221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
958392
Khủng hoảng rác thiết bị điện tử
1
Article
null
Khủng hoảng rác thiết bị điện tử
,

Những mối quan tâm về môi trường và các quy định về việc bảo mật dữ liệu đang buộc các công ty phải thiết lập những chính sách nghiêm ngặt để xử lý các thiết bị điện tử mà họ thải hồi. Tuy vậy, việc chọn lựa một cách xử lý thích hợp và an toàn không phải là một điều dễ dàng cho các doanh nghiệp.

Một phụ nữ ở Quảng Đông, TQ đang đập chiếc đèn hình ti-vi để lấy cuộn dây đồng ở phía chuôi đèn hình. Phần thủy tinh của chiếc đèn hình chứa đầy chất thủy ngân và bột phốt-pho. Những chất này cực kỳ độc hại cho sức khỏe  (Ảnh:Basel Action Network)
Tháng 9/2006, công ty nghiên cứu thị trường Gartner đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 200 công ty. Kết quả cho thấy 71 % trong số này có chính sách thải hồi các thiết bị tin học của họ. Thế nhưng chưa hẳn mọi chính sách đều là tốt cả. Ví dụ như 19 % các công ty được hỏi cho biết họ tặng cho trường học và các tổ chức phi lợi nhuận những máy tính cũ mà họ không dùng nữa. Theo Frances OBrien, chuyên viên phân tích của Gartner, đó là một ý định tốt nhưng xét về mặt chính sách thì không hay lắm. Công ty của bạn có thể phải chịu trách nhiệm nếu những dữ liệu nhạy cảm của công ty còn sót lại trong các thiết bị và chúng bị khai thác (dù là vô tình hay cố ý).

Tốn kém và nguy hiểm

17 % số công ty được hỏi trong cuộc khảo sát của Gartner cho biết họ có chính sách đưa các máy tính cũ cất vào kho. Theo OBrien, phương cách này không những gây lãng phí trong việc duy trì kho bãi mà còn nguy hiểm nữa. Các bộ phận của những thiết bị này có thể bị tháo gỡ và chúng có thể còn chứa thông tin nhạy cảm.

Mặt khác, theo Silicon Valley Toxics Coalition, một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở ở San Jose, bang California, rác thiết bị điện tử có thể làm rò rỉ những chất độc chứa trong chúng như chì, thủy ngân và cadmium vào nước và không khí. Một màn hình máy vi tính loại CRT (sử dụng ống phóng tia điện tử) có thể chứa 1,8-3,8 kg chì – một số lượng có thể gây nguy hại cho cả một cộng đồng nếu chúng bị thải ra môi trường mà không qua quá trình xử lý thích hợp. Số liệu thống kê của tổ chức này cho thấy trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi, 20-24 triệu ti-vi và máy vi tính cũ bị thải loại nhưng được giữ lại ở nhà và các văn phòng. Trong khi đó, chỉ tính riêng ở Mỹ, hiện có khoảng 500 triệu máy tính cũ, và chỉ có 10 % số này được tái chế.

Bà OBrien nói : “Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc chưa hiểu vấn đề này một cách thấu đáo hoặc không có kỹ năng chuyên môn trong việc xử lý các loại rác thiết bị điện tử.” Trong khi đó, dù hiểu rõ vấn đề này hơn nhưng các công ty lớn cũng không thể theo dõi được hết các loại rác thiết bị điện tử của họ vì số lượng quá nhiều.

Jim OGrady, Giám đốc trung tâm cải tiến công nghệ của công ty Hewlett-Packard ở Andover, bang Massachu- setts, nhận định : “Những công ty nào muốn tự bảo vệ mình trong lĩnh vực này đều biết rằng họ cần phải có một chiến lược quản lý tài sản tốt.”

Nhiều công ty không hề biết rác thiết bị điện tử của họ đi về đâu sau khi đưa chúng vào những cơ sở tái chế. Thực tế, phần lớn loại rác này được xuất khẩu sang những quốc gia đang phát triển dưới dạng đồ cũ để bán lại hoặc tái chế. Ở đó, công nhân sẽ tháo rời các bộ phận để tái chế và vứt những phần không thể tái chế thành đống trong những bãi rác lộ thiên. Điều kiện làm việc của họ khá là tồi tệ và công việc này ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường. Theo tổ chức Hòa bình Xanh (Green- peace), 50 %-80 % rác điện tử ở Mỹ được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác.

Cuộc khủng hoảng về rác thiết bị điện tử ngày nay đã lan rộng trên toàn cầu. Các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức bảo vệ môi trường đã gây nhiều áp lực khiến các công ty phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc xử lý loại rác này. Luật pháp quốc tế và của các nước cũng có những quy định chặt chẽ về việc này.

Những nỗ lực

Trẻ em lượm phế liệu tại bãi rác thiết bị điện tử ở thành phố Lagos, Nigeria. (Ảnh: Basel Action Network)
Dell Inc. là nhà sản xuất máy tính đầu tiên cung cấp cho khách hàng chương trình tái chế miễn phí đối với các sản phẩm của hãng. 98 % các linh kiện trong một máy tính mang thương hiệu Dell có thể được tái sử dụng hoặc tái chế. Công ty này cũng đang nỗ lực thực hiện một chương trình thiết kế những sản phẩm thân thiện với môi trường, gồm các tiêu chí như sử dụng ít điện năng, ít vật liệu độc hại, linh kiện có thể tháo gỡ dễ dàng và tái sử dụng.

Một số nhà sản xuất máy tính lớn khác trong ngành như Hewlett-Packard, Apple, Gateway và Lenovo cũng đang xúc tiến những chương trình tương tự.

Nhiều nhà bán lẻ cũng có những hành động tích cực. Tháng Năm vừa qua, Staples Inc. ở Framingham, bang Massachusetts đã công bố rằng họ sẽ hợp tác với Amandi Services, một công ty chuyên tái chế các sản phẩm điện tử có trụ sở ở New York, để nhận những thiết bị cũ của khách hàng để tái chế. Khách hàng sẽ phải trả lệ phí 10 đô-la Mỹ cho những thiết bị lớn, nhưng được miễn phí với các bộ phận nhỏ như chuột, bàn phím…

Công ty Best Buy ở Minneapolis cũng có một chương trình tương tự. Khách hàng có thể vứt bỏ điện thoại di động, pin, hộp mực vào thùng rác ở mọi cửa hàng của Best Buy để tái chế miễn phí. Họ cũng có thể đóng một khoản phí vận chuyển và nhân viên của công ty sẽ đến tận nhà để thu gom những thiết bị điện tử không dùng đến.

Nâng cao nhận thức nơi người tiêu dùng về vấn đề xử lý rác thiết bị điện tử để bảo vệ môi trường cũng là một công việc đầy thử thách. Kelly Groehler, phát ngôn viên của công ty Best Buy, nói : “Nếu bạn nhìn vào số lượng thiết bị chúng tôi đang tái chế thì thấy chúng chẳng thấm vào đâu so với số lượng hàng chúng tôi bán ra… Chúng tôi nghĩ rằng mọi người đều phải có trách nhiệm. Mọi người đều phải thực hiện phần việc của mình [trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này].”

Những việc cần làm
1. Đừng đợi quá lâu mới vứt bỏ những thiết bị cũ.
Thiết bị càng cũ thì càng khó tái chế hoặc tái sử dụng.
2. Tiêu hủy dữ liệu. Dữ liệu không bị xóa một cách hoàn toàn bằng một lệnh “Delete” bình thường. Bạn phải sử dụng những phần mềm chuyên dụng để xóa sạch dữ liệu lưu trong thiết bị.
3. Bán. Sau khi xóa sạch dữ liệu, bạn có thể bán lại thiết bị cho một cá nhân hoặc đơn vị khác.
4. Cho, tặng. Trường học, các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận có thể cần đến những thiết bị đã qua sử dụng của bạn.
5. Tái chế. Hỏi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp xem họ có chương trình thu hồi sản phẩm cũ không. Kiểm tra xem có chương trình tái chế nào đang được triển khai ở địa phương của bạn không. Hoặc liên lạc trực tiếp với một cơ sở tái chế có uy tín nào đó.

Một số quy định

Trước cuộc khủng hoảng về rác điện tử trên thế giới, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã tăng cường nhiều quy định nhằm buộc các công ty phải xử lý tốt rác điện tử của họ. Dưới đây là một số quy định để tham khảo :
• Chỉ thị về phế liệu là các thiết bị điện, điện tử (Waste Electrical and Electronic Equipment Directive) và Chỉ thị về việc giới hạn những chất độc hại (Restriction of Hazardous Substances Directive) của Liên minh châu Âu quy định thêm nhiều trách nhiệm cho các nhà sản xuất trong việc thu gom các sản phẩm đã qua sử dụng của họ và giảm sử dụng các chất độc hại trong sản phẩm.
• Quy định về các phương pháp quản lý để kiểm soát sự ô nhiễm do các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin gây ra (Management Methods for Controlling Pollution Caused by Electronic Information Products Regulation) của Trung Quốc đưa ra những quy định về các sản phẩm bị giới hạn sử dụng, những loại giấy chứng nhận mà nhà sản xuất phải có trước khi tung sản phẩm ra thị trường, và những yêu cầu về việc dán nhãn và phổ biến thông tin về hàng hóa đối với các loại sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin.
• Hiệp định Basel (tên đầy đủ là Basel Convention on the Control of Transboundary Movements of Hazardous Wastes and Their Disposal) cấm xuất khẩu các loại chất thải độc hại, kể cả rác thiết bị điện tử, sang các quốc gia đang phát triển. Đây là một hiệp ước quốc tế có sự tham gia của 166 quốc gia.
• Tiêu chuẩn ISO 14000 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế(International Organization for Standardization – ISO) quy định những tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường của
doanh nghiệp.

 

(Theo TBVTSG)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,