221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
919212
Ấn Độ khủng hoảng nhân lực ngành công nghệ cao
1
Article
null
Ấn Độ khủng hoảng nhân lực ngành công nghệ cao
,

Với số trường kỹ thuật tăng gần gấp 3 lần, song số lao động lành nghề đáp ứng được nhu cầu công việc lại không tỉ lệ thuận theo xu thế đó, các ngành công nghiệp hi-tech của Ấn Độ đang “khát” nhân lực trầm trọng.

Thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu

Ảnh: Khu học xá của Infosys. Nguồn: spinellis.gr.

Ảnh: Khu học xá của Infosys. Nguồn: spinellis.gr.

Ngay giữa khu học xá ngổn ngang, trong toà nhà nằm trên đỉnh đồi trông ra phía bãi cỏ được xén tỉa hoàn hảo, khu liên hợp nhà hát tối tân và sân thể thao, một nhóm kỹ sư trẻ đang túm tụm trong lớp. Đó là những sinh viên ưu tú và thông minh nhất của Ấn Độ với trình độ xuất sắc đủ cho họ “thi thố” với ngành công nghệ cao với tốc độ phát triển thường niên hơn 25% tại quốc gia này. Họ đang thảo luận với nhau về chủ đề gì? Đó chính là những kỹ năng giao tiếp đàm thoại!

Đã gần hai thập kỷ nay, sự phát triển đầy tính hiện tượng đã biến Ấn Độ trở thành trung tâm công nghệ cao của thế giới. Nhưng nay, ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nan giải: thiếu nhân lực.

Nếu nhìn bề ngoài, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới này có vẻ có một tiềm lực tương đối dồi dào. Mỗi năm, các trường trong nước cho “ra lò” khoảng 400.000 tân kỹ sư, lực lượng nòng cốt của ngành công nghệ cao, song chỉ khoảng 100.000 người trong số đó thực sự đáp ứng được nhu cầu công việc.

Số còn lại, phần thì tốt nghiệp từ những trường quá thiên về giảng dạy lý thuyết, đôi khi còn không có cả phòng máy thực hành. Thậm chí có những sinh viên học ở những trường danh tiếng nhất cũng bị nhồi nhét tới mức thành “gà công nghiệp”, họ ra trường mà không hề được trang bị chút nào những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất.

Chính vì vậy, những công ty công nghệ cao hàng đầu trong nước vốn có nhu cầu ngày càng tăng về số nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn buộc phải lao vào quá trình “săn đầu người”.

Ông Mohandas Pai, trưởng bộ phận nhân lực của hãng phần mềm Infosys Technologies khẳng định: “Vấn đề không phải là thiếu người, mà là thiếu những người được đào tạo kỹ năng làm việc”.

Cung không đủ cầu

Về mặt lý thuyết, với dân số 1,03 tỉ người và tiếng Anh được dân chúng sử dụng thành thạo thì có vẻ như Ấn Độ là nguồn cung cấp vô tận về nhân lực giá rẻ có trình độ.

Nhưng trong thực tiễn, mọi thứ lại rất khác. Ở Ấn Độ hiện nay, các hãng công nghệ đang phải đầu tư hàng trăm triệu đô la vào công tác đào tạo, nhằm đảm bảo cho bộ máy hoạt động của các hãng được thông suốt.

Năm 2000, thị trường việc làm IT của Ấn Độ có khoảng 50.000 công việc và 500.000 ứng viên. Còn hiện nay, mỗi năm có thêm 180.000 vị trí để ngỏ song chỉ có từ 100.000 đến 200.000 ứng viên đủ tiêu chuẩn làm việc”.

Hiện tại ngành công nghệ cao vẫn đang duy trì hoạt động, song chỉ ở mức “vừa vặn”. Theo ước tính của Hiệp hội các công ty dịch vụ phần mềm quốc gia (NASSCOM), cho tới năm 2010 sẽ thiếu khoảng 500.000 tay nghề công nghệ.

Ở mức độ cơ bản nhất thì đây còn là hệ quả tất yếu của sự thành công. Ngành công nghiệp hi-tech phát triển quá nhanh chóng tới mức nguồn nhân lực không đáp ứng kịp những ứng viên lành nghề.

Cụ thể như, Dịch vụ tư vấn Tata, hãng phần mềm lớn nhất Ấn Độ mỗi tháng cần thuê tới 3000 lao động. Trong khi đó, chỉ 6 tháng tới, hãng tư vấn Accenture dự kiến sẽ tuyển dụng khoảng 8000 nhân lực. Còn công ty máy tính IBM tuyên bố, tới năm 2010, họ sẽ cần thêm 50.000 nhân viên nữa làm việc tại Ấn Độ.

Hướng tới giải pháp nhân lực lâu dài

Tình trạng thiếu nhân lực cũng dẫn tới nỗi lo khác là phải tăng lương cho nhân viên. Rất nhiều các doanh nghiệp thành công ở Ấn Độ là nhờ vào giá thuê lực lượng lập trình phần mềm ở đây thấp hơn các nước phương Tây, thường chỉ bằng 1/4. Tuy nhiên, nếu không thể tìm đủ người làm để giữ mức lương thấp như cũ, các doanh nghiệp đó buộc phải tìm kiếm nhân lực ở các quốc gia khác như Ba Lan hay Philippines. Và như thế, toàn bộ ngành công nghiệp kỹ thuật cao của Ấn Độ có nguy cơ đổ bể.

Để đối phó lại tình trạng này, rất nhiều trường đã ra đời nhằm hoàn thiện thêm các kỹ năng về máy tính cho sinh viên mới tốt nghiệp. Ngoài ra còn có các chương trình hợp tác đào tạo giá trị hàng tỉ đô la giữa các doanh nghiệp, chính phủ và các trường đại học. Bên cạnh đó, nhiều công ty lớn còn xây dựng các trung tâm đào tạo cao cấp.

Khu học xá Mysore của hãng công nghệ Infosys chuyên giành đào tạo các nhân viên mới cho hãng là một minh chứng điển hình.

Ở Mỹ, học xá là một khái niệm không quá lạ lẫm, song với Ấn Độ, một quốc gia vẫn còn nhiều nơi nghèo đói, thiếu điện sinh hoạt thì những khu học xá có tường bao quanh và được đội bảo vệ có vũ trang canh phòng thì quả là cái gì đó hơi bất bình thường.

Tại khu học xá Mysore có 120 khoa thành viên, hơn 80 toà nhà, 2350 phòng ở ký túc xá và một khu liên hợp giáo dục rộng 500000 bộ (46451,5 m2). Ngay bên trong ký túc xá còn có một khu liên hợp chiếu phim. Ngoài ra còn một đội quân chuyên quét dọn đường xá vốn luôn sạch “li lau” và cắt tỉa những hàng cỏ đã quá gọn ghẽ.

Theo thời gian, khu đào tạo ngày càng phát triển hơn. Hiện tại, có khoảng 4500 sinh viên tham gia khoá học kéo dài 16 tuần dành cho các nhân viên mới. Tới tháng 9, sẽ có đủ chỗ cho khoảng 13000 học viên.

Theo lời ông Pai, trưởng bộ phận nhân sự của Infosys, hãng ông sẽ đầu tư 350 triệu USD vào khu học cá và 140 triệu USD cho công tác đào tạo. Ông nói: “Đó là khoản chi phí khổng lồ mà chúng tôi phải bỏ ra để có đủ nguồn nhân lực”.

Song Infosys không phải là trường hợp duy nhất phải tốn kém như vậy.

Năm ngoái, chương trình đào tạo năng lực kỹ thuật của IBM đã phổ cập tới hơn 100.000 người dân Ấn Độ, từ đứa trẻ con tới các giáo sư đại học. Còn tại Dịch vụ tư vấn Tata, mọi biện pháp được áp dụng từ việc tìm kiếm tài năng ở những nơi xa xôi như Uruguay cho tới việc nhờ các giám đốc điều hành đứng lớp, tất cả đều hướng đến mục tiêu giúp mọi người đều có thể làm được việc.

Hầu hết các lãnh đạo trong ngành đều tin tưởng vào kết quả mà khoản đầu tư này mang lại, duy trì vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực nhân lực CNTT của Ấn Độ. Dẫu lạc quan vậy, song tất cả đều vẫn tỏ ra rất thận trọng.

Ông Kiran Karnik, chủ tịch NASSCOM khẳng định: “Chúng tôi vẫn có thể vượt qua khó khăn trong năm nay, nhưng nếu không quan tâm tới những loại hình trường lớp đạo tạo thêm đó, chắc chắn chúng tôi sẽ thiếu nhân lực thực sự”.

Nhược điểm của hệ thống giáo dục thiếu kiện toàn

Qua 15 năm bùng nổ của nền kinh tế Ấn Độ, rất nhiều gia đình trung lưu muốn con cái họ được hưởng những điều kiện tốt hơn và do đó hệ thống giáo dục bậc đại học cũng thay đổi sâu sắc. Chỉ tính riêng số trường kỹ thuật đã tăng gần như gấp ba.

Nhưng mọi thứ dường như lại trở nên tồi tệ hơn.

Ở Ấn Độ hiện có những viện nghiên cứu công nghệ hiếm khi có điện, có những trường còn không có cả máy tính, có những đại học mà giáo sư chẳng mấy khi tới lớp, sách giáo khoa thì nội dung cũ rích hàng thập kỷ.

Ngay cả với những trường danh tiếng nhất cũng không phải không có những trục trặc. Các viện công nghệ công lập của Ấn Độ vốn mệnh danh là những trường nổi tiếng nhất thế giới với đội ngũ giáo sư hàng đầu và trang thiết bị đầy đủ.

Để vào được những trường này, các thí sinh đều phải trải qua một cuộc ganh đua nảy lửa. Và hệ quả là họ phải mất hàng năm trời ôn luyện hoặc học thêm tại các lò luyện thi, vứt bỏ mọi thứ để dành toàn bộ thời gian cho việc ôn luyện kỳ thi đầu vào.

Và trong quá trình học tập, lối học vẹt và lấy điểm chác làm mục tiêu trở nên phổ biến.

Ông Pai nhận xét: “Mọi điều khác đều bị lãng quên: Năng lực suy nghĩ, viết lách, tư duy logic và cả cách giao tiếp với mọi người”. Hậu quả là những sinh viên vốn thông minh và được giáo dục tốt gặp rất nhiều khó khăn với những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản như làm việc nhóm và ngay cả cách thức giao tiếp qua điện thoại. Ông Pai nói: “Trọng tâm của họ là nhồi nhét, nhồi nhét và nhồi nhét thật nhiều kiến thức”.

Tạo sự khác biệt

Trong khi đó, ở học xá Infosys mọi thứ lại khác hẳn.

Sanjay Joshi, kỹ sư 22 tuổi đang theo học khoá đào tạo của Infosys nói: “Mối quan tâm hàng đầu ở trường là đạt được những điểm số tối đa. Ở đây, vấn đề trọng tâm là dành hoàn toàn cho việc học".

Đa số các chương trình học đó là kỹ thuật, chủ yếu tập trung về lập trình. Song cũng có những lớp “kỹ năng mềm” khác theo cách gọi của họ chuyên dạy về những điều như phép xã giao qua email và cách thức giải quyết vấn đề.

Ngoài giờ học còn có các giờ thư giãn khác. Độ tuổi trung bình của học viên trong học xá là 22, với một số người, đây cũng là lần đầu tiên xa gia đình đi học. Trong học xá có một sân bóng đá, một sân cricket, bể bơi, phòng tập thể dục, v.v. và thậm chí có cả xe đạp cho sinh viên đạp đi chơi nữa.

Thậm chí học viên còn được sống trong bầu không khí ngập tràn sự lịch thiệp. Ở mỗi đoạn cua thoai thoải dốc trên đường, người ta đều có thể nhận thấy tấm biển báo “Hãy lái xe cẩn thận” nhắc nhở các tay lái xe đạp. Khách nào đó tới thăm học xá sẽ nhận được lời chúc vui vẻ của những học viên họ gặp trên đường.

Đâu đâu người ta cũng gặp những thanh niên ăn vận lịch thiệp, cử chỉ nhã nhặn. Một buổi sáng bắt đầu của các học viên tại học xá của Infosys sẽ diễn ra như thế này: sinh viên lũ lượt theo hàng vào lớp, mười lăm phút trước khi giờ học bắt đầu, lớp đã gần như đầy đủ, từng hàng ghế sinh viên ngồi im lặng chờ giáo viên tới.

Đỗ Dương (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,