221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1106114
Buộc đăng ký thuê bao trả trước, ai được lợi?
1
Forum
null
Buộc đăng ký thuê bao trả trước, ai được lợi?
,
  - Bạn đang sử dụng thuê bao trả trước của một mạng di động, và cảm thấy các quy định buộc các thuê bao di động trả trước phải đăng ký thông tin cá nhân của chủ sở hữu là quá phiền phức, nhiêu khê? Đến một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy quan điểm này trở nên ích kỷ, không tôn trọng lợi ích của cộng đồng. 
Không mất tới 1 phút để soạn một tin nhắn đăng ký các thông tin cá nhân của chủ thuê bao trả trước theo cú pháp [Họ và tên] [ngày tháng năm sinh] [số CMND] và gửi tới số 1414 để đăng ký, nhưng nhiều người dùng ĐTDĐ vẫn phớt lờ quy định này vì... ngại mất thời gian. Ảnh: Việt Dũng (TT).

Có thể thời điểm bạn thay đổi định kiến trên sẽ là lúc bạn bị một thuê bao trả trước nào đó quấy rối bằng các tin nhắn cợt nhả nặc danh, những cú nháy máy vào 1-2h sáng, hoặc thậm chí cả những cuộc gọi chửi bới. Khi bạn gọi lại thì chủ thuê bao đó tắt máy hoặc không nghe.

Vì yêu cầu công việc của bạn cần phải bật ĐTDĐ cả vào ban đêm để nhận được những cuộc gọi khi có việc gấp, nên sự việc kéo dài cả tháng trời mà bạn vẫn không thể tìm ra tác giả cũng như động cơ của hành vi thiếu văn hóa đó. 

Quá bức xúc vì bị quấy rối, bạn phản ánh tới nhà cung cấp dịch vụ di động và yêu cầu xác minh xem chủ thuê bao là ai thì được tổng đài yêu cầu bạn phải lưu giữ được các bằng chứng quấy rối như tin nhắn, số lượng và mật độ các cuộc gọi hoặc thậm chí phải ghi âm lại các nội dung cuộc gọi quấy rối. Nếu lỡ xóa các tin nhắn trong lúc bực bội, hay không đủ kỹ thuật để ghi âm các cuộc gọi quấy rối tới máy di động của mình, thì mạng di động chắc chắn sẽ khước từ yêu cầu của bạn.

Giải quyết lòng vòng

Ngay cả khi đã lưu được bằng chứng về việc quấy rối có hệ thống vào số ĐTDĐ của mình, bạn vẫn được "nhà mạng" yêu cầu tới tận trung tâm dịch vụ để làm đơn kiến nghị và cung cấp các bằng chứng đã có cho phòng giải quyết khiếu nại khách hàng. Sau một thời gian xử lý khiếu nại, nhà cung cấp dịch vụ thông báo với bạn một tin không vui cho lắm: "Đây là số thuê bao trả trước được mua từ khi chưa bắt buộc đăng ký thông tin cá nhân, nên chúng tôi không có thông tin nào về người sử dụng số sim này".

Tuy nhiên, để xoa dịu nỗi bực tức của bạn, nhà mạng cho biết sẽ gọi điện và gửi tin nhắn từ tổng đài tới cảnh báo chủ thuê bao chơi xấu kia rằng nếu tiếp tục hành vi quấy rối thì sẽ bị khóa sim, ngừng cung cấp mọi dịch vụ. Bạn đã cảm thấy hài lòng phần nào và ra về.

Tối hôm đó, 2h sáng, bạn lại tiếp tục bị số thuê bao đáng ghét kia nháy máy và nhắn tin quấy rối, với những lời lẽ khó chịu hơn nhiều, có lẽ do kẻ quấy rối bực mình sau khi bị tổng đài cảnh cáo. Quá bức bối, nhưng bạn vẫn phải kiên nhẫn ghi âm lại những lời lẽ chửi bới đó để... tiếp tục khiếu nại với nhà cung cấp dịch vụ.

Sáng hôm sau, bạn tức tốc mang các bằng chứng đó lên trung tâm khách hàng của nhà  cung cấp. Người giải quyết khiếu nại cho biết sẽ tiến hành khóa các dịch vụ và hủy luôn số sim thuê bao trả trước kia sau khi đã có đầy đủ bằng chứng quấy rối. Bạn lại cảm thấy được hả giận phần nào và ra về. Tối hôm đó, bạn được ngủ một đêm ngon giấc trọn vẹn mà không hề bị quấy rầy.

Tối hôm sau, 2h sáng, bạn lại nhận được một tin nhắn "Đổi số điện thoại từ số 09xx.... sang số mới này", trong đó, số 09xx... chính là số thuê bao trả trước đã quấy rối bạn từ hàng tháng qua. Sau đó ít phút, bạn lại tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại quấy rối từ số thuê bao mới đó.

Quá mệt mỏi, nhưng bạn vẫn phải ghi âm để lưu bằng chứng. Ngày hôm sau, bạn lại phải đến trung tâm chăm sóc khách hàng để lặp lại các thủ tục lòng vòng từ đầu để khiếu nại số thuê bao trả trước mới tiếp tục quấy rối mình.  

Quy trình luẩn quẩn 

Trên đây là những sự việc có thật và đã từng xảy ra trong thực tế của tất cả các mạng di động. VietNamNet cũng đã nhận được khá nhiều phản ánh tương tự của độc giả về tình trạng bị quấy rối qua ĐTDĐ và nhờ thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ.  

Nhưng với quy trình giải quyết khiếu nại lòng vòng và phức tạp, nạn nhân phải mất rất nhiều công để khóa được một số sim quấy rối, trong khi kẻ xấu chỉ việc ra bất kỳ cửa hàng đại lý mạng di động nào đó, thậm chí kể cả quán nước ven đường, cũng có thể mua được một bộ sim card mới. 

Việc mở ào ạt các hình thức đại lý bán Simcard cho khách hàng chọn số, không cần khai báo thông tin cá nhân nhằm cạnh tranh phát triển thuê bao mới đã dẫn tới tình trạng "nặc danh" của nhiều thuê bao di động trả trước. Ảnh: eChip.

Ngay cả khi các mạng di động đã áp dụng quy trình bắt buộc khai báo thông tin cá nhân qua SMS trước khi kích hoạt sim, kẻ quấy rối cũng chỉ cần phải soạn một tin nhắn hú họa kiểu "NAC DANH 01012010 012345678" (trong đó NAC DANH là tên, 01012010 là ngày tháng năm sinh 01/01/2010, 012345678 là số CMND) rồi gửi tới số 1414 là có thể kích hoạt sim thuê bao trả trước để nhắn tin, gọi điện tiếp.
 

Có thể do sức ép cạnh tranh phát triển thuê bao mới, các mạng di động đã "nới lỏng" quy trình bắt buộc khai báo thông tin cá nhân bằng cách cho phép các thuê bao mua mới có thể đăng ký qua tin nhắn, thay vì phải có giấy tờ tùy thân để đại lý của mạng di động sao lưu, điền vào form đăng ký và gửi về trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ. 

Việc cho phép khai báo thông tin cá nhân qua tin nhắn SMS có thể hiểu như biện pháp "cực chẳng đã" đối với các thuê bao di động trả trước hiện đã kích hoạt và sử dụng nhưng chưa từng đăng ký thông tin cá nhân. Nhưng cũng không có mấy cơ sở để xác thực được các thông tin đăng ký qua SMS là chính xác hay giả mạo. 

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp nhắn SMS khai báo thông tin cá nhân sai lệch, chẳng hạn như Họ tên: Người không mang họ, Tên Bất họ Lương, Lặn mất tăm, Chán chẳng muốn chết, Yêu màu tím, Thích gái đẹp... còn ngày tháng năm sinh thì có thể trước thời điểm hiện tại đến cả hơn 100 năm hoặc... vài năm nữa mới đến, nhưng vẫn được tổng đài của các mạng di động chấp nhận hết. 

Từ những năm 2000-2001, khi mua sim trả trước của các mạng di động như MobiFone, khách hàng đã được yêu cầu đưa chứng minh thư và điền vào 2 form khai báo thông tin nhân thân, người mua giữ một bản, đại lý giữ một bản chuyển về cho nhà cung cấp. Nhưng khi áp lực cạnh tranh và phát triển thuê bao mới ngày càng đè nặng lên các mạng di động, những thủ tục như vậy đã bị phớt lờ dần, dẫn tới tình trạng không thể kiểm soát thông tin nhân thân của thuê bao di động trả trước như hiện nay. 

Nên chăng, các mạng di động cần áp dụng lại hình thức khai báo thông tin nhân thân tại các điểm đại lý bán bộ simcard trả trước, đồng thời yêu cầu các thuê bao trả trước đang hoạt động phải đến các điểm đại lý để đăng ký thông tin cá nhân, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng thuê bao di động nặc danh đang tồn tại? 

  • VietNamNet
 LTS: Là những thuê bao di động trả trước chưa đăng ký, bạn có sẵn lòng tới các điểm đại lý để khai báo thông tin nhân thân? hay sẽ chỉ soạn tin nhắn khai báo một nội dung vu vơ nào đó để số sim của mình không bị cắt liên lạc sau ngày 30/06/2009, một thời hạn chẳng còn bao xa? Hãy chia sẻ ý kiến và quan điểm của mình qua Diễn đàn VietNamNet hoặc theo mẫu sau:

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
,
,
,
,