221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
996612
Microsoft đã "cúi đầu" trước EU, nộp phạt 600 triệu USD
1
Article
null
Microsoft đã 'cúi đầu' trước EU, nộp phạt 600 triệu USD
,

Cuối cùng thì Microsoft cũng quyết định kết thúc 3 năm kháng án và chấp nhận tuân thủ phán quyết về chống độc quyền do Ủy ban châu Âu đưa ra năm 2004, tất nhiên là cùng với khoản tiền phạt hơn 600 triệu USD kèm theo đó.

 
Sáng nay, gã khổng lồ xứ Redmond đã chính thức tuyên bố sẽ không "kháng án thêm lần nữa" lên Tòa án Tối cao EU, bất chấp thất bại cách đây hơn 1 tháng trong phiên xét xử của Tòa Sơ thẩm.

Bình luận về sự kiện này, đại diện của Ủy ban châu Âu gọi đây là "một chiến thắng cho tất cả người tiêu dùng", một sự "cúi đầu mang ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đến toàn bộ ngành công nghiệp phần mềm".

Câu hỏi mà nhiều người quan tâm nhất lúc này, là Microsoft sẽ phải gánh chịu án phạt lên tới mức nào. Năm 2004, án phạt dành cho Microsoft là hơn nửa tỷ euro. Đến năm 2006, cáu tiết vì thái độ chây ỳ của Microsoft, Ủy ban quyết định phạt thêm 280,5 triệu euro (400,6 triệu USD) nữa vì tội "Không-tuân-thủ".

Và giờ đây, rất có thể Microsoft sẽ lại phải đối mặt với những án phạt mới, vì tội đã "để vụ việc dây dưa tới tận bây giờ mà chẳng có bất cứ động thái "tích cực" nào trong việc tuân thủ phán quyết 2004". Chỉ cần EU tính "nhẹ" 3 triệu euro/ngày, thì khoảng thời gian từ năm 2006 đến nay cũng đủ để Microsoft phải móc ví thêm hàng trăm triệu euro nữa.

Để thể hiện thái độ nhượng bộ của mình, Microsoft sẽ cung cấp cho cộng đồng phát triển nguồn mở những thông tin cần thiết về sản phẩm của hãng. Nhờ đó, những phần mềm do bên thứ ba viết ra sẽ có thể vận hành trơn tru, êm ái trên nền tảng Windows.

Trước đây, muốn sở hữu các thông tin "liên thông" này, một doanh nghiệp sẽ phải chi trả số tiền cao chất ngất là 5,95% doanh thu. Nhưng nay, theo cam kết mới, mức phí mua thông tin sẽ được cắt giảm đáng kể, chỉ còn lại 0,4% đối với những doanh nghiệp thương mại như IBM hay Red Hat. Còn với những tổ chức phi lợi nhuận, nguồn mở, mức phí áp dụng sẽ bằng 0.

Giải thích về thái độ buông xuôi của Microsoft, giới phân tích nhận định rằng: "Gã khổng lồ nước Mỹ đã nhận ra rằng: Sàn đấu châu Âu không dễ chơi chút nào, và việc Tòa án Sơ thẩm tại Bỉ ủng hộ tất cả các luận điểm quan trọng do Ủy ban châu Âu đưa ra - chính là đòn đánh quyết định".

Trong phán quyết 2004, Ủy ban châu Âu kết luận rằng Microsoft đã lợi dụng vị thế độc quyền của mình trên thị trường phần mềm desktop để chèn ép và hất cẳng các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, hệ điều hành Windows của hãng đang được sử dụng cho khoảng 95% số máy tính cá nhân trên toàn thế giới.

Mọi đợt cập nhật phần mềm hoặc phát hành phần mềm mới của Microsoft từ nay trở về sau, sẽ đều phải tuân thủ theo phán quyết 2004. Nếu Microsoft không chấp nhận, hãng có thể nhờ Tòa án Tối cao ở London dàn xếp.

Về phần mình, Microsoft nói rằng những cuộc thảo luận giữa hãng với Ủy ban đều "mang tính xây dựng", và hãng sẽ "tiếp tục làm việc chặt chẽ với Ủy ban để đảm bảo một môi trường IT cạnh tranh lành mạnh".

Một chi tiết ngoài lề thú vị là Quan chức phụ trách vấn đề chống độc quyền của Ủy ban, bà Kroes, đã đàm phán "riêng" với Giám đốc điều hành Steve Ballmer trong một bữa ăn nhà hàng tại Rotterdam, quê nhà của bà. "Tôi đã trả tiền cho bữa tối đó", bà mỉm cười tiết lộ.

Trọng Cầm (Tổng hợp Reuters, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,