Cho tới nay, thành công của "Chim cánh cụt" trên lãnh địa ĐTDĐ vẫn còn khá khiêm tốn.
Sự góp mặt của hệ điều hành Google Android hứa hẹn tạo ra một làn sóng thiết bị di động nguồn mở trong thời gian tới. Nguồn: Techie
Tuy nhiên, trong thời gian tới, thị trường sẽ chứng kiến đợt đổ bộ khá mạnh mẽ của các mẫu dế Linux.
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của gã khổng lồ tìm kiếm Google, khi hãng này huy động khá nhiều nguồn lực để phát triển nên nền tảng di động nguồn mở Android.
Bản thân Nokia cũng đã sử dụng Linux cho dòng sản phẩm Tablet từ 2 năm nay.
Đây là những thiết bị có ngoại hình giống như điện thoại nhưng lớn hơn, truy cập được Internet mọi lúc mọi nơi - có điều không có chức năng đàm thoại mà thôi.
"Chúng tôi sẽ tung ra nhiều mẫu điện thoại Linux hơn trong thời gian tới, và chúng tôi tin là vai trò của Linux cũng sẽ lớn dần theo thời gian", Nokia cho hay.
Phần mềm nguồn mở là những phần mềm cho phép cộng đồng tự do sử dụng, chia sẻ và chỉnh sửa. Hiện hệ điều hành Linux đang là ứng dụng nguồn mở phổ biến và được biết tới nhiều nhất hiện nay.
Việc huy động trí tuệ số đông để tạo ra các ứng dụng hấp dẫn cho điện thoại di động sẽ giúp Nokia tiết kiệm đáng kể chi phí phát triển phần mềm, đồng thời còn tăng sức hút cho sản phẩm mới.
Thế lực mới
"Hiện tại, Tablet mới chỉ nhắm đến đối tượng người dùng là những tín đồ mê mẩn công nghệ, hoặc giới "prồ" mà thôi.
Nhưng chắc chắn, chỉ một thời gian ngắn nữa, nó sẽ trở nên cực kỳ quan trọng", Giám đốc Tài chính Rick Simonson của Nokia nhận định.
Phát biểu trong một cuộc hội thảo đầu tư, ông Simonson cho biết Nokia đang tích cực phát triển thế hệ sản phẩm Linux mới, dự kiến đổ bộ xuống thị trường ngay trong nửa cuối năm 2008.
Hiện tại, dẫn đầu thị trường nền tảng phần mềm dành cho ĐTDĐ vẫn là S60 của Nokia (xây dựng dựa trên hệ điều hành Symbian).
Hệ điều hành Windows Mobile của gã khổng lồ phần mềm Microsoft bị tụt lại phía sau với khoảng cách khá xa.
Tuy nhiên, khá nhiều đại gia di động như Vodafone, Motorola, NTT DoCoMo, Samsung Electronics, Huawei và LG Electronics đã quyết định gia nhập liên minh Linux.
Tuy hệ điều hành Linux hoàn toàn miễn phí, song các nhà cung cấp vẫn có thể kiếm tiền từ việc bán các phần mềm nâng cấp, cập nhật và hỗ trợ kỹ thuật cho sản phẩm.
Trọng Cầm (Theo Reuters)