221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
935514
"Doanh nghiệp IT VN nên tập trung vào thị trường bậc trung"
1
Article
null
'Doanh nghiệp IT VN nên tập trung vào thị trường bậc trung'
,

(VietNamNet) - Trong buổi gặp gỡ và ăn trưa với Hiệp hội phần mềm VN (Vinasa) vào trưa nay - 20/5/2007, CEO Microsoft Steve Ballmer khuyên các doanh nghiệp IT Việt Nam nên tập trung hơn vào thị trường bậc trung trong nước.

>> Steve Ballmer đã đến Hà Nội 
>> Tổng giám đốc Microsoft tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam  
>>
"Phát triển phần mềm Việt Nam sẽ được quan tâm đặc biệt!"
>> Ballmer:"Bí quyết của tôi là đam mê, tầm nhìn và kiên nhẫn"
>> Microsoft cung cấp phần mềm giá rẻ cho HS VN
>> BIDV mua phần mềm bản quyền Microsoft
>> Hành trình 21 giờ tại VN của CEO Microsoft
 
>>
Mua bản quyền phần mềm: Quyết định đúng đắn
>> Steve Ballmer: "Tôi luôn sẵn lòng với VietNamNet!"
>> "Doanh nghiệp IT VN nên tập trung vào thị trường bậc trung"
>>
Video clip: Steve Ballmer trực tuyến trên VietNamNet

Xem video clip Steve Ballmer trực tuyến cùng Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam trên VietNamNet tại đây.

Xem video clip bài thuyết trình của Steve Ballmer trước cộng đồng Developer VN tại KS Melia tại đây.

Trưa 20/5, buổi gặp gỡ và ăn trưa giữa CEO Microsoft Steve Ballmer và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã diễn ra trong bầu không khí khá thoải mái và chân tình với nhiều thông điệp đáng quan tâm
Buổi gặp gỡ và ăn trưa giữa CEO Microsoft Steve Ballmer và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.

Góp ý về định hướng

"Ăn to nói lớn" là câu đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng khi nói về Steve Ballmer, nhưng khác với vẻ kiêu hãnh và mạnh mẽ trên sân khấu, Tổng giám đốc điều hành của Microsoft trong buổi tiếp kiến và ăn trưa với cộng đồng doanh nghiệp PM Việt Nam trưa 20/5 tại khách sạn Hilton lại rất cởi mở và chân thành. Hầu như ai có mặt tại buổi gặp gỡ đều có chung cảm nhận ấy.

Có lẽ do mới chỉ đến Việt Nam vài giờ, Steve không thể có những hiểu biết cặn kẽ, cũng như phương thức kinh doanh hoặc cách thức để giải quyết các vấn đề cụ thể của các doanh nghiệp trong nước. Vì thế, ông chỉ đưa ra những góp ý chia sẻ mang tính vĩ mô, chủ yếu hướng đến đối tượng lãnh đạo doanh nghiệp.

Là một người khá thực tế, tuy không trả lời một số câu hỏi quá chi tiết mà các doanh nghiệp VN gặp phải và trao đổi với ông, nhưng với một cách giao tiếp khôn khéo và nhiệt tình, Steve kể về kinh nghiệm thực tế mà ông từng gặp khi giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp mình.

Nhận định về thị trường IT Việt Nam, Steve Ballmer chia các đối tượng người dùng làm ba cấp, đối tượng người dùng cấp cao bao gồm các cơ quan chính phủ và giới doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những người dùng có thu nhập thấp chiếm đa số, giữa hai đối tượng đó là những người dùng bậc trung.

"Tức là giới công chức, trí thức bắt đầu có tích luỹ cho đến những người tương đối khá giả." - Steve giải thích.

Steve nhấn mạnh rằng, xu hướng công nghệ hiện tại là tích hợp. Ông cho rằng theo xu hướng đó ở Việt Nam, không bao lâu nữa, người dùng thị trường bậc trung sẽ sử dụng những thiết bị vừa kết nối Internet, phone, vừa có khả năng tính toán, lưu trữ thông tin đồng thời với chức năng giải trí cao cấp.

"Tôi cho rằng điều kiện Việt Nam cũng không khác biệt lắm với Trung Quốc và Ấn Độ, các doanh nghiệp nên chú trọng hướng đến đối tượng người dùng này."

Chia sẻ quan điểm về tố chất lãnh đạo

Với ý nghĩa là một cuộc trò chuyện thân mật, buổi gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí khá thoải mái. Steve đã chia sẻ nhiều thông điệp với giới doanh nghiệp phần mềm VN, đồng thời lắng nghe và trao đổi với họ nhiều băn khoăn về xu hướng công nghệ, thậm chí cả những vấn đề khá... nhạy cảm, liên quan đến tương lai của Microsoft và cuộc đối đầu với Google!

Đối với một số thắc mắc mà nhiều người cho là khá "nhạy cảm" khi hỏi về cuộc đối đầu với cộng đồng mã mở hay các tập đoàn đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Microsoft như Google, Steve cười rất tươi và nhấn mạnh: "Tôi cho rằng bạn phải chọn được một hướng đi đúng, nhưng điều quan trọng nhất là phải thật đam mê và luôn luôn tin tưởng vào hướng đi của bạn.".

"Đôi khi, bạn không thể nhìn thấy kết quả ngay, nhưng hãy kiên nhẫn và luôn phấn đấu hết mình vì mục tiêu ban đầu, tôi tin rằng thế giới CNTT luôn có rất nhiều cơ hội và bạn sẽ thành công!."

Câu nói vừa là một lời tâm sự, vừa như một sự giải thích để Steve Ballmer tự tin nói rằng đứng trước bất kỳ trở ngại nào, ông cũng tin tưởng Microsoft sẽ vẫn luôn đi đầu và có những bước phát triển vững mạnh.

"Các bạn nên xâm nhập thị trường gia công phần mềm ở một số quốc gia CNTT phát triển trong châu lục như Nhật Bản. Tôi cho rằng các bạn cũng nên chặt chẽ hơn về  tiêu chuẩn chất lượng, và phải phân định rõ tiêu chuẩn chất lượng cho việc cung cấp, sản xuất phần mềm với tiêu chuẩn chất lượng cho cung cấp dịch vụ phần mềm! Hướng đi cho doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì làm dịch vụ phần mềm cho các xu hướng và thiết bị tích hợp công nghệ có lẽ là hợp lý...".

Rõ ràng là Steve có cách giao tiếp "một lời hai ý" cực kỳ khéo léo, bởi ngay sau đó, khi một doanh nhân đưa ra câu hỏi khá riêng tư: "Trong quá trình làm việc ở Microsoft, ông và Bill Gates có phải lúc nào cũng cùng một quan điểm?".

Steve vừa đưa ra một câu trả lời khá thoải mái, vừa là thông điệp chân thành về tố chất của người lãnh đạo: "Qủa thật có những lúc tôi và Bill có quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược, nhưng điều quan trọng nhất là chúng tôi luôn có tiếng nói chung khi giải quyết công việc theo hướng đặt hiệu quả của công ty lên đầu!, chứ không phải ai đúng ai sai."

Nhận định lạc quan

Steve tỏ vẻ tin tưởng và vui mừng trước quyết tâm được thể hiện khá rõ của cộng đồng doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là đưa Việt Nam trở thành một trung tâm CNTT của khu vực.

CEO Microsoft nhận định Việt Nam có một số thế mạnh khá đặc trưng là tỉ lệ dân số trẻ, và khả năng thích ứng công nghệ nhanh. "Thêm vào đó, về mặt ngôn ngữ, các bạn cũng có điều kiện hội nhập nhanh hơn một số nước tương tự - có tiềm năng về công nghiệp phần mềm như Ấn Độ hay Trung Quốc."

Điều này cũng giống như trong buổi gặp gỡ hội doanh nghiệp phần mềm Anh quốc tại Hà Nội buổi sáng cùng ngày, Steve có nói rằng trong giai đoạn hiện tại, khoảng cách địa lý đã "ngày càng rút ngắn, thậm chí bị xoá nhoà" trong thế giới công nghệ phát triển.

"Dù bạn có mở trụ sở công ty ở Anh, ở Mỹ hay Ở Việt Nam, thì công việc kinh doanh trên toàn cầu của bạn cũng không có gì khác biệt nếu bạn thực sự có năng lực."

Tuy nhiên, điều Steve dù không nhấn mạnh nhưng ai cũng nhận ra là, ngày hôm nay, ông và đại diện những doanh nghiệp phần mềm Anh quốc - một nước có nền CNTT phát triển ngang với các nước tiên tiến nhất, đã ngồi ở VN để cùng nói chuyện về một tương lai kinh doanh phát triển tại thị trường này. Điều đó chứng tỏ, trong mắt họ, không chỉ khoảng cách địa lý, mà cả khoảng cách về công nghệ với Việt Nam cũng đang rút ngắn rất nhiều!.

Một cách khách quan, Steve cho rằng Việt Nam cũng cần đẩy mạnh vấn đề giáo dục đào tạo hơn nữa. "Thúc đẩy nguồn lực con người sẽ là chìa khoá để phát triển bền vững."

  • Thế Phong

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,