221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1073366
"Mối duyên" Bưu chính - Viễn thông trong giai đoạn mới
1
Article
null
'Mối duyên' Bưu chính - Viễn thông trong giai đoạn mới
,

 - Dù chia tách thành 2 ngành độc lập, Bưu chính vẫn vận dụng những thành tựu của CNTT-VT để nâng cấp, hiện đại hóa chất lượng dịch vụ. Điều đó là cơ sở để ngành có thể tồn tại độc lập và cạnh tranh với những tập đoàn quốc tế.

Ảnh: Hưng Hải.
Lễ khai mạc Hội nghị thường niên Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Châu Á - TBD (APPU EC) 2008. Ảnh: Hưng Hải.

Quan điểm trên được Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ trong lễ khai mạc Hội nghị thường niên Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính Châu Á - TBD (APPU EC) diễn ra sáng 9/6 tại Hà Nội. Đây là lần thứ 2 Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị này. Đại diện 31 quốc gia thành viên Hiệp hội Bưu chính Châu Á - TBD sẽ cùng thảo luận trong 4 ngày để định hướng phát triển ngành dịch vụ đặc thù này trong kỷ nguyên số.

Thực tế sự phát triển của CNTT hiện nay đã chi phối nhiều hoạt động xã hội, và ngành Bưu chính cũng không phải ngoại lệ. Bưu chính điện tử (EPost) đã hình thành và được ứng dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Nó bao gồm các dịch vụ liên quan tới quản lý các dịch vụ đặc thù thông qua mạng truyền thông bưu chính như giao dịch ngân hàng, thanh toán hóa đơn và tiền gửi của doanh nghiệp, quản lý và xử lý bưu phẩm điện tử như quét mã vạch, mã bưu chính, v.v...

Việc phát triển của mạng Internet đã biến đổi cơ bản dịch vụ bưu chính. Một nghiên cứu của IDG cho biết số thư điện tử (email) được gửi đi trong năm 2006 lên tới 60 tỷ bức (bao gồm cả thư rác và thư spam bởi virus). Với mức độ phát triển của mạng viễn thông như hiện nay thì email có thể thay thế hoàn toàn cho thư thông thường trong tương lai gần.

Tuy nhiên, sự phát triển của CNTT lại bổ sung phương tiện để nâng cấp và triển khai những dịch vụ đặc thù của ngành bưu chính như phát chuyển bưu kiện, dịch vụ tài chính-hóa đơn trực tuyến hoặc ngân hàng bưu chính, các dịch vụ dò tìm, đổi địa chỉ hoặc tái định hướng bưu kiện.

Ảnh: Hưng Hải.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng: "Ứng dụng bưu chính điện tử là cần thiết và tất yếu". Ảnh: Hưng Hải.
Việc ứng dụng CNTT vào bưu chính đặc biệt hữu hiệu trong điều kiện thông tin hạn chế tại vùng sâu, vùng xa. Theo kinh nghiệm từ Ấn Độ, một quốc gia điển hình về phát triển CNTT tại châu Á, người dân có thể gửi thư viết tay xa hàng ngàn cây số nếu sử dụng dịch vụ e-Post. Dịch vụ này lai ghép giữa thư truyền thống và thư điện tử. Trạm e-Post có trang bị máy tính, kết nối Internet, máy in, máy quét (scanner) và các trang thiết bị cần thiết. Người dân có thể mang thư viết tay đến đây để quét vào máy và gửi đi. Tại bưu cục phát, lá thư được in ra, đóng phong bì và chuyển đến tay người nhận. Toàn bộ quy trình được tuân thủ theo luật đảm bảo thư tín của Ấn Độ.

Đánh giá hiện trạng tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng việc ứng dụng bưu chính điện tử là cần thiết và tất yếu. Điều này vừa đảm bảo được nhiệm vụ công ích của bưu chính, vừa để tăng doanh thu và khả năng cạnh tranh của ngành. Sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ như chuyển phát nhanh, chuyển tiền... hiện nay đã rất gay gắt.

"Theo tôi, hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT-VT của Việt Nam hoàn toàn có thể triển khai được bưu chính điện tử", ông Nguyễn Thành Hưng nói. "Vấn đề cần tháo gỡ là một số rào cản về pháp lý, bên cạnh đó là phương án triển khai. Chúng tôi đang nghiên cứu và gấp rút tháo gỡ".

  • Hưng Hải

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,