, từ giữa năm 2007 đến giữa năm 2008, Việt Nam đã có thêm khoảng 20 triệu thuê bao di động, một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Nhưng trên thực tế, tình trạng một người sử dụng nhiều sim ĐTDĐ để tận dụng tiền khuyến mãi cũng đã trở nên rất phổ biến.

Lời kết

 

Lợi ích thì có thể nhìn thấy ngay là nhà nhà có di động, người người có di động. ĐTDĐ không còn là một món đồ trang sức xa xỉ như trước đây nữa, mà cậu học trò, anh bảo vệ, hay chị bán đồng nát giờ cũng có thể rút alô ra gọi điện, nhắn tin mọi lúc mọi nơi. Sự liên lạc tiện lợi nhờ công nghệ di động là điều có thể thấy rõ.

Nhưng mặt hại, ở góc độ nhà quản lý, có thể thấy các mạng di động đã đốt kho số một cách vô tội vạ khi chạy đua tăng số lượng thuê bao trả trước mới, dẫn tới bùng nổ tình trạng thuê bao ảo, công bố con số thuê bao tăng trưởng chóng mặt, nhưng phần lớn trong số đó lại là những thuê bao trả trước chỉ dùng một lần rồi bỏ. Khi đã "cháy" kho số, các mạng di động lại đồng loạt xin thêm đầu số mới, nâng số thuê bao lên 11 chữ số, nhằm tiếp tục có kho số mới để "đốt" cho cuộc đua tăng trưởng thuê bao.

Mặt hại nghiêm trọng hơn, là tình trạng một tỉ lệ rất lớn thuê bao di động trả trước không hề được kê khai thông tin cá nhân khi bán sim, gây khó khăn về mặt quản lý, tạo điều kiện cho các hiện tượng xấu như quấy rối, đe doạ nặc danh qua ĐTDĐ, không thể truy tìm chủ nhân sử dụng số thuê bao trả trước, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý.

Chính những tác hại xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm và chạy theo lợi nhuận của các mạng di động như trên đang trực tiếp gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội, cũng như quyền lợi chính đáng của mỗi người tiêu dùng.

  • Bình Minh

 Ý kiến của quý độc giả:

 

 

Ho ten: Lê Quang Tuyến
Dia chi: Thái Bình
Email: quangtuyen_q...@yahoo,com
Tieu de: Nên làm kiên quyết và làm ngay
Noi dung: Không có nước nào như nước mình: Xe máy công an tìm thấy mà phải quảng cáo để tìm chủ nhân trả lại, người dân không vay tiền, không giao dịch gì thì không cấn CMND... và nhắn tin, điện thoại quấy rối không biết là ai, án mạng xảy ra công an vô cùng vất vả...

Việc khai báo thông tin di động trả trước là vô cùng cần thiết mang tính chất an ninh quốc gia, nên chăng Bộ Thông tin và Truyền thông nên báo cáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Công an để làm ngay và làm kiên quyết kết hợp với công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là truyền hình và công tác răn đe, coi đây là một chiến dịch quan trọng.

Cụ thể, có thể sau khi nhắn tin đăng ký, doanh nghiệp viễn thông chuyển tới ngành công an rà xét và trả lời ngay. Với kỹ thuật thông tin hiện nay có lẽ việc làm trên là không có gì khó. Sau khi rà xét nếu ai khai báo không đúng thì nhắc nhở, thông tin trên đại chúng và cuối cùng là ...khoá luôn. Nếu làm được như vậy tôi tin là đâu vào đấy ngay.

Tôi có sim từ năm 2002, lúc đó VinaPhone cũng khai báo đàng hoàng nhưng sau đó xuất hiện cạnh tranh, khuyến mại thì các doanh nghiệp cũng quên luôn và hậu quả là mọi phiền toái đổ lên đầu khách hàng. Mong các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng vì nhiệm vụ chung nên làm ngay và làm kiên quyết vì lợi ích quốc gia.. Cảm ơn!

