221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
839558
Những "con dế" giá 1 triệu USD
1
Article
null
Những 'con dế' giá 1 triệu USD
,

Những tưởng chiếc ĐTDĐ Vertu của Nokia (giá trung bình 25.000 USD) đã đoạt quán quân về ĐTDĐ cao cấp, nhưng không, bây giờ đã có không ít ĐTDĐ trị giá hơn 1 triệu USD! 

Soạn: AM 891341 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mẫu Pivot của Pantech

Tỉ lệ người sử dụng ĐTDĐ tăng với tốc độ tên lửa đã khiến các nhà sản xuất ào ạt tung mẫu mới. Giữa năm 2005, trung bình người sử dụng thay điện thoại mới mỗi 18 tháng. Và trong khảo sát vào tháng 5/2006, chu kỳ thay điện thoại đã rút xuống còn 17,6 tháng - theo nghiên cứu dựa vào 18.740 đối tượng của J. D. Power & Associates.  

Soạn: AM 891337 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chiếc Onyx của Pilotfish & Synaptics

Hạ tuần tháng 8/2006, nhà thiết kế Pilotfish và nhà sản xuất thiết bị cảm ứng Synaptics đã tung ra mẫu ĐTDĐ không nút bấm. Onyx hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật cảm ứng: có thể nhận biết nét mặt người sử dụng! Chỉ cần đưa áp lên má, Onyx lập tức quay số gọi. Mốt ĐTDĐ cảm ứng đang bắt đầu định hình.

Đầu năm 2006, Nokia đã làm việc với 25 sinh viên Anh trong chương trình nghiên cứu viễn cảnh ĐTDĐ; trong số đó có một mẫu điện thoại được thiết kế như sợi dây chuyền với những hạt lóe sáng khi có tín hiệu gọi đến và một mẫu điện thoại gấp theo nghệ thuật xếp giấy origami. Trên thực tế, thị trường đã có vài mẫu ĐTDĐ quái chiêu, chẳng hạn điện thoại hình bánh hạnh nhân tại Nhật.  

Tính ứng dụng cao của ĐTDĐ cũng là một trong những tiêu chí đối với nhà sản xuất. Thị trường Nhật đã có mẫu ĐTDĐ không thấm nước, bất chấp người sử dụng quẳng nó vào bồn tắm hoặc dùng dưới trời mưa. Motorola lại hướng đến tính “nhân bản” khi nghiên cứu thế hệ ĐTDĐ có thể “đọc” cảm xúc người sử dụng; chẳng hạn điện thoại sẽ phát ánh sáng tím khi người yêu gọi đến.

Ngoài ra, xu hướng thay điện thoại như thay áo của thị trường đã buộc nhà sản xuất phải lao tâm khổ tứ nhiều hơn trong nghiên cứu thiết kế. Năm 2005, công ty ĐTDĐ Pantech (Mỹ) đã thuê 11 nhà thiết kế công nghiệp tên tuổi trong đó có Lunar Design để vẽ khoảng 80 mẫu điện thoại. Một trong những mẫu như vậy là chiếc điện thoại với màn hình có thể xoay vòng (màn hình chiếm gần kín “mặt tiền” điện thoại, có thể dùng xem video).  

Soạn: AM 891335 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chiếc Piece Unique của GoldVish

Trong khi đó, Hãng GoldVish (Thụy Sĩ) đã trình làng chiếc ĐTDĐ siêu cao cấp tại Hội chợ triệu phú (Millionaire Fair) tổ chức ở Cannes (Pháp) từ ngày 1-9-2006. Người thiết kế chiếc điện thoại GoldVish là Emmanuel Gueit - nhà thiết kế kim hoàn, đồng hồ cao cấp lừng danh. Điện thoại GoldVish - tên Piece Unique - có giá từ 24.500 USD đến 1,26 triệu USD!

Chiếc Piece Unique làm bằng vàng và được “độn” 120 carat kim cương trên mặt vỏ. Khảo sát GoldVish cho biết khoảng 15% người sử dụng (một tỉ lệ rất cao) sẵn sàng dùng điện thoại cao cấp (hiện tượng thành công của Vertu là điển hình). Vài năm tới, GoldVish có thể chiếm 2% trong thị trường ĐTDĐ trị giá 134 tỉ USD. Hiện GoldVish đã mở cửa hàng tại châu Âu lẫn châu Á và dự kiến tại Mỹ vào cuối năm 2006.  

Soạn: AM 891339 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mẫu Readius của Philips

Sự phát triển kỹ thuật cũng là một trong những động lực cho thