221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
980726
Quan chức viết blog: Công, tư khó lường
1
Article
null
Quan chức viết blog: Công, tư khó lường
,

Nhiều quan chức Trung Quốc bắt đầu lập blog để tiếp cận dân. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng liệu lời quan trên mạng có đúng "khuôn vàng, thước ngọc"?

Blog của Liêu Tân Ba, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Đông, mang tên "Anh Ba bác sĩ”. Các bài viết của ông giúp người dân hiểu được suy nghĩ của quan chức y tế đối với các vấn đề xã hội  Ảnh: sina.com
Blog của Liêu Tân Ba, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Đông, mang tên "Anh Ba bác sĩ”. Các bài viết của ông giúp người dân hiểu được suy nghĩ của quan chức y tế đối với các vấn đề xã hội  Ảnh: sina.com

Túc Thiên được xem là thành phố tiên phong trong việc quan chức viết blog ở Trung Quốc. Ngay từ năm 2006, Bí thư thành ủy Trương Tân Thực đã kêu gọi toàn thể cán bộ viết blog để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của dân.

Người dân nhấp chuột vào trang web của chính quyền thành phố Túc Thiên là có thể đăng nhập các nhật ký điện tử của lãnh đạo thành phố và giao lưu thoải mái.

Chính phủ điện tử hay blog?

Quan chức viết blog đang trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của người dân Trung Quốc. Người tán thành thì cho rằng đây là kênh thu thập thông tin với giá rẻ, nhận được phản hồi nhanh; nó đảm bảo mối liên hệ giữa quan chức và dân chúng, thu ngắn khoảng cách giữa người dân và quan chức, là cầu nối hữu hiệu trong thời đại công nghệ thông tin.

Từ chuyện blog ra chuyện đời

Cục trưởng Cục Vật giá Trịnh Châu, ông Trần Quân An, viết blog với mục đích tìm hiểu tâm tư của dân, tiếp thu giám sát và khiếu nại của dân nhưng thực tế ông còn nhận được nhiều hơn thế. Sau một thời gian viết blog, ông đã có mối liên hệ mật thiết với họ, ông còn cho họ số điện thoại di động, nói sắp tới sẽ công khai hình ảnh và thông tin cá nhân cho cư dân mạng biết.

Hiện nay, mỗi sáng ông đều vào blog để xem có gì cần giải quyết ngay không, sau đó sẽ trả lời cư dân mạng vào thời gian nghỉ trưa.

Hiện Trung Quốc có 162.000.000 cư dân mạng, đứng thứ hai trên thế giới về số người lên mạng. Cục trưởng Tổng cục Giám sát an toàn sản xuất quốc gia Lý Nghị từng yêu cầu cho tiến hành điều tra tất cả những vụ việc được báo chí hay Internet phanh phui.

Còn khi tổng kết vụ án lò gạch phi pháp ở Sơn Tây, tỉnh trưởng Vu Ấu Quân cho rằng, bài học cần rút ra qua sự kiện "nô lệ thời hiện đại" là không "theo dõi nắm bắt thông tin trên mạng và báo chí”, không có phản ứng kịp thời khi phát hiện sự việc.

Người phản đối như giáo sư Mao Thọ Long (Đại học Nhân dân Trung Quốc) cho rằng blog là một hình thức nhật ký điện tử, mang tính cá nhân. Khi các quan chức bàn việc xã hội trong blog, sẽ phát sinh tình trạng công - tư không phân minh.

Còn Mẫn Đại Hồng, nhân viên phòng nghiên cứu báo chí Viện Khoa học xã hội, nói quan chức phải xác định rõ họ viết với tư cách người viết nhật ký bình thường hay một người viết của chính quyền. Với quan điểm cá nhân hay tập thể? Vì lâu nay phát ngôn của cán bộ quan chức không mang tính cá nhân, mỗi câu nói đều phải được lãnh đạo phê chuẩn. Do đó khi viết blog sẽ phát sinh mâu thuẫn về tư cách phát ngôn. Ông cho rằng chỉ cần làm tốt chính phủ điện tử, công khai chính sách hành chính, phục vụ tốt người dân là đủ.

Viết blog, đỡ chơi game!

Tuy nhiên, người dân quan tâm nhiều nhất là những gì các quan viết trong blog của mình dù thật ra blog của các quan chức như một dạng văn phòng trực tuyến, cũng có trả lời những thắc mắc về chính sách nhà nước.

Điều thu hút người dân là ý kiến về các vấn đề nóng đang diễn ra trong xã hội. Một cán bộ cho biết nhiều phóng viên trực sẵn trên blog của các quan chức, thấy họ bày tỏ quan điểm gì là hôm sau sẽ xuất hiện ngay trên mặt báo.

Thực tế viết blog đã thay đổi cuộc sống của nhiều vị quan chức. Phó Chủ nhiệm Văn phòng TP Túc Thiên, ông Cao Trường Lượng, cho biết trước đây ban đêm thường chơi game, sau khi tạo blog ông thường dành thời gian ban đêm để trả lời câu hỏi của dân hay viết blog.

Ký Ái Huê, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Túc Thiên, cho biết viết blog giúp ông động não nhiều hơn trước. Hay giám đốc Đài truyền hình Túc Thiên Trang Dũng cho biết, viết blog sẽ tránh tình trạng "quản gia không biết giá gạo", cấp trên không biết nỗi khổ cấp dưới.

Các blog của quan chức thường rất ăn khách, như blog của tập thể cán bộ chính quyền Túc Thiên mỗi ngày có hàng trăm ngàn lượt người truy cập. Blog của Vu Quân, phó khu Hải Điện (Bắc Kinh), mỗi ngày có 30.000 lượt người truy cập. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những blog với những bài viết không có tính giao lưu, đầy vẻ gượng ép.

(Theo TTO/NDNB, Nam Phương Cuối Tuần, THX)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,