221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1030726
Nhân lực CNTT: Cần đào tạo theo "đơn đặt hàng"
1
Article
null
Nhân lực CNTT: Cần đào tạo theo 'đơn đặt hàng'
,

- Hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực CNTT đang là mối quan tâm hàng đầu của các DN, nhà đầu tư và toàn ngành CNTT Việt Nam. Dự án có, nguồn vốn có, đường hướng thuận lợi, nhưng nguồn lực lại yếu hoặc thiếu thì tương lai của CNTT cũng khó có thể phát triển. Đặc biệt, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam làm việc trong các dự án, công ty nước ngoài đang là bộ mặt, là bài toán cần lời giải trước nhất cho công cuộc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao rất quan trọng này của đất nước.

>> Nhân lực CNTT: Vận hội lớn, khủng hoảng cao

Bước sang năm mới 2008, một năm hứa hẹn nhiều dự án kinh doanh mới, nhiều dự cảm dự định mới của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường, VietNamNet có cuộc trao đổi về chủ đề "Nguồn nhân lực CNTT Việt Nam" với ông Thân Trọng Phúc, - Tổng giám đốc Công ty Intel VN, doanh nghiệp đang có nhiều "tâm sự" về nguồn nhân lực CNTT...

VietNamNet: -  Ông nhận xét như thế nào về hiện trạng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam hiện nay? Trình độ, kỹ năng và chất lượng của họ ra sao?   

 

Đối với nguồn nhân lực CNTT, chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cung và cầu, đào tạo theo "đơn đặt hàng". (Ảnh: Trần Mạnh Cường)


Ông Thân Trọng Phúc: - Hiện tại, nhu cầu nguồn nhân lực tại VN đang tăng trong mỗi lĩnh vực, vì lý do kinh tế đang phát triển và các công ty nước ngoài đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam. Trình độ, kỹ năng và chất lượng chưa đáp ứng được sự mong muốn của người thuê nhân công. Điều nay cũng dễ hiểu vì đã lâu nay, chúng ta chưa quan tâm đủ đến đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế thị trường. Theo tôi, chúng ta cần có thêm sự phối hợp chặt chẽ giữa cung (các trường đại học) và cầu (các công ty), đào tạo theo "đơn đặt hàng". Intel Việt Nam cũng đang thực hiện quy trình này. 

Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân:

(Ảnh: VNN)
(Ảnh: VNN)
Việc đào tạo theo "đơn đặt hàng" rất quan trọng, bởi chỉ có đơn vị sản xuất kinh doanh mới biết mình cần gì. Khi họ đặt hàng, nhà trường sẽ vươn lên để đáp ứng đúng, trúng nhu cầu của DN. Như vậy những người tốt nghiệp sẽ phục vụ tốt hơn và ngành giáo dục cũng có kinh phí để phát triển.  

-  Ông có chia sẻ gì về kinh nghiệm sử dụng và đào tạo những nhân viên Việt Nam của mình?, Intel có một tiêu chuẩn gì đặc biệt khi tuyển dụng nhân lực đa quốc gia hay không? 

- Tiêu chuẩn tuyển nhân viên của Intel tại Việt Nam cùng chung tiêu chuẩn nhân sự của Intel trên toàn cầu, đó là tuyển người có khả năng và tiềm năng cao nhất. Sau khi vào Intel, mỗi nhân viên đều được đào tạo thêm các kỹ năng chuyên môn và tổng quan qua các khóa học tại Intel University trong nội bộ và các chương trình đào tạo phía bên ngoài nữa. Tất cả nhân viên Intel mọi tầng cấp, mọi bộ phần đều được đào tạo, kể cả CEO.

- Người ta nói, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam vừa thiếu, vừa yếu, trò yếu - thầy cũng yếu, không đủ đáp ứng yêu cầu của chính các công ty CNTT trong nước (thống kê cho thấy sắp tới, Intel cần 4.000 kỹ sư CNTT, IBM cần 2.000, FPT cần 3.000, Vinasa cần 5.000(?), rồi còn Foxconn... và nhiều công ty khác). Ông có quan điểm như thế nào về những thông tin này?

- Như tôi vừa nói, đất nước chúng ta đang trải qua giai đoạn quan trọng trong việc chuyển hướng sang nền kinh thế thị trường. Thành công hay không là tùy theo tiến độ của cung ứng nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực. Tuy rằng, nhà đầu tư cũng hiểu lĩnh vực CNTT vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam, nhưng nếu thiếu người, họ sẽ không thể triển khai được các dự án theo kế hoạch, và sẽ không đến Việt Nam nữa.

Tăng cầu là việc làm cấp bách để giúp nhà đầu tư giảm chi phí và tăng chất lượng, để Việt Nam còn là điểm đầu tư hấp dẫn.

- Vậy thì biện pháp của những nhà tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực VN là gì, thưa ông?

