Các cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang đã bắt được 06 vụ cắt phá cáp biển trong đó có 02 vụ liên tiếp trong hai ngày 24-25/05/2007.
>> An toàn cáp quang biển: Chỉ trông chờ ý thức công dân
>> Việt Nam chỉ còn một đường cáp quang trên biển
>> Sự cố đứt cáp quang ở Cà Mau: Liên Bộ vào cuộc!
>> Cà Mau: cáp quang lại gặp sự cố
>> Hơn 11 km cáp quang biển Cà Mau "mất tích"
Tang vật cáp quang biển cắt trộm bị giữ tại Công an tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Ngọc Nguyện)
Ông Hoàng Ngọc Nguyện, chuyên viên Bưu điện tỉnh Kiên Giang cho biết Bưu điện tỉnh đang làm việc với Công an tỉnh để xác định vụ 16 tấn dây cáp có thuộc dạng cáp quang biển hay không. Theo TTXVN ngày 26/05, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Kiên Giang đã bắt giữ Phạm Xuân Lãm (SN 1968), thường trú ấp Kinh Dài, xã Tây Yên, huyện An Biên (Kiên Giang) đang vận chuyển trái phép khoảng 16 tấn dây cáp viễn thông.
Phòng PC15 Công an tỉnh bắt được tại nhà Phạm Xuân Lãm 14.254 kg sắt bảo vệ và lõi cáp biển. Cáp này đã gỡ phần bảo vệ bằng sợi bao có tẩm nhựa đường. So sánh với hình ảnh do Công ty Viễn thông quốc tế VTI phía Nam cung cấp, sơ bộ cơ quan công an đã kết luận rất giống với loại cáp quang biển đã bị cắt trộm.
Ngay trước vụ việc này, ngày 08/5/2007 Bộ đội biên phòng bắt giữ 02 tàu KG91358 và tàu KG1803 chở 80 tấn cáp biển và một trạm khuếch đại tín hiệu. Chủ tàu là Trương Văn Quy - chủ tàu ở Hòn Tre, huyện Kiên Hải. Công an, Bưu điện và Công ty Viễn thông Quốc tế VTI phía Nam đã xác định đây là cáp quang biển.
Bộ khuếch đại tín hiệu bị thu giữ cùng với khoảng 80 tấn cáp biển ngày 08/05/2007. (Ảnh: Ngọc Nguyện)
Theo ông Nguyện mô tả, loại cáp quang biển này có nhiều lớp vỏ bọc, ngoài cùng là lớp vải bao bố tẩm hắc ín, lớp tiếp theo là sắt đường kính 4mm, lớp bao bố khác, rồi đến các lớp sắt, lớp nhựa trắng, lớp đồng, cáp quang và lõi thép.
Giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông tỉnh Kiên Giang Lưu Tam Bình cũng cho biết, trong một vụ ‘khai thác’ cáp bị bắt giữ mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Sở thẩm định, Sở đã xác định đó là cáp đồng trục thả từ đất liền ra các đảo dưới thời chế độ cũ để lại. Cáp bị chặt đoạn khoảng 2-3m, không dùng được.
Cáp bị cắt đứt từng đoạn để bóc vỏ, bán phế liệu. (Ảnh: Ngọc Nguyện) |
Sẽ không thể chỉ là chuyện ăn cắp được nữa, vì theo quy định của pháp luật thì đây là hành vi phá hoại an ninh quốc gia, cần phải được xử lý thật nghiêm, trừng trị thích đáng. Nếu không, rất có thể Việt Nam sẽ bị cô lập thông tin nếu như các tuyến cáp quang biển khác cũng bị xâm hại.
(Theo Bưu điện Việt Nam)
Quan điểm của quý độc giả: