Những cái đầu xuất sắc nhất đưa công ty của họ lên một tầm cao mới và khiến giới đầu tư mở mày mở mặt. Nhưng còn những "bộ óc tăm tối" thì sao?
Bạn sẽ bắt gặp trong danh sách này cả những vị lãnh đạo "thiên thần" lẫn những ông/bà sếp "tồi tệ". Trong khi tốp đầu mở mắt cho ta cách gây dựng một tập đoàn hùng mạnh, vỗ về và chăm sóc nhân viên chu đáo, cách khắc phục những chỗ xộc xệch trong văn hóa doanh nghiệp xốc lại những thương hiệu già nua mệt mỏi và đưa ra các kế hoạch chiến lược mới thì nhóm "tồi tệ" sẽ khiến nhân viên của họ căng thẳng, ngẹt thở, lạc lối. Một số bị sa thải, số khác bị bỏ tù. Dưới đây là sanh sách những vị "sếp" đáng nhắc đến nhất của năm 2006, cả trên phương diện thành công lẫn thất bại.
1. Warren Buffett - Vị sếp hào phóng nhất
Nguồn: BW |
2. Robin Li - câu trả lời mạnh mẽ nhất cho Google
Nguồn: BW |
Năm nay 38 tuổi, Li nổi tiếng là người ăn nói mềm mỏng. Anh có bằng thạc sĩ về khoa học máy tính tại trường đại học Buffalo, New York và từng làm việc cho công cụ tìm kiếm Infoseek hai năm trước khi trở về Trung Quốc, lập ra Baidu. Rất nhanh chóng, anh học được cách kinh doanh ở Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ lớn từ chính phủ, ngược hẳn với Google.
Nguồn: BW |
Liệu vận may có quá ưu đãi Google hay không? Doanh thu quý III cao hơn hẳn so với dự kiến, giá cổ phiếu đạt tới ngưỡng chóng mặt 500 USD vào cuối tháng 11 và giá trị thương hiệu lên tới 147 triệu USD, gấp gần 9 lần so với General Motors.
Có được thành công này, hiển nhiên đóng góp của Giám đốc điều hành Eric Schmidt là cực lớn. Dưới bàn tay chèo lái của ông này, Google đã từng bước đánh bại cả hai đại kình địch là Yahoo! và Microsoft. Không hiểu sao, giới đầu tư tin tưởng một cách kỳ lạ vào khả năng sáng tạo không mệt mỏi của Google, cứ như thể nguồn tài nguyên đó sẽ không bao giờ cạn kiệt.
Tham vọng của Google đã trở nên rõ ràng hơn vào tháng 10 vừa qua, khi hãng mua lại website chia sẻ video YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Mặc dù mới chỉ thành lập hơn một năm nhưng trang web này đã thu hút tới 81 triệu lượt khách truy cập mỗi tháng. Khi mua YouTube, Google hiểu rằng hãng cũng đang ôm vào mình khả năng bị kiện rất lớn về bản quyền video, nhưng có sao đâu, vì con tàu khổng lồ vẫn đang lao băng băng về phía trước.
Nguồn: BW |
Mặc dù không có nhiều sản phẩm mới ra mắt, và bất chấp nỗi lo ngại rằng vụ scandal cổ phiếu có thể khiến Steve Jobs "bật bãi", Apple vẫn nổi bật giữa Thung lũng Silicon trong năm 2006. Doanh thu đã tăng trưởng tới 39% trong năm tài khóa 2005-2006 (khóa sổ hôm 30/9 vừa qua), đạt 19,3 tỷ USD, còn lợi nhuận tăng vọt tới gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước, lên 1,3 tỷ USD.
Kể từ đầu năm tới đây, giá cổ phiếu Apple cũng tăng 29%. Với dòng iPod Nano red mới, Quả táo tiếp tục thống trị thị trường máy nghe nhạc MP3, trong khi iTunes vững vàng ở ngôi đầu bảng nhờ khai trương thêm dịch vụ bán phim. Việc Apple sử dụng chip Intel cho máy Mac cũng là một cú hích khiến cho thị phần của hãng cải thiện rõ rệt.
