221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
922772
50 tác phẩm công nghệ xuất sắc nhất mọi thời đại
1
Article
null
50 tác phẩm công nghệ xuất sắc nhất mọi thời đại
,

Ở đâu có PC, ở đó có virus. Nhưng phải đến tận những ngày đầu của Windows 95 thì phần mềm diệt virus mới trở nên không thể thiếu. Vào thời điểm đó, McAfee VirusScan là lựa chọn hàng đầu trong việc phòng chống virus...

50 tác phẩm công nghệ xuất sắc nhất mọi thời đại (Phần 1)
50 tác phẩm công nghệ xuất sắc nhất mọi thời đại (Phần 2)

31. Apple Airport Base Station (1999)

basestation.jpg
Apple Airport Base Station.
Apple không phải công ty đầu tiên giới thiệu công nghệ Wi-Fi, nhưng "chiếc đĩa bay" Base Station mà họ đưa ra năm 1999 đã thực sự trở thành một biểu tượng đậm nét và đầy cá tính của việc thưởng thức kết nối không dây.

Apple là nhà tiên phong trong việc tích hợp chuẩn 802.11b vào máy tính xách tay và trở thành nhà vô địch trong công nghệ này trước khi các hãng khác nhập cuộc. Ngày nay, sản phẩm Apple Airport Extreme Base Station là "hậu duệ" trực tiếp của công nghệ này.

Mặc dù Apple chỉ là một thành tố tương đối nhỏ trong lĩnh vực phần cứng mạng, nhưng phiên bản ban đầu của Base Station thực sự có những ảnh hưởng sâu rộng trong những ngày đầu của Wi-Fi và chính nó đã khởi động cho cuộc đổ bộ vào thế giới không dây như chúng ta đang chứng kiến ngày nay.

32. Nintendo Entertainment System (1985)

Năm 1985, làng game thế giới bước sang năm thứ hai của thời kỳ suy thoái. Đúng lúc đó, vị cứu tinh mang tên NES xuất hiện. Chiếc hộp màu xám nhỏ bé nhưng đầy sức mạnh đưa hàng triệu game thủ vào thế giới của anh em nhà Mario trong trò chơi Super Mario Bros, game xuất sắc nhất, có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của hệ máy này.

Với NES, Nintendo bắt đầu thời kỳ thống trị lĩnh vực máy chơi game gia đình kéo dài nhiều năm, chủ yếu nhờ vào khả năng "nhập khẩu" gần như hoàn hảo các game kinh điển chơi trên hệ máy thùng, như Super Mario Bros và Donkey Kong. Ngày nay, sau 22 năm, chúng ta vẫn có thể cảm nhận rõ rệt di sản của NES trong thành công của hệ máy Wii với những nhân vật như Mario và Link (The Legend of Zelda).

33. Eudora (1988)

Có rất ít phần mềm miễn phí tạo được ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của công nghệ như Eudora của Steve Dorner. Ban đầu chỉ là thành phần của một dự án lập trình class, Eudora trở thành ứng dụng e-mail đầu tiên không dựa trên máy mainframe (tức máy tính cực lớn, cực mạnh và cực đắt). Điểm đáng ghi nhận ở chương trình này là nó đồng thời đưa ra 2 dòng sản phẩm: miễn phí với các phiên bản gắn quảng cáo và thu phí với các phiên bản chuyên nghiệp. Chiến lược này đã thúc đẩy một cách có hiệu quả việc xúc tiến thương mại cho sản phẩm.

Được Qualcomm mua vào năm 1991, ngày nay Audora vẫn tiếp tục được phát triển (đang ở phiên bản 7.1) và được hỗ trợ trên rất nhiều hệ máy. Các phiên bản trong tương lai của nó sẽ sử dụng mã nguồn mở của Thunderbird làm lõi phát triển.

34. Sony Handycam DCR-VX1000 (1995)

Video gia đình từng rất phổ biến từ nhiều năm trước khi chiếc Handycam DCR-VX1000 ra đời, nhưng đây là sản phẩm đưa máy quay phim ào ạt tiến vào kỷ nguyên số. Sử dụng băng kỹ thuật số MiniDV, chiếc máy quay của Sony khiến việc biên tập video trên PC trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ đó, những hình ảnh trầy xước của băng VHS và Hi-8 nhanh chóng trở thành chuyện cổ tích. Sản phẩm ban đầu, với giá 4.000USD, cung cấp những hình ảnh có độ phân giải chỉ 0,41 Megapixel, nhưng mọi thứ dần được cải thiện với thời gian. Sony đưa ra sản phẩm đạt độ phân giải 1 Megapixel vào năm 1999 và đạt chất lượng độ phân giải cao (high-definition) vào năm 2004. Nhu cầu sử dụng MiniDV giờ đây đang giảm và nó dần được thay thế bằng các công nghệ ưu việt hơn. Tuy nhiên, Sony vẫn tiếp tục đưa ra các máy quay mới sử dụng công nghệ này.

