Thời gian qua, tình hình trộm cắp, phá hoại có chủ ý tuyến cáp thông tin trên biển Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn này đòi hỏi một sự quan tâm sát sao hơn từ phía các cơ quan quản lý, chủ quản và cả xã hội.
>> Bắt giữ 6 vụ "khai thác" cáp quang biển tại Kiên Giang
>> An toàn cáp quang biển: Chỉ trông chờ ý thức công dân
>> Việt Nam chỉ còn một đường cáp quang trên biển
>> Sự cố đứt cáp quang ở Cà Mau: Liên Bộ vào cuộc!
>> Cà Mau: cáp quang lại gặp sự cố
>> Hơn 11 km cáp quang biển Cà Mau "mất tích"
Hiện nay, hầu hết các hoạt động thông tin liên lạc của Việt Nam với quốc tế đều thông qua hai tuyến cáp T-V-H và SMW-3. Liên tiếp trong thời gian qua, tuyến cáp quang T-V-H đã bị mất tín hiệu. Ngay sau khi phát hiện sự cố trên, VNPT đã thông báo cho các đối tác cùng khai thác và tiến hành khắc phục sự cố. Tháng 4/2007, khi tàu sửa chữa chuyên dụng vào sửa chữa đã phát hiện khoảng 11 km cáp quang tuyến T-V-H bị cắt trộm cùng với một số thiết bị trạm lặp (Repeater). Phạm vi mất cắp được xác định thuộc vùng biển Cà Mau.
Tang vật cáp quang biển bị bắt tại Bạc Liêu. Ảnh: Lao Động.
Sau sự cố tuyến T-V-H, toàn bộ thông tin liên lạc, truyền dữ liệu đều phải chuyển sang tuyến SMW-3 - tuyến cáp còn lại duy nhất có trạm cập bờ tại Việt Nam. Như vậy, tình hình thông tin liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế đang đứng trước nguy cơ hết sức nghiêm trọng nếu như tuyến cáp quang quốc tế SMW-3 cũng bị cắt trộm hoặc phá hoại có chủ ý.
Sự cố tuyến cáp quang biển bị mất trộm không chỉ thiệt hại lớn về kinh tế (chi phí khắc phục lên đến hàng triệu đô la) mà đặc biệt còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh thông tin quốc gia, quan hệ quốc tế, làm giảm lòng tin quốc tế với Việt Nam.
Bắt 3 thuyền "khai thác" cáp quang biển |
Ngày 22/5, lực lượng bộ đội biên phòng Đồn 540 huyện Côn Đảo, BR-VT đã phát hiện và bắt giữ 3 thuyền có số hiệu BV 9243, BV 9244 và BV 5741 chở hơn 40 tấn cáp quang biển. Khi bị bắt, 3 thuyền này đang neo đậu cách Côn Đảo khoảng 2 hải lý về hướng Đông Bắc và trên thuyền có 33 người. Theo Đồn biên phòng 540, các thuyền này do Nguyễn Thị Bích Phượng (cư trú tại 60/2, đường Bạch Đằng, p.5, TP Vũng Tàu) làm chủ. Theo điều tra ban đầu, số cáp trên đều còn rất mới, được "khai thác" tại vị trí 7 độ 50 phút vĩ độ Bắc, 108 độ 4 phút kinh độ Đông. Tuy nhiên, theo một số lời khai khác, số cáp trên được khai thác tại vị trí số 9 độ 14 phút vĩ độ Bắc, 108 độ 54 phút kinh độ Đông. Bộ đội biên phòng Đồn 540 đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. T. Hoàng (Báo Bưu Điện) |
Với vai trò là đơn vị chủ quản, ngay sau khi nhận được thông tin tuyến cáp T-V-H bị mất tín hiệu, VNPT đã tích cực chỉ đạo các ban chuyên môn, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) kịp thời khắc phục để đảm bảo thông tin liên lạc quốc gia và đẩy nhanh tiến độ xin cấp phép cho tàu sửa chữa chuyên dụng vào khắc phục sự cố. Bên cạnh đó, VNPT cũng chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo thực trạng trộm cắp cáp viễn thông trên vùng biển Việt Nam.
VTI là đơn vị trực tiếp được VNPT giao quản lý, khai thác hai tuyến cáp quang biển T-V-H và SMW-3 đã chủ động phát hiện, báo cáo tình hình và đưa ra giải pháp khắc phục tạm thời ngay từ những ngày đầu khi phát hiện sự cố mất tín hiệu. Công tác thông báo cho đối tác quốc tế, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép cho tàu sửa chữa chuyên dụng vào đã được VTI triển khai nhanh chóng và hiệu quả.
Với chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành, ngày 11/5, Bộ BCVT đã có cuộc họp liên ngành khẩn cấp với sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, VNPT để bàn việc phối hợp giải quyết sự cố mất trộm tuyến cáp quang V-T-H và phương án bảo vệ tuyến cáp quang SMW-3 trước những diễn biến của sự cố.
Tại cuộc họp, nhiều đề xuất đã được đưa ra, trong đó các ý kiến cùng thống nhất sẽ xem xét khả năng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tính cấp bách của sự cố. Đề xuất thứ hai là yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng, Hải quân, lực lượng Cảnh sát biển tăng cường tuần tra, giám sát các hoạt động của tàu thuyền qua lại khu vực tuyến cáp đi qua. Đề xuất thứ 3 là yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra, xác minh các hành vi vi phạm và xử lý theo pháp luật. Bộ BCVT sẽ tiến hành gửi công văn đề nghị UBND, Sở BCVT các tỉnh thành phố ven biển, tăng cường hoạt động phối hợp giải quyết với cơ quan chủ quản, đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân tại địa phương.
Ngày 16/5, Bộ BCVT cũng có công văn khẩn gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND, Sở BCVT các tỉnh thành phố ven biển về việc phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn khai thác cáp thông tin trên biển.
Theo luật Hình sự và Pháp lệnh BCVT, hành vi trộm cắp hoặc phá hoại có chủ ý tuyến cáp viễn thông là vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ các công trình, phương tiện quan trọng của Nhà nước. Các Bộ, ngành và VNPT mong muốn sẽ nhận được sự hợp tác tích cực hơn nữa từ phía xã hội, mà trước hết phải bắt đầu từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của mạng lưới TTLL quốc gia của mỗi người dân.
(Theo Xuân Lưỡng/Bưu Điện)
Quan điểm của quý độc giả: