221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1054233
Giám đốc công nghệ AMD từ chức
1
Article
null
Giám đốc công nghệ AMD từ chức
,

Vị "thủ lĩnh" công nghệ của hãng chip lớn thứ hai thế giới đã phải "thoái vị" ngày hôm qua, trong bối cảnh AMD tiếp tục kinh doanh lẹt đẹt, cạnh tranh yếu ớt với đối thủ Intel và sản phẩm thì liên tục ra mắt chậm hơn kế hoạch.

Họa vô đơn chí

Mô tả ảnh.
Nguồn: CNET
Mặc dù vậy, đại diện AMD vẫn một mực khẳng định sự ra đi của Giám đốc Công nghệ Phil Hester "không liên quan gì đến tình hình tài chính" bết bát của hãng, cũng như không dây dưa gì đến thông báo mới đây của AMD về chuyện sẽ sa thải 10% nhân sự trên toàn thế giới.

Hester gia nhập AMD từ năm 2005, sau hơn hai thập kỷ làm việc tại gã khổng lồ IBM Corp.
 
Ông chịu trách nhiệm xây dựng lộ trình công nghệ cho AMD trong suốt hơn 3 năm qua.

AMD từ chối tiết lộ thêm thông tin về quyết định bất ngờ của ông Hester, trừ việc tuyên bố vị trí này sẽ không có ai thay thế.

Nguyên do là vì mỗi bộ phận chủ chốt của AMD hiện đều đã có một giám đốc công nghệ riêng - và đây chính là cơ cấu do Hester xây dựng ra.

Lá đơn từ chức của ông Hester càng khiến cho AMD gặp khó trong việc cắt giảm thua lỗ, khôi phục thị phần đã mất và quan trọng nhất là "nổi dậy" chống lại đối thủ Intel.

AMD từng có một thời kỳ huy hoàng cách đây 2 năm, khi Intel "xảy chân" và thị phần AMD gia tăng một cách đáng kể. Sản phẩm chip của AMD luôn được đánh giá là đạt hiệu suất cao hơn trong khi giá thành lại rẻ hơn.

Tuy nhiên, Intel đã "xốc lại" bộ máy thành công, liên tục tung ra hàng loạt sản phẩm mới và "đè bẹp" AMD. Theo giới phân tích, hiện Intel đang nhanh chân hơn AMD tới 1 năm về mặt công nghệ.

"Nỗi hổ thẹn mang tên Barcelona"

"AMD sẽ còn tiếp tục bị tổn thương bởi những dòng sản phẩm sắp ra mắt của Intel. Nào là nền tảng di động Centrino 2 mới, họ chip Atom dành cho thiết bị truy cập Internet siêu nhỏ, các dòng chip 6 và 8 lõi... ", hãng phân tích IDG bình luận.

Bên cạnh đó, AMD cũng phải tự trách mình vì liên tiếp dính lỗi kỹ thuật, khiến cho sản phẩm bị lùi đi hoãn lại nhiều lần.

Chưa hết, AMD còn phải è cổ gánh vác chi phí khổng lồ sau khi mua lại hãng chip đồ họa ATI Technologies với giá 5,6 tỷ USD.

Niềm tin của giới đầu tư dành cho AMD cũng bị suy giảm một cách trầm trọng. Năm 2006, giá cổ phiếu của hãng đạt đỉnh ở mức 40 USD/cổ phiếu, nhưng giờ đây, nó đã giảm xuống còn vẻn vẹn 6USD.

Một trong những "lỗi lầm" bị chỉ trích nặng nề nhất của AMD trong năm qua là việc không thể phát hành dòng chip máy chủ Opteron mới, có tên mã là Barcelona.

Barcelona vốn được coi là chìa khóa giúp hãng phục hồi tình hình kinh doanh, bởi chinh thế hệ chip Opteron đầu tiên (tung ra năm 2003) đã đưa AMD tiến vào thị trường máy chủ đầy hấp dẫn và béo bở.

Cũng nhờ có Opteron mà AMD đã giật được khá nhiều khách hàng từ tay AMD.

Người khóc, kẻ cười

Thế nhưng Barcelona đã bị hoãn phát hành tới 8 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Dù hãng máy tính HP thông báo đã bắt đầu xuất xưởng máy chủ cài chip Barcelona kể từ tuần trước, song giới phân tích đều nhận định "đây là nước cờ quá muộn màng" cho AMD.

Khi được hỏi liệu Hester có phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ ra mắt của Barcelona hay không, đại diện AMD cho biết văn phòng của Giám đốc Công nghệ không giám sát quy trình phát triển sản phẩm.

Do đó, ông Hester hoàn toàn "đứng ngoài cuộc" trong mọi sự cố liên quan đến Opteron.

Năm 2007 vừa qua, AMD chỉ đạt 6 tỷ doanh thu và thua lỗ hơn 3 tỷ USD. Đầu tuần trước, hãng thậm chí còn cảnh báo giới đầu tư rằng kết quả kinh doanh quý I sẽ còn tồi tệ hơn dự kiến trong tất cả các lĩnh vực.

AMD cũng thông báo kế hoạch cắt giảm 10% nhân sự toàn cầu, tương đương 1600 người trong một chiến dịch đại cải tổ kéo dài từ nay đến hết tháng 9.

Intel tỏ ra chống chọi tốt hơn trước "cơn bão suy thoái", một phần là nhờ quy mô khổng lồ của hãng. "Năm ngoái, hãng đạt doanh thu hơn 38 tỷ USD và lãi được gần 7 tỷ USD.

Cũng giống như AMD, Intel đã sa thải khoảng 10.500 nhân sự, tương đương 10% lực lượng lao động của mình.

Nhờ nước cờ quyết liệt này mà Intel tiết kiệm được khoảng 3 tỷ USD mỗi năm và có nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu & phát triển (R&D) lớn hơn.

Trọng Cầm (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,