35. Broderbund The Print Shop (1984)

Có một thời, cách duy nhất để chuẩn bị một buổi liên hoan là in những tấm băng rôn khổng lồ trên những cuộn giấy lớn, "ngốn" sạch mực trong chiếc máy in kim. Từ những họa tiết hoa văn, đường diềm tới những tấm thiệp tự tạo ngô nghê, The Print Shop mang lại vô số cách thức cho người dùng Apple II chứng minh ràng máy tính có thể làm bất cứ những gì vốn thuộc về sáp vẽ và còn hơn thế nữa. Nói tóm lại, đây chính là ứng dụng bán chạy... vô dụng đầu tiên trên thế giới. Tin hay không tùy bạn, nhưng Print Shop vẫn sống dai dẳng đến ngày nay: Phiên bản dành cho PC đang ở serie phát hành thứ 22.

36. McAfee VirusScan (1990)

Ở đâu có PC, ở đó có virus. Nhưng phải đến tận những ngày đầu của Windows 95 thì phần mềm diệt virus mới trở nên không thể thiếu. Vào thời điểm đó, McAfee VirusScan là lựa chọn hàng đầu trong việc phòng chống virus. Năm 1997, McAfee mua lại hãng Dr. Solomon’s Software và thông qua đó sở hữu một trong những engine diệt virus mạnh nhất lúc bấy giờ. Và mặc dù các phiên bản gần đây của không được đón nhận nồng nhiệt như những thế hệ trước (McAfee dường như đang quan tâm hơn đến việc xúc tiến các sản phẩm bảo mật khác hơn là ngăn chặn các đoạn mã khai thác lỗ hổng), VirusScan vẫn là một phần mềm chống virus khá tốt.

37. Commodore Amiga 1000 (1985)

Chiếc Amiga của Commodore có nhiều tín đồ trung thành hơn cả so với tất cả các hệ thống máy tính đã thuộc về quá khứ, dù cho nó chưa bao giờ là một sản phẩm bán chạy, thậm chí cuối cùng còn làm công ty phá sản vào năm 1994. Nhưng đó là một cái chết trong danh dự. Amiga đi trước thời đại nhiều năm so với các anh em của nó, kể cả PC và Macintosh, với việc sử dụng bộ vi xử lý Motorola 6800 dùng cho hệ máy Mac và 1 CPU riêng cho video, cho phép nó thể hiện hoạt ảnh 3D, duy trì tốc độ tối đa cho video và rất nhiều tính năng độc đáo khác. Khả năng xử lý âm thanh cao cấp của nó mang lại danh hiệu "chiếc máy tính đa phương tiện" xuất sắc nhất. Tuy nhiên, có lẽ người dùng thời đó chưa sẵn sàng cho những tiện ích thế hệ mới như thế.

38. ChipSoft TurboTax (1985)

TurboTax (hiện thuộc quyền sở hữu của Intuit) thực sự là một cứu tinh cho công dân Mỹ, giúp họ đương đầu với vô số bảng biểu rối rắm, phức tạp của hệ thống thuế để thực hiện thủ tục hoàn thuế thu nhập (vào tuần đầu tháng tư hàng năm). Gói phần mềm tính thuế này hướng dẫn người dùng thực hiện từng bước của quy trình hoàn thuế, giúp cuộc sống của dân Mỹ trở nên dễ thở hơn. Mỗi năm phát hành một phiên bản mới vào giữa tháng 11, TurboTax trở thành một phần không thể thiếu của rất nhiều người dân Mỹ.

39. Mirabilis ICQ (1996)

Tập trung vào giao tiếp nhanh và ngắn, tin nhắn nhanh (IM) là công nghệ dành cho những người yêu thích sự đơn giản. Sự cất cánh của công nghệ này có phần đóng góp rất lớn của ICQ do hãng Mirabilis (Israel) phát triển. Trong một thời gian dài, ICQ là chọn lựa duy nhất trong IM, với số lượng thành viên đăng ký lên đến hàng trăm triệu. Tuy nhiên, hệ thống nhận dạng người dùng bằng số thập phân chính là điểm yếu cốt tử của chương trình này. Đến khi nó có thể dễ dàng ghép các con số vào tài khoản e-mail, người dùng đã chuyển sang các lựa chọn khác. AOL mua ICQ năm 1998 và vẫn hỗ trợ ứng dụng này, dù AOL Instant Messenger của họ đang chiếm phần lớn thị phần.

40. Creative Labs Sound Blaster 16 (1992)

Trước khi có Sound Blaster, âm thanh phát ra từ máy tính cá nhân chỉ giới hạn trong một vài tiếc bíp, tạch... đơn giản để báo cho người chơi biết rằng họ đã đâm trúng con yêu tinh trong game hoặc chiếc PC đang trở chứng. Dòng sản phẩm Sound Blaster đã thay đổi điều đó đến tận gốc bằng cách đưa khả năng âm thanh thực sự vào máy tính. Sound Blaster 16, một trong những mẫu đầu tiên của serie, có khả năng xử lý âm thanh 16bit, giúp âm thanh (và âm nhạc) lần đầu tiên có khả năng lưu chuyển trên PC. Ngày nay, bộ xử lý âm thanh tích hợp đã trở nên phổ biến, nên khi nhắc đến dòng sản phẩm Sound Blaster, người ta thường nghĩ tới những chiếc PC cao cấp chuyên dùng để chơi game. Các hậu duệ trực tiếp của Sound Blaster 16 hiện nay như Audigy và X-Fi có khả năng xử lý đáng kinh ngạc, tạo ra những âm thanh đa kênh chất lượng cao, khơi gợi sự hào hứng của giới game thủ.

41. Canon EOS Digital Rebel (2003)

canon.jpg
Canon EOS Digital Rebel

Với sản phẩm Digital Rebel, Canon đưa công nghệ máy ảnh số cao cấp đến với người tiêu dùng bình dân.

Có độ phân giải 6,3 megapixel, EOS là chiếc máy ảnh kỹ thuật số sử dụng ống kính rời (ống kính phản xạ đơn - SLR) đầu tiên đạt mức giá dưới 1.000 USD. 

Dòng máy Rebel có lẽ cũng là chiếc máy ảnh được hack nhiều nhất: Những chuyên gia "độ" thông minh đã tạo ra phần sụn (firmware) mới và thậm chí viết cả các ứng dụng DOS cho nó. Đến nay, Rebel vẫn là một sản phẩm chủ lực của Canon, với chiếc EOS Digital Rebel Xti được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn.

42. Epson MX-80 (1980)

Trước đây, tại các văn phòng, ngoài tiếng réo của modem khi thực hiện kết nối quay số, nhân viên công sở còn phải chịu đựng tiếng rẹt rẹt, rú rít của máy in kim. Máy in kim ngự trị thế giới in ấn trong nhiều năm, và đại diện tiêu biểu của nó là Epson MX-80. Khá rẻ, tương đối bền và đủ nhanh (khoảng 1 trang mỗi phút), MX-80 trở thành sản phẩm bán chạy nhất, chiếm tới 60% thị phần máy in kim, theo tuyên bố của Epson. Dòng máy này phổ biến đến nỗi, sau 27 năm, giờ đây bạn vẫn có thể mua ruy băng in dành cho nó với giá 6 USD/ hộp.

43. Central Point Software PC Tools (1985)

Mua từng ứng dụng một cho PC là việc vừa tốn kém, vừa khó chịu. PC Tools của Central Point không hẳn là một cuộc cách mạng, nhưng bằng cách tập hợp vào một gói duy nhất hơn 10 ứng dụng hữu ích (diệt virus, sao lưu dự phòng, phục hồi tập tin lỡ xóa hoặc lỡ forrmat...), bộ công cụ này mang lại cho người dùng am hiểu công nghệ một "cửa tiệm" tất cả trong một để xử lý các trục trặc trên máy tính DOS. Sau phiên bản gây thất vọng năm 1991, Central Point bị Symantec mua lại và cuối cùng bị giải thể. Những gì PC Tools khởi xướng đã được Norton SystemWorks kế tục.

44. Apple HyperCard (1987)

Được sáng tạo bởi thiên tài phần mềm của Apple Bill Atkinson, HyperCard là một môi trường lập trình khá đặc biệt. Nó cung cấp cho người dùng một lượng lớn các "tấm thẻ" rỗng, trên đó có thể bổ sung văn bản, đồ họa và video dung lượng thấp.

Tính năng quan trọng nhất là nó cho phép các "tấm thẻ" đó liên kết với nhau, gần như một phiên bản offline của một website - nhiều năm trước khi web ra đời. Một số đặc điểm thiết kế của HyperCard vẫn còn tồn tại trong các trình duyệt ngày nay, chẳng hạn con trỏ dùng để biểu thị và nhận biết các liên kết. Thậm chí, trò chơi nổi tiếng Myst cũng được tạo nên bằng Hypercard.

45. Red Hat Linux (1994)

Lựa chọn một sản phẩm Linux tiêu biểu khá khó. Trong những năm qua có hàng trăm sản phẩm ra đời, mặc dù trong số đó chỉ có một số ít đạt tới mức xuất sắc. Red Hat được đánh giá có tầm quan trọng lớn lao bởi nó bắt nguồn (dù chỉ mang tính thăm dò) cho trào lưu cải tạo Linux trở nên thân thiện với người dùng hơn và dễ cài đặt hơn. Mặc dù việc phát triển Red Hat đã dừng lại từ năm 2003, nó vẫn trực tiếp sản sinh ra nhiều "hậu duệ", như Ubuntu, sản phẩm hướng tới việc phổ biến Linux trên máy tính để bàn.

46. Adaptec Easy CD Creator (1996)

Việc ghi đĩa quang ngày nay được xem như việc đương nhiên, chỉ việc kéo thả tập tin vào biểu tượng ổ ghi DVD-R là xong, nhưng trong những ngày đầu xuất hiện của đĩa ghi CD, việc burn một chiếc đĩa đồng nghĩa với việc phải sử dụng phần mềm của hãng thứ ba và áp dụng phương pháp thử sai rất nhiều mới có thể thành công. Easy CD Creator giúp người dùng không còn phải mò mẫm khi burn CD, và gần như trở thành một chuẩn ghi CD cho đến khi Windows XP ra đời. Sản phẩm phái sinh trực tiếp của nó, Roxio Easy Media Creator 9, đa năng hơn rất nhiều, nhưng rất nhiều người dùng vẫn dành nhiều thiện cảm hơn cho bản gốc.

47. PC-Talk (1982)

PC-Talk là một chương trình đầu cuối cho phép bạn thực hiện kết nối quay số (dial-up) vào các hệ thống bảng tin (bulletin board) và những dịch vụ trực tuyến đầu tiên như  CompuServe. Tuy nhiên, chương trình nổi tiếng hơn vì một lý do khác: Nó được xem là nhân tố tạo nên hình mẫu phân phối phần mềm chuyển nhượng (shareware). Khi Adrew Fluegelman (sáng lập viên của PC World) phát hành sản phẩm của mình, ông cho phép người dùng tự do download về dùng thử, nếu chấp nhận được thì họ mới thanh toán tiền. Mặc dù tác giả PC-Talk gọi sáng tạo của mình là phần mềm miễn phí (freeware), nhưng từ shareware lại nhanh chóng trở thành thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi cho mô hình kinh doanh này. Ngày nay, có rất nhiều website được xây dựng chủ yếu cho việc download phần mềm.

48. Sony Mavica MVC-FD5 (1997)

Trong những ngày đầu ảnh số xuất hiện, đưa được hình từ máy ảnh ra máy tính là một thách thức lớn. Thời đó chưa có khe cắm thẻ nhớ, chưa có kết nối không dây Bluetooth, và thậm chí chẳng có cả USB. Mavica MVC-FD5 của Sony là một sáng tạo thiên tài cho phép trao đổi ảnh với máy ảnh thông qua một đĩa mềm. Người dùng có thể đưa vào đĩa 8 tấm ảnh có độ phân giải 640 x 480 pixel, khá tốt so với bấy giờ. Dòng sản phẩm Mavica ngày nay thậm chí còn tích hợp cả ổ ghi DVD.

49. Microsoft Excel (1985)

Nhiều người sẽ lưỡng lự khi bỏ phiếu cho phần mềm này, vì kể từ khi ra đời đến nay, Microsoft Excel chứa đầy lỗi phần mềm và lỗ hổng bảo mật. Tuy nhiên, có một thực tế khó tin là Excel đã phát hành trên hệ máy Macintosh tận 2 năm trước khi có mặt trên PC. Sau khi được đưa vào Windows, nó đã "tiễn chân" Lotus 1-2-3 chỉ trong vòng vài năm, chủ yếu nhờ vào ngôn ngữ lập trình rất mạnh. Ảnh hưởng của phần mềm này mạnh đến nỗi tất cả các phần mềm khác trong bộ ứng dụng Microsoft Office đều được thiết kế lại để có dáng vẻ giống với Excel.

50. Northgate OmniKey Ultra (1987)

Trong các bàn phím máy tính, OmniKey của Northgate được nhắc tới như một huyền thoại: To, nặng và bền quá sức tưởng tượng - một sự tương phản đậm nét với những bàn phím mỏng mảnh hiện hành. Ngày nay, Fan hâm mộ của Northgate vẫn sử dụng loại bàn phím này (hoặc bản sao của nó, Creative Vision Avant Stellar). Thậm chí những phiên bản ban đầu của nó vẫn thường được bán với giá trên 100 USD trên mạng đấu giá eBay. Có thể nhiều người sẽ thắc mắc, nếu sản phẩm tốt như thế thì tại sao Northgate lại phá sản vào năm 1997?. Có lẽ là vì sản phẩm của họ không chịu hỏng hóc đủ thường xuyên để được người dùng mua cái mới về thay thế.

(Theo Bình Nguyên/TTO/PCWorld)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,