(VietNamNet) - Trong 10 năm qua, Internet đã thâm nhập vào cuộc sống người dân Việt Nam và mang lại rất nhiều giá trị tích cực cho mọi tầng lớp, kể cả với những người nông dân vốn bao năm chỉ thân quen với công việc đồng áng, vườn tược, cây trái…
>> Vinh danh những con người mở đường ra biển lớn
>> Chuyện "ông Bộ trưởng đưa Internet về làng"
>> Vinh danh những con người mở đường ra biển lớn
>>"VietNamNet đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển Internet VN!"
Lớn lên từ vùng quê nghèo Long An, cậu học sinh Đỗ Kiệt (*) đã sớm yêu thích máy tính từ những ngày đầu Internet có mặt tại Việt
Với Internet, những lão nông như ông Đỗ Hai cũng có thể khai thác được những giá trị ấn tượng không kém gì thế hệ trẻ. (Ảnh minh hoạ. Nguồn: Tuổi Trẻ)
Câu chuyện vươn lên trong học tập và xây dựng sự nghiệp của Kiệt không phải là quá hiếm. Nhưng chuyện những người thuộc thế hệ “cổ lai hy” cũng nhanh chóng bắt kịp thời đại CNTT và Internet thì quả là hiếm có. Người cha của Kiệt, lão nông Đỗ Hai, với gần cả cuộc đời sống ở vùng thôn quê Long An, là một người như thế.
Lão nông thời Internet
Từ ngày ra Hà Nội làm việc, Kiệt mỗi năm chỉ về thăm quê nhà được vài lần. Chiếc máy tính cũ từ thời sinh viên của anh, giờ để lại nhà cho người cha già tập gõ văn bản. Nhưng khi về thăm nhà gần 1 năm trước, Kiệt không khỏi ngỡ ngàng khi thấy cha mình đang ngồi trước máy tính, mổ cò từng phím để… truy cập Internet.
Ông Hai lý giải với cậu con trai: “Cha thấy “nó” hay lắm con à. Người ta vào tận nhà mình mời lắp miễn phí. Có “nó”, mỗi tháng cha tiết kiệm được không ít tiền đâu!”.
Chưa kịp để cậu con trai kịp tìm hiểu sự tình, ông Hai lý giải: “Này nhé, trước giờ mỗi ngày cha phải đặt mua 4-5 tờ báo ngày, mất tới gần chục ngàn. Vậy là mỗi tháng mất gần 300 ngàn. Từ ngày có “nó”, cha hầu như không phải mua tờ báo nào nữa, lại chỉ phải trả chưa tới 100 ngàn cước phí hàng tháng, vậy là tiết kiệm được tới 200 ngàn mỗi tháng rồi”…. “Cái này tiện lắm, sáng sớm dậy là đã có thể đọc được tin tức mới nhất rồi, chứ không phải chờ tới khi người bán báo đi qua như trước nữa”.
“Thế ai chỉ cho cha biết cách xem báo qua Internet này vậy?”, Kiệt hỏi đầy ngạc nhiên.
“Thì cha đọc ngay trên báo giấy thôi mà. Con xem này, báo nào chả có ghi địa chỉ web trên mạng. Cứ gõ vô đúng là vào đọc được ngay thôi mà”, lão nông Đỗ Hai “giảng giải” về Internet cho người con trai của mình, một chuyên gia máy tính và Internet hàng đầu tại Việt
Mê công nghệ ở tuổi “xưa nay hiếm”
Sau vài ngày về phép thăm nhà, Kiệt lại ra Hà Nội để tiếp tục công tác, không quên cài thêm chương trình chat Yahoo Messenger cho cha và add nick của mình vào để hai cha con có thể nói chuyện với nhau hàng ngày qua Internet.
Từ đó, mỗi sáng khi tới văn phòng làm việc, Kiệt lại nhận được vài lời nhắn qua chat của cha hỏi cách sử dụng máy tính, gửi e-mail, cách dùng Google để tìm kiếm và download các bài hát từ thời trước mà lâu lắm rồi ông cụ không còn được nghe… Qua chat, hai cha con dù ở hai đầu đất nước nhưng ngày nào cũng nói chuyện được với nhau hàng tiếng mà không phải gọi điện thoại đường dài.
Bẵng đi một thời gian vài tháng, ông Hai hớn hở khoe với con trai rằng bằng cách tìm kiếm trên Google, ông vừa tìm lại được ông Trần Chung, một người bạn chí cốt đã mất liên lạc từ sau năm 1975 và hiện đang định cư ở Mỹ.
“Qua vài người có liên lạc với người thân đang ở Mỹ, cha có nghe nói ông Chung đang ở bang
“Cha tìm thấy một website công ty của Mỹ có ghi ngày sinh trùng khớp, và có cả tấm ảnh đúng là ông ấy. Hoá ra, sau khi sang Mỹ, ông ấy làm việc cho một ngân hàng, bây giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn có tên trong danh sách nhân sự lưu trên websiter. Tên ông ấy đã đổi sang tiếng Tây thành Henny Tran, bỏ chữ Chung đi, chỉ giữ được cái họ Trần cũ thôi. Thế mà cái Internet này nó vẫn tìm ra được, tài thật con ạ.”.
Ông Hai say sưa kể tiếp: “Trong trang web đó có cả địa chỉ e-mail, số điện thoại. Cha đã thử gửi e-mail cho Henny Tran ấy hỏi xem có đúng ông ấy là Trần Chung không. Ông ấy cũng mừng lắm và đã e-mail trả lời ngay cho cha. Mấy bữa nay, ngày nào cha và ông ấy cũng gửi e-mail qua lại để hỏi thăm nhau và hàn huyên chuyện cũ. Cái Internet này quả là kỳ diệu quá, tận bên kia quả địa cầu mà cứ như đang ở ngay bên cạnh mình con ạ”…
Mang lại lợi ích cho tất cả mọi người
Hơn một chục năm học tập và nghiên cứu về máy tính và hiểu rất rõ những giá trị mà Internet mang lại cho con người, nhưng anh Kiệt cũng không thể ngờ rằng một người đã lớn tuổi như cha mình vẫn có thể mày mò tìm hiểu và khai thác được những lợi ích vô song của Internet.
“Ở tuổi “xưa nay hiếm” như thế, cả cuộc đời ông cụ chỉ quen với việc đồng áng, vườn tược, cây trái… đâu có biết đến tiếng Anh hay máy tính là gì!”.
Anh Kiệt kể lại: “Ban đầu khi ông hỏi qua chat, tôi cũng chỉ cố gắng giải thích một cách đơn giản nhất và giới thiệu cho ông một số website cơ bản. Vậy mà chỉ sau có chưa đầy 1 năm, mỗi ngày lần mò học một chút, giờ ông cụ đã có thể tìm kiếm trên mạng bằng Google, download nhạc, đọc báo điện tử để cập nhật tin tức thời sự”.
“Tôi thật sự bị bất ngờ ở nhiều khía cạnh. Bất ngờ đầu tiên là về sự phổ biến như hiện tại của Internet tại Việt
- Huy Phong (ghi)