Được xem là một trong những người đầu tiên phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc triển khai Đề án 112, ông Lê Mạnh Hà - Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông TP.HCM đã nhiều lần lên tiếng, đề xuất hướng xử lý, ngăn chặn nhằm tránh lãng phí, tiêu cực từ đề án này.
>> "Đề nghị Thủ tướng cho thanh tra nghiêm túc Đề án 112!"
>> Trao đổi với người đầu tiên "bật đèn đỏ" Đề án 112
>> "Ngừng Đề án 112: Một quyết định sáng suốt và dũng cảm!"
>> Thủ tướng chỉ đạo: Ngừng triển khai Đề án 112
>> Đề án 112: Chịu đau đớn để không mất mát
>> Đề án 112: ban điều hành “vừa đá bóng vừa thổi còi”
>> Quyết toán tài chính đề án 112: "Người trong cuộc" nói gì?
>> TP HCM: Đề nghị thanh tra toàn diện các dự án 112
>> Kiến nghị xử lý vi phạm trong các đề án 112
>> Đề án 112 sẽ không còn tồn tại ở TP.HCM
>> Đề án 112: Chi tiêu quá lớn, hiệu quả kém
>> Đề án 112 thất bại: Lãng phí hàng trăm tỉ đồng
(Ảnh: Bùi Văn) |
Chiều 3/5, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà cho biết: Trong quá trình thực hiện, Đề án 112 phát sinh nhiều vấn đề rất phức tạp: vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư; đầu tư dàn trải, không hiệu quả; đầu tư trùng lắp giữa các địa phương, giữa trung ương và địa phương, giữa các chương trình trong cùng một địa phương dẫn đến thất thoát, lãng phí, có nhiều sai phạm về tài chính... Ban điều hành Đề án 112 (BĐH 112) Chính phủ đã vi phạm hàng loạt các quy định, cụ thể:
Vi phạm quy chế làm việc do Thủ tướng ban hành, ký hợp đồng sai thẩm quyền
Trưởng BĐH 112 theo quy chế chỉ được quyền ký hợp đồng để thực thi triển khai một số hạng mục chính; nghĩa là chỉ được ký hợp đồng triển khai, không được ký hợp đồng kinh tế. Nhưng trên thực tế, trưởng ban lại ký tất cả các hợp đồng kinh tế. Hơn nữa, BĐH 112 không có tư cách pháp nhân, do đó không có quyền ký các hợp đồng kinh tế.
Vi phạm về quản lý đầu tư, thẩm định và hướng dẫn thẩm định sai thẩm quyền
Theo quy định hiện hành, BĐH 112 chỉ được quyền thẩm định các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, sự phù hợp với những mục tiêu để giúp các bộ, ngành, tỉnh thành phê duyệt đề án của mình. Điều đó có nghĩa BĐH 112 không có thẩm quyền thẩm định các dự án (đề án và dự án đầu tư là hai chuyện khác nhau), càng không có thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán (TKKT-TDT) các dự án. Thế nhưng BĐH 112 Chính phủ đã tổ chức thẩm định các dự án phần mềm và hướng dẫn BĐH 112 các tỉnh thẩm định TKKT-TDT, trái với Nghị định 52 của Chính phủ, tạo nên tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".
Vi phạm các quy định, gây thiệt hại trong đào tạo
Thông tư 34/2002/TT-BTC hướng dẫn công tác tài chính thực hiện tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 quy định: Kinh phí trung ương đào tạo tin học cho một số cán bộ công chức (CBCC) của các cơ quan trung ương và các tỉnh; Kinh phí của cơ quan trung ương đào tạo cho các CBCC hành chính của đơn vị; Kinh phí của các địa phương đào tạo cho cán bộ làm công tác tin học, quản lý tin học. Như vậy, kinh phí trung ương chỉ dùng để đào tạo cho một số CBCC, nhưng BĐH 112 lại dùng kinh phí này để đào tạo đại trà...
Ngày 30/12/2003, Bộ Tài chính gửi công văn 13749 cho BĐH 112 thống nhất đơn giá do BĐH 112 xây dựng. Trong đó nêu rõ: Đơn giá này áp dụng cho các lớp học thí điểm trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004; và cho những lớp cụ thể với những chương trình cụ thể (lớp công nghệ mạng, độ phức tạp cao). Nhưng trong thực tế, các lớp do Đề án 112 thực hiện chủ yếu trong cuối năm 2004 và 2005, khi văn bản trên hết hiệu lực và không có văn bản mới... Sau đó, Bộ Tài chính có Thông tư 79/2005 ngày 15/9/2005 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhà nước, trong đó có đào tạo tin học. BĐH 112 đã không căn cứ vào thông tư này để xây dựng chi phí cho các lớp tin học 112 sau tháng 9/2005 mà vẫn tiếp tục mức kinh phí cũ cao hơn và không hợp pháp. Từ các vi phạm trên, vấn đề đào tạo đã gây thiệt hại nghiêm trọng.
Theo BĐH 112, đề án đã đào tạo đại trà 68.000 cán bộ với chương trình 8 modul (tương đương bằng A). Chi phí đào tạo để lấy bằng A: học phí khoảng từ 300.000 - 700.000 đồng/người. Trong khi đó, chi phí cho một học viên của Đề án 112 thấp nhất là 2 triệu đồng. Như vậy số tiền chênh lệch 1,3 - 1,7 triệu đồng/học viên; thiệt hại 88,4 - 105,6 tỉ đồng !
Đầu tư không đồng bộ, lãng phí
Việc đầu tư không đồng bộ, lãng phí của Đề án 112 diễn ra trên nhiều mặt, như: Đầu tư hàng trăm trung tâm tích hợp dữ liệu mặc dù không có dữ liệu (với kinh phí xây dựng 1 trung tâm tích hợp dữ liệu trung bình là 4 tỉ đồng, lãng phí lên đến hàng trăm tỉ đồng); triển khai đại trà 3 phần mềm dùng chung trong khi thực chất 3 phần mềm này đang trong giai đoạn thử nghiệm, triển khai tại nơi không có hạ tầng sẵn sàng, lãng phí rất lớn (chi phí triển khai 20-25 triệu/điểm là rất cao và không có cơ sở); tập trung mua sắm phần cứng cho nhiều đơn vị khi chưa có phần mềm ứng dụng dẫn đến việc khai thác phần cứng không hết hiệu quả, lãng phí...
(Theo Thanh niên)