221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
888748
VNPT 2007: Chú trọng đổi mới để phát triển!
1
Article
null
VNPT 2007: Chú trọng đổi mới để phát triển!
,

(VietnamNet) - Sáng nay (18/1), tại hội nghị Triển khai kế hoạch năm 2007 và tổng kết hoạt động của các đơn vị thành viên, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã được Chính phủ tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2006".

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (bên phải) trao cờ thi đua xuất sắc cho các đại diện lãnh đạo Tập đoàn VNPT. Từ trái sang: Tổng giám đốc VNPT Vũ Tuấn Hùng, Q. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VNPT Phạm Long Trận, Chủ tịch Công đoàn BĐVN Hoàng Huy Loạt.  Ảnh: Quang Thuấn.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã trao cờ thi đua cho đại diện lãnh đạo tập đoàn VNPT.

Tham dự hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá, các lãnh đạo Tập đoàn VNPT, cùng đại diện các DN thành viên trực thuộc VNPT và 64 Bưu điện tỉnh thành trên cả nước.

Theo báo cáo tổng kết được Tổng giám đốc VNPT Vũ Tuấn Hùng báo cáo trước hội nghị, trong năm 2006, VNPT đạt tổng doanh thu tới 38.329 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2005. Cả nước phát triển mới được 4,5 triệu máy điện thoại, vượt kế hoạch 8,76%, nâng tổng số thuê bao hiện có lên 17,86 triệu thuê bao, đạt mật độ 21 máy/100 dân. Số lượng thuê bao MegaVNN phát triển mới đạt 151.000 thuê bao, tăng 75% so với năm 2006, nâng tổng số thuê bao lên 226.000.

Ông Vũ Tuấn Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn BCVT Việt Nam đã nêu lên một vài nét nổi bật của VNPT trong năm qua như: Ký hợp đồng sản xuất và phóng vệ tinh Vinasat, mở rộng thêm 02 bước sóng 10 Gb/s trên tuyến trục DWDM, nâng dung lượng lên 40 Gb/s,... Cũng theo ông Hùng, trong năm 2007 này, VNPT đặt mục tiêu đạt doanh thu phát sinh là 42.100 tỷ đồng, nộp ngân sách 6.800 tỷ đồng, tăng 6,47% so với năm ngoái, phát triển mới 6,54 triệu thuê bao điện thoại500.000 thuê bao Mega VNN.

Để cạnh tranh, VNPT đã tập trung phát triển các dịch vụ băng rộng và dịch vụ giá trị gia tăng như: IPTV, Wimax, SMS trên mạng cố định, điện thoại Internet phone/SIP, điện thoại quốc tế chiều về qua Internet, dịch vụ định vị điện thoại, tích hợp tiện ích trên SIM, dịch vụ 3G của mạng di động... Đồng thời, trong quý I, VNPT thực hiện lộ trình điều chỉnh cước các dịch vụ viễn thông theo một kế hoạch tổng thể.

Phát biểu tại buổi lễ, TSKH Đỗ Trung Tá - Bộ trưởng Bộ BCVT nhấn mạnh: "
Trong năm 2006, VNPT tiếp tục đóng vai trò "anh cả", DN chủ lực với những đóng góp lớn nhất (nộp ngân sách nhà nước 6.400 tỷ đồng, trong khi cả ngành nộp 7.000 tỷ) và quan trọng nhất (chiếm 18/25 triệu thuê bao điện thoại của cả nước)".

Trong không khí thân mật, Bộ trưởng cũng chỉ ra cho VNPT 8 điểm cần lưu ý, nhằm giữ vững vai trò là DN chủ đạo của đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay:

- Thứ nhất, đổi mới tổ chức gắn liền với phát triển viễn thông, lấy phát triển ĐTDĐ làm giải pháp tăng trưởng cho các dịch vụ viễn thông khác.

- Thứ hai, lợi dụng hạ tầng mạng đã có để tập trung phát triển các dịch vụ hội tụ, băng rộng và gia tăng.

- Thứ ba, VNPT cần nhận thức uy tín của mình chính là nguồn gốc vô giá, và là hệ thống nhận diện thương hiệu của DN với người tiêu dùng.

- Thứ tư, việc nắm bắt công nghệ mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ là nội lực cần thiết để cạnh tranh.

- Thứ năm, bên cạnh viễn thông, VNPT cũng phải phát triển ngành bưu chính đa năng, đa dịch vụ và tập trung vào tốc độ dịch vụ.

- Thứ sáu, việc quản lý cần ‘’động’’, luôn linh hoạt, thường xuyên được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh phát triển mới.

- Thứ bảy, tồn tại của VNPT hiện nay cần phải khắc phục ngay là thiếu ‘’hàng’’ để bán cho khách vì vẫn còn danh sách chờ đăng ký hoà mạng điện thoại và thuê bao ADSL. Tuy nhiên, nếu vì thiếu hàng, mà lại nôn nóng, bán hàng thiếu chất lượng thì lại là khuyết điểm nặng nề hơn.

- Thứ tám, trong xu thế cạnh tranh toàn cầu và VN vừa vào WTO, Tập đoàn cần dựa trên thế mạnh của mình là cơ sở hạ tầng và con người để phát triển nhanh hơn, nhạy hơn và nhỉnh hơn nữa.

Bộ trưởng cũng cho rằng, mục tiêu mà VNPT nên hướng tới trong năm 2007 là tốc độ. Mục tiêu này cần áp dụng với tất cả các dịch vụ: viễn thông, bưu chính, công nghiệp CNTT và truyền thông.

  • Hoàng Hùng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,