Ho ten: Bich Ngoc
Dia chi:
Email: bichkhivan...@yahoo.com
Tieu de: Vệc này lẽ ra phải làm từ lâu rồi
Noi dung: Thưa các nhà cung cấp dịch vụ. Tôi làm trong ngành Taxi, nhiều khi rất bực mình vì những khách hàng "thừa tiền, rỗi hơi và thiếu văn hoá". Họ dùng di động gọi xe taxi, sau khi xe đến điểm khách yêu cầu thì ko tài nào liên lạc được. Mà các nhà mạng có biết là xăng bây giờ đâu có phải là nước??? Mỗi ngày phải có đến mấy cuốc ĐT như vậy. Tôi nghĩ việc này cần phải làm càng sớm càng tốt. Tất cả các thuê bao trả trước phải mang CMND đến điểm giao dịch để đang ký, nếu không thì ngừng cung cấp dịch vụ. Chứ gửi tin nhắn tôi nghĩ là không khai thật thông tin.

Ho ten: Mạnh Vũ
Dia chi: Đồng Hới Quảng Bình
Email: tranvu5...@gmail.com
Tieu de: Đăng ký đối với ĐTDĐ thuê bao trả trước
Noi dung: Tổ chức đăng ký đối với điệnthoại di động thuê bao trả trước là hoàn toàn đúng đắn, hoàn toàn có lợi cho cả khách hàng lẫn các nhà cung cấp dịch vụ và nhà nước. Đây là việc của nhà nước nên làm và phải làm. Trước hết nhà nước bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải tổ chức đăng ký để quản lý. Việc đăng ký chẳng có gì là khó cả.

Các nhà cung cấp dịch vụ có thể quy định cho các thuê bao đến trực tiếp các đại lý uỷ quyền để đăng ký bằng hình thức trình giấy chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác có giá trị tương đương. Trường hợp ở xa không đến trực tiếp được như bạn Nguyễn Trường (đang học tại Hoa kỳ ) có thể phô tô các giấy tờ tuỳ thân gửi về để đăng ký. Sau 1 thời gian nhất định, thuê bao nào không đăng ký thông tin cá nhân như trên thì các nhà cung cấp dịch vụ có quyền huỷ sim, cắt liên lạc. Thời hạn đăng ký có thể sớm hơn trước ngày 30/06/2009. Buông lỏng quản lý như hiện nay gây quá nhiều phiền toái và nguy hiểm cho xã hội.

Ho ten: ellis minh lo
Dia chi: San francisco ,CA , USA
Email: ellis_minh168169@yahoo.com
Tieu de: GUI NHA CUNG CAP MANG VINAPHONE
Noi dung: Vao nam 97/98 toi co hoa mang vinaphone tra truoc va co dang ki thong tin ca nhan voi so thue bao la :0913626866 , hien con thoi gian su dung cho den nam 2020 .Nay toi da dinh cu tai MY, va van giu simcard ben minh , vi so thue bao do no gan bo voi toi suot hon 10 nam naynen toi kg muon mat no . Nay nghe tin , sau nay 30/6/2009 tat ca cac thue bao tra truoc phai dang ki lai thong tin ca nhan neu kg muon bi khoa mang.Vay cho toi hoi nha cung cap mang vinaphone , truong hop cua toi co can dang ki thong tin ca nhan lai kg dong thoi , sau thoi gian het han dang ki so thue bao cua toi co bi khoa mang kg?Mong nha cung cap mang vinaphone cho toi mot loi giai dap .Xin thanh that cam on.

Ho ten: hieu
Dia chi:
Email: hieund...@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: Theo tôi được biết, hiện nay Bộ công an có cơ sở dữ liệu về chứng minh thư nhân dân. Nếu ta có thể sử dụng cơ sở dữ liệu này phục vụ công tác đăng ký thuê bao trả trước thì sẽ dễ dàng thực hiện, và có độ chính xác hơn. Khi một thuê bao di động nhắn tin: Họ tên, chứng minh thư, ngày tháng năm sinh, quê quán. Khi đó ta sẽ so sánh thông tin khai báo này với cơ sở dữ liệu về chứng minh thư. Nếu so sánh cho kết quả khác nhau thì -> sai, khai báo lại. Đối với thuê bao phát triển mới thì bắt buộc phải mang chứng minh thư nhân dân tới đại lý mới được cấp SIM (việc này có thể được Phòng Thanh tra của các Sở TT&TT kiểm tra đột xuất, nếu cơ sở đại lý nào vi phạm sẽ xử phạt hành chính).

Tôi thấy công tác quản lý thuê bao trả trước hiện rất kém. Dễ thấy đó là việc các quảng cáo được phun trên tường với số điện thoại di động chằng chịt (khoan cắt bê tông, thông tắc bể cống...) thật là mất mĩ quan đô thị, khó chấp nhận được. Trong khi người dân không có cách nào để ngăn chặn việc làm thiếu ý thức như vậy. Theo tôi cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý thuê bao trả trước.

Ho ten: Hung
Dia chi:
Email: hung@yahoo.com
Tieu de:
Noi dung: hihi. Hien nay toi dung 2 may, mot may so da dung SIM rat lau khong muon doi, mot may doi SIM lien tuc, het lai bo di vi gia SIM moi co 50 nghin va tai khoan la 160 nghin. Va toi da lam nhu vay rat lau roi. Neu la ban ban co lam nhu vay khong.? Ma luc toi mua SIM moi cung cha co ai bao la dua chung minh thu ra ca. Neu ma gio VinaPhone co dua ra khuyen mai, dang ky duoc tien thi toi lai dang ki may cai thue bao da het han kia (de duoc 20 nghin), xong lai bo no di (xong lai co khuyen mai, kich hoat thue bao 2 chieu de duoc 50 nghin, dung xong lai bo di). Ke ra cung re that.

Ho ten: Phạm Thanh Tùng
Dia chi: 51 - Phan Chu Trinh- Quy Nhơn, Bình định
Email: Mattroido_777...@yahoo.com
Tieu de: Đăng ký thông tin cá nhân
Noi dung: Tôi rất tán thành với các ý kiến của các bạn, tại sao ta không làm ngay từ bây giờ mà phải đợi đến tháng 6/2009, thiết nghĩ Nhà nước quản lý chặt chẽ thông tin cá nhân là rất phù hợp với điều kiện đất nước ta hiện nay, kể cả các nước phát triển sớm trên thế giới vẫn phải đăng ký thông tin cá nhân khi sử dụng số điện thoại di động. Làm được như vậy mới góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. Mặt khác tại sao trong lúc chúng ta lo sợ việc cháy kho số, hết số lãng phí tài sản quốc gia mà chúng ta lại ồ ạt khuyến mãi để rồi họ chỉ nghe và gọi hết số tiền khuyến mãi là vứt bỏ sim đó và đi mua sim khác. Thiết nghĩ Nhà nước cần có biện pháp chấm dứt hình thức khuyến mãi đó, tại sao không giảm giá thành mà lại đi khuyến mãi trong khi kho số đang cạn kiệt? như vậy là không phù hợp.
 

Ho ten: Tống Mạnh Cường
Dia chi: Số 9 Phan Đình Phùng TT Mèo Vạc - Hà Giang
Email: Manhcuongmv...@yahoo,com.vn
Tieu de: Thuê bao trả trước
Noi dung: Tôi thấy rằng quản lý thuê bao trả trước không quá khó khăn, chẳng qua chúng ta đang thả nổi để cho các công ty đua nhau cạnh tranh tăng các thuê bao ảo nhằm chiếm lĩnh thị phần trên danh nghĩa. Đã đến lúc Nhà nước thực sự phải bắt tay vào làm và giải quyết triệt để vấn đề này.

Để làm được điều đó đỏi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước với hình thức: Cơ quan nhà nước kiểm tra, thanh tra các công ty hiện đang có các thuê bao trả trước hiện đang hoạt động bằng các giấy tờ bắt buộc để chứng minh đó là thuê bao của cá nhân cụ thể tại địa chỉ cụ thể đã được đăng ký và có xác nhận của cơ quan, tổ chức các nhân đó đang sinh sống hoặc làm việc (phải khai báo bắt buộc) nếu không khai báo thì tạm thời cho thuê bao đó ngừng hoạt động (lúc này không nên nghĩ đến lợi nhuận trước mắt của các công ty). Khi nào đã đăng ký chính xác các thông tin cần thiết mới cho hoạt động.