5. Jonathan Schwartz - Xoay chuyển càn khôn
Nguồn: BW |
Sau khi cơn sốt dotcom xì hơi, Sun Microsystems đã thay thế Apple Computer để trở thành "kẻ thất bại" đáng thương tại Thung lũng Silicon. Sun là một hãng phần mềm được ngưỡng mộ về khả năng sáng tạo và một nền văn hóa doanh nghiệp độc đáo, nhưng lại kinh doanh lép vế trước những gã khổng lồ như IBM hay HP.
Thế rồi tháng 4 vừa qua, Jonathan Schwartz được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Sun trong rất nhiều tiếng xì xào hoài nghi. 41 tuổi, Jonathan chủ yếu được biết đến vào thời điểm ấy như là tác giả của một blog cá nhân hấp dẫn mà thôi. Từng bước chậm mà chắc, Jonathan đã làm bẽ mặt tất cả những kẻ to mồm chỉ trích anh. Từ tháng 7 đến nay, giá cổ phiếu của Sun đã tăng tới 40%, do phố Wall tỏ ra tin tưởng vào những kế hoạch cải tổ quan trọng do Jonathan đề ra.
Mức thua lỗ giảm dần nhờ các bước cắt giảm chi phí và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chủ lực hiệu quả. Đến lúc này, người ta không còn lắc đầu ngán ngẩm "Bất khả thi" trước kế hoạch dài hạn vực lợi nhuận của Sun lên 2 chữ số nữa.
Nguồn: BW |
Năm nay 58 tuổi, Wang Jianzhou đang lãnh đạo một hãng viễn thông có số lượng thuê bao chẳng mấy chốc sẽ ngang bằng dân số cả nước Mỹ (300 triệu). China Mobile hiện là một trong những hãng viễn thông có trị giá lớn nhất thế giới, với giá trị thương hiệu lên đến 160 tỷ USD.
Những sáng kiến kinh doanh của Wang nhắm đến mọi tầng lớp người, từ bác nông dân ở vùng xa xôi hẻo lánh cho đến những trùm tư bản như Rupert Murdoch. Tháng 10 vừa qua, China Mobile đã khai trương một dịch vụ Internet và nhắn tin SMS cung cấp giá cả hoa màu tới nhà nông. Chỉ vài tuần sau, hãng lại bắt tay với tập đoàn News Corp của Murdoch khai trương dịch vụ nhạc không dây.
Trước đó, ngay từ tháng 6, Wang đã chi ra 166 triệu USD để mua lại 19,9% cổ phần của Phoenix Satellite Television, cũng thuộc sở hữu Murdoch. Và dường như thế vẫn chưa đủ, ông còn tìm mọi cách bành trướng thị trường của China Mobile ra nước ngoài, nhất là ở những nước đang phát triển.
7. Kunio Nakamura - Niềm tự hào của nước Nhật
Nguồn: BW |
Khi Kuni Nakamura tiếp quản Matsushita Electric Industrial vào năm 2000, gã khổng lồ Nhật Bản này đang ở trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Kế hoạch cải tổ của người tiền nhiệm đã thất bại nặng nề, giá trị thương hiệu tụt chỉ còn bằng một nửa so với đối thủ Sony. Dân trong giới gọi đùa Matsushita là "Maneshita", một từ tương đương với "kẻ bắt chước mù quáng" trong tiếng Anh.
Nakamura nghĩ rằng Matsushita đã lạc lối chỉ vì một lý do duy nhất: quá bảo thủ trước những thay đổi. Ông lập tức xốc lại hệ thống lãnh đạo đang làm việc dưới sức và nhận được sự ủng hộ lớn trong nội bộ tập đoàn, vì quyết tâm tránh sa thải nhân viên với quy mô lớn.
Để đánh bóng trở lại cho nhãn hiệu Panasonic, Nakamura đã rót không ít tiền cho khâu thiết kế và những công nghệ mới, độc đáo. Kết quả: Panasonic hiện là hãng sản xuất TV plasma màn hình phẳng lớn nhất thế giới, và chức năng chống nhòe ở máy ánh số do hãng phát minh ra cũng trở thành chuẩn mực của cả ngành.
Matsushita lột xác thành một cỗ máy kiếm tiền. Trong năm tài khóa 2006 - 2007 (khóa sổ vào tháng 3/2007), lợi nhuận dự kiến của hãng sẽ tăng trưởng 23% lên 1,6 tỷ USD, trong khi doanh thu tăng 1%, đạt 74 tỷ USD.
Những kẻ tội đồ
1. Michael Dell
Nguồn: BW |
Không thể phủ nhận Michael Dell cũng có được vài ý tưởng tuyệt vời về cách điều hành một doanh nghiệp máy tính. Tuy nhiên, nhiều ý tưởng trong số đó đã được... các đối thủ ứng dụng thành công (thay vì hãng Dell), số còn lại thì mang về hiệu quả bằng không. Ấy thế nhưng Dell vẫn cứ bảo thủ tới mức khó tin trước những điều chỉnh cần thiết.
Trước đây, Dell sử dụng một hệ thống sản xuất siêu hiệu quả, bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng và hạn chế chi phí bằng cách rất ít nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Nhưng mô hình này bắt đầu rạn vỡ từ giữa năm 2005. Nhiều đối thủ, nhất là HP, đã bắt kịp Dell. Người tiêu dùng bắt đầu đòi hỏi những sản phẩm tối tân, hiện đại và dịch vụ hậu mãi tốt hơn.
Tăng trưởng bão hòa, thị phần giảm sút, giá cổ phiếu của Dell đã tụt tới 18% trong 10 tháng đầu tiên của năm 2006. Mãi cho tới gần đây, Dell mới chịu đầu tư cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và sử dụng nhiều loại chip khác nhau bên trong máy tính của mình. Nhưng có vẻ như Dell vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận những thay đổi lớn hơn, bất chấp việc hãng đã đánh mất ngôi vị quán quân thị trường máy tính cá nhân vào tay HP.
2. Patricia Dunn và Tom Perkins
Nguồn: BW |
Chắc chắn, Patricia C.Dunn và Thomas J. Perkins vĩnh viễn không bao giờ có thể là bạn thân. Một cựu sinh viên báo chí, từng lãnh đạo quỹ đầu tư Barclays Global trước khi vươn lên chiếc ghế Chủ tịch HP, bà Dunn có vẻ khiêm tốn, nhún nhường và quan tâm đến bộ máy lãnh đạo chung hơn là danh tiếng cá nhân. Trong khi ấy, Perkins, người đồng sáng lập ra hãng đầu tư mạo hiểm giàu có Kleiner Perkins Caufield & Byers trán hói, hợm hĩnh và không bao giờ ngượng ngập khi thét vào tai người khác ý kiến quan điểm của mình.
Điều mỉa mai là cả Dunn và Perkins lại cùng bị lôi kéo vào vụ bê bối nghe lén ở HP. Dunn là người ra lệnh lùng ra bằng được đầu mối tuồn tin ra bên ngoài cho báo giới, và mắt nhắm mắt mở khi các thám tử tư sử dụng biện pháp nghiệp vụ trái phép (lấy trộm bản ghi điện thoại của phóng viên CNET và các thành viên trong ban giám đốc, bao gồm cả Perkins trong số này).
Về phần Perkins, sau khi biết được mình đã bị theo dõi, ông này lập tức bù lu bù loa lên với báo giới, và vụ scandal như một dòng nước lũ phá đê mà HP không tài nào bưng bít nổi.
Trọng Cầm (Theo BusinessWeek)