221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1006632
Mỹ "tống tháo" rác điện tử sang châu Á
1
Article
null
Mỹ 'tống tháo' rác điện tử sang châu Á
,
Hầu hết người Mỹ tưởng rằng họ đang "giúp đỡ" trái đất khi tích cực tái chế máy tính, TV và ĐTDĐ cũ. Tuy nhiên, thực tế là nước Mỹ lại tham gia đắc lực vào việc kinh doanh rác điện tử, đe doạ môi trường và sức khoẻ nhân công tại các nước đang phát triển.  

Nguồn: ChinaDaily
Nguồn: ChinaDaily
Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác, song các nhà hoạt động môi trường ước tính rằng: trong số 300.000 - 400.000 tấn rác điện tử được thu gom để tái chế tại Mỹ hàng năm, có tới 50-80% sẽ "tìm đường" xuất khẩu sang châu lục khác.  

Công nhân ở những nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Nigeria sau đó sẽ sử dụng búa, máy đốt khí gas và tay không để chiết xuất ra kim loại, kính và một số vật liệu khác.

Đáng sợ

Việc làm này hết sức nguy hiểm, bởi cơ thể họ và môi trường xung quanh có thể bị nhiễm hàng loạt hoá chất độc hại.  

"Chúng đã được tái chế, nhưng là theo cách đáng sợ nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra", chuyên gia Jim Puckett của Tổ chức môi trường Basel Action Network cho biết. "Người Mỹ bảo vệ môi trường sống của chính họ, nhưng lại huỷ diệt phần còn lại của thế giới".

Tại Mỹ, việc thu gom rác điện tử được tiến hành hoàn toàn miễn phí vào dịp tháng 4 hàng năm. Sau khi qua chọn lọc, đại bộ phận rác sẽ được vận chuyển bằng đường thuỷ sang các nước khác.

Nhà tài trợ (chính quyền thành phố, doanh nghiệp, nhà trường) thường thuê những hãng vận chuyển và tái chế rẻ nhất. Họ cũng không bao giờ hỏi xem số rác này cuối cùng sẽ được xử lý như thế nào, tống khứ đi đâu.

"Không ít người đã kiếm được bộn tiền từ việc xuất khẩu rác điện tử", Puckett cho biết. Ngày càng có nhiều bang tại Mỹ cấm rác điện tử tái chế, và hệ quả là số lượng rác bị người Mỹ tẩu tán ra nước ngoài sẽ ngày một nhiều.

Tháng 9 vừa qua, hải quan Hồng Kông nhận được tin báo từ các tổ chức môi trường, đã bắt giữ 2 container khổng lồ xuất xứ từ Mỹ. Khi mở ra, họ phát hiện hàng trăm máy tính và TV cũ đã được người Mỹ tháo tung, lọc lại những bộ phận còn hoạt động hay đáng giá nhất.

Không cấm xuất khẩu

Luật pháp Trung Quốc cấm nhập khẩu rác thải điện tử nên 2 thùng container nói trên đã bị gửi trả lại phía Mỹ. Hãng đứng ra nhập hàng nói rằng, họ tưởng phía Mỹ sẽ chuyển về "máy tính đã qua sử dụng (Second-hand), chứ không phải đống linh kiện đã bị tháo rời".

"Tôi nghĩ nhu cầu dành cho máy tính second-hand là rất lớn. Mà thị trường này cũng chẳng làm ô nhiễm môi trường gì cả", đại diện của hãng tuyên bố.

"Không thể nào chặn và kiểm tra từng container hàng một nhập khẩu vào Hồng Kông được", đại diện Hải quan Hồng Kông cho biết. "Những kẻ nhập lậu sẽ cố tình khai rác là hàng hoá, nhưng chúng tôi không đủ lực và thời gian để rà soát".

Chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm nay, chính quyền Hồng Kông đã gửi trả lại 85 container rác điện tử, với 20 thùng trong số đó đến từ Mỹ.

Điều tréo ngoe là xuất khẩu rác điện tử lại là hoạt động hợp pháp tại Mỹ, tuy chính phủ nước này có cấm xuất khẩu "màn hình PC và Tivi với ống cathode mà không được phép từ nước nhập khẩu".

Các nhà hoạt động môi trường tin rằng giải pháp hiệu quả nhất cho vấn nạn rác điện tử là yêu cầu nhà sản xuất phải thu hồi và tái chế lại sản phẩm của chính mình.

8 bang của Mỹ đã thông qua luật này, và nhiều đại gia công nghệ như Apple, Dell, HP và Sony đã bắt đầu thu gom sản phẩm cũ hoàn toàn không tính phí.

Trọng Cầm (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,