Bản thân tôi cũng đã dùng 2 thuê bao trả trước trên 8 năm mà chẳng cần phải đăng ký, nếu có đăng ký thì cũng không chính xác, hoặc người bán sim đã đăng ký cho bằng cách của họ. Trên thực tế cách đó họ có thể đăng ký cả trăm sim cho người mua mà không cần khai báo gì hết nên một người có thể sở hữu cả chục đến hàng trăm sim số khi gọi hết tiền có thể vứt bỏ không nuối tiếc). Nếu hôm nay chúng ta không bỏ ra 1 đồng để giải quyết triệt để thì 10 năm nữa có thể phải mất hàng tỷ, chục, trăm tỷ đồng để giải quyết hậu quả đó là chưa kể đến kho tài nguyên số ngày càng cạn kiệt…

Ho ten: SON HOANG
Dia chi: 1711 East West Road, HAWAII 96848, USA
Email: sonhoang@hawaii.edu
Tieu de:
Noi dung: Đúng là việc quản lý di động thuê bao trả trước của Việt Nam còn quá bất cập, chồng chéo. Tôi là sinh viên Vn học ở Mỹ được 2 năm. Cách đây 1 tuần tại Mỹ, tôi mua online 2 SIM card trả trước của hãng T-Mobile vì có khuyến mại. Khi làm thủ tục thanh toán thì không được chấp nhận, và có nhân viên online đối thoại trực tiếp với tôi luôn với lý do là: trong hệ thống dữ liệu của họ không xác định được tôi là ai, và họ yêu cầu mang hộ chiếu đến của hàng T-Mobile gần nhất để mua. Còn ở Vn, năm 2003 tôi mua SIM của VinaPhone phải đem Chứng minh thư đi đăng ký. Bây giờ lại bắt đăng ký thêm 1 lần nữa.

Ho ten: Vu nhat Tang
Dia chi: Gia Lai
Email: vunhattang...@gmail.com
Tieu de: Có gì mà bàn cãi
Noi dung: Số thuê bao và thông tin được phát ra đều phải có trách nhiệm.Chính phủ cứ quy định công dân khi thuê bao phải đăng kí thông tin ,hãy coi đó là một điều kiện buộc các nhà cung cấp phải thực hiện ,có gì mà phiền hà? cách hay nhất như các nước đã làm là PhoTo CMND hoặc Hộ chiếu hoặc hộ khẩu, bỏ cách tự khai báo qua tin nhắn. Không khuyến mãi cho không Thuê bao mới mà nên khuyến khích hạ cuớc cuộc gọi cho các thuê bao trả sau hoặc trả trước đã đăng kí đúng.

Ho ten: Nguyen thu Ha
Dia chi:
Email: Nghiahahieu...@mobifone.com.vn
Tieu de:
Noi dung: Đa phần những người sử dụng điện thoại luôn muốn giữ một số liên lạc cố định. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay thì do dùng di động trả trước được nhiều khuyến mại, giá gọi rẻ nên ít người sử dụng di động trả sau. Nếu di động trả sau giảm tiền thuê bao hàng tháng xuống thấp (có thể chỉ 15 hay 20 nghìn) và cước cuộc gọi như hiện nay thì sẽ có nhiều khách hàng chuyển từ trả trước sang trả sau. (điều này dễ thực hiện bởi vì mức khuyến mại của thuê bao trả trước hiện nay rất nhiều, chuyển khuyến mại này cho thuê bao trả sau có tốt hơn không?). Làm như vậy sẽ được lợi cả nhiều phía: khách hàng - nhà cung cấp dịch vụ và cả vấn đề an ninh xã hội.

Ho ten: Nguyễn Xuân Thưởng
Dia chi: Thái Bình
Email: nguyenxuanthuongtb...@gmail.com
Tieu de: Đăng ký thông tin thuê bao trả trước
Noi dung: Tôi là khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động và đã từng bị quấy rồi. Chủ trương đăng ký thông tin cá nhân là hoàn toàn đúng đắn và phù hơp. Theo tôi. Các hãng cung cấp dịch vụ hiện đã có cộng tác viên ở tất cả các tỉnh, thành (có thể các Quận, huyện) như vậy thì có gì trở ngai khi yêu cầu công tác viên đó đến xác minh số thuê bao đăng ký thông tin có đúng không? nếu sai thì khoá luôn 2 chiều và gửi tin nhắn cảnh báo. Phải chăng các nhà cung cấp dịch vụ vì lợi nhuận mà không làm được việc này.

...........

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;