- Đối với Intel, chúng tôi có những chương trình riêng, chẳng hạn: Intel Higher Education Program và Intel Teach To the Future Program. Chúng tôi phối hợp đào tạo các kỹ sư và chuyên gia CNTT tại các trường Đại học Bách khoa của Việt Nam. Tại đây, Intel chuyển giao cho các trường Việt Nam các giáo trình CNTT mà Intel đã tạo ra với các trường đại học ở Mỹ. Các giáo trình này rất đa dạng và bao gồm nhiều lĩnh vực công nghệ cao như: thiết kế chip, thiết kế bo mạch, sản xuất chip với số lượng lớn... Ngoài ra, Intel cũng chuyển giao chương trình đào tạo các chuyên gia kỹ thuật cho các trương đại học, cao đẳng Việt Nam.  

Đến cuối năm 2007, nhà máy Intel đã có khoảng 100 nhân viên, trong đó 60 là người Việt Nam. Họ đều là những vị trí trụ cột, có bề dày kinh nghiệm quản trị trong các lĩnh vực nhân sự, tài chánh, đối ngoại, luật, giám sát công trình… Chúng tôi vừa tuyển dụng khoảng 40 tân sinh viên từ các trường ĐH kỹ thuật và các nhân viên mới này sẽ chính thức gia nhập Intel vào quý II năm 2008.

Do tính chất đặc thù của lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi tính chính xác, giỏi thuật toán, ngoại ngữ mà nhân lực trong nước chuyên về lĩnh vực này chưa nhiều, vì thế Intel phải điều chuyển một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các nhà máy trong khu vực sang VN trong giai đoạn bắt đầu vì họ có kinh nghiệm, có chuyên môn để gầy dựng đội ngũ trong nước sau đó họ sẽ về nước. 
(Bà Hồ Thu Uyên, Nhà máy sản xuất và lắp ráp chip  Intel VN).

Chúng tôi cũng phối hợp với Bộ GDĐT, các trường đại học sư phạm và các trường trung học phổ thông đào tạo giáo viên phương pháp dạy học theo nhóm và theo dự án, đồng thời ứng dụng CNTT trong lớp học. Đến nay, Intel đã đào tạo hơn 25.000 giáo viên trên toàn quốc và dự kiến sẽ đào tạo đến 5.000 giáo viên vào năm 2009.

Dưới sự ủng hộ của Chính phủ VN và Bộ GDĐT, Intel đang đàm phán với một số trường ĐH CNTT của Mỹ để mở chi nhánh trực tiếp của các trường ĐH này ở VN. Khi triển khai, sinh viên VN sẽ có thể học và lấy bằng ĐH chính quy của các trường ĐH Mỹ "tại chỗ" mà không phải tốn kém chi phí. Theo kế hoạch, các trường ĐH Mỹ sẽ mở "campus" tại VN trước để đào tạo kỹ sư CNTT, sau đó mới mở rộng ra đào tạo các ngành nghề khác như: kinh tế, khoa học, xã hội, ngoại ngữ...

- Vấn đề nguồn lực gặp phải ở Việt Nam có giống/khác với các nước thứ 3 mà Intel đã đầu tư gia công sản phẩm, xây dựng các nhà máy SX, lắp ráp (như ở Malaysia, Israel, Trung Quốc...)?

So với các nước khác như Malaysia, Israel, Trung Quốc thì họ có lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ cao và Intel đã làm việc với các nước này mà không gặp khó khăn gì về việc tuyển dụng. Nhà máy tại Malaysia đã có mặt gần 38 năm, Trung Quốc đã trên 10 năm. 

- Khi quyết định xây dựng nhà máy 1 tỷ USD tại VN, Intel dự tính như thế nào đối với nguồn nhân lực hơn 4.000 người  sẽ sử dụng vào năm 2012? Đến thời điểm hiện tại, việc tuyển dụng nguồn lao động như thế nào?

- Intel đã bắt đầu tuyển nhân sự cho nhà máy sản xuất chip từ đầu năm 2007. Hơn 70% số nhân viên đã tuyển và sẽ tuyển là sinh viên mới ra trường. Các nhân viên của Intel đã trải qua các khóa đào tạo nội bộ và đến nay Intel rất hài lòng về chất lượng của nguồn nhân sự đang sử dụng cũng như kết quả của khóa đào tạo này.

Tôi có thể nói, nhân viên của Intel VN đã đạt được các tiêu chuẩn của công ty như: sự tự chủ, năng động, sáng tạo, đam mê công việc, có tinh thần trách nhiệm. Một trong những bí quyết chính là sự cảm nhận sâu sắc của nhân viên về nền văn hóa của Intel. Có 6 điều mà nhân viên Intel luôn ghi nhớ: Nỗ lực đạt chất lượng công việc, nỗ lực đạt kết quả công việc, hướng đến khách hàng, kỷ luật, chấp nhận rủi ro, nâng cao tinh thần đồng đội và làm việc theo nhóm. 

- Xin cảm ơn ông!

  • Huyền Chi (thực hiện)

   

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>