Dự án có hai phần. Phần đầu, Bell thử nghiệm bộ phận lưu trữ cuộc sống, số hóa tất cả giấy tờ, bản fax, cuộc gọi điện thoại, ảnh chụp, băng đĩa phim. Phần hai tập trung phát triển phần mềm hỗ trợ cuốn nhật ký cuộc đời này trên tất cả máy tính.
“Một ngày nào đó, bạn lại được nghe lại toàn bộ câu chuyện của bạn với mọi người lúc bạn mới 20 tuổi, và cũng có thể tìm lại tất cả những bức ảnh của người anh họ”, Bell nói.
Phần mềm MyLifeBits gồm có các công cụ để ghi lại các website, các đoạn hội thoại tin nhắn nhanh IM, các chương trình TV, đài radio.
Dự án của một sinh viên y khoa, Sunil Vemuri cũng có ý nghĩa tương tự nhưng thực hiện trên một phạm vi hẹp hơn. Cách đây 2 năm, Vemuri học tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) và anh này đã có ý định phát triển một thiết bị để “chống lại” các vấn đề về trí nhớ.
Dự án của Vemuri là phát triển một thiết bị cầm tay có thể ghi âm lại các cuộc nói chuyện và những gì xảy ra trong cuộc sống của anh. Khi đã được ghi lại, các file tiếng này sẽ được truyền sang máy tính và sau đó chuyển sang thành văn bản text. Chủ nhân có thể nhớ lại các kỷ niệm trong đời bằng cách sử dụng từ khóa để tìm kiếm, như các thông tin về thời tiết, địa điểm hoặc thời điểm ghi âm.
Ngay từ khi bắt đầu dự án, Vemuri và công ty do anh đồng sáng lập là Q-Tech đã tìm cách giải quyết những vấn đề về trí nhớ bằng công nghệ. Vemuri không phát triển những thiết bị ghi âm đơn lẻ mà hướng tới kết hợp cùng với các thiết bị liên lạc có sẵn, như điện thoại di động, smartphone và máy tính.
Tuy nhiên, cả hai sáng kiến trên đều gặp phải nhiều vấn đề về bảo mật. Làm sao để bảo vệ được những file đó? - Bell và Vemuri đều nhận thức được vấn đề tiềm tàng này. “Sự riêng tư là điều rất quan trọng”, Bell nói. "Tuy nhiên, xã hội và luật pháp sẽ thay đổi để phù hợp với sự tiến bộ của công nghệ."
(Theo Dân trí/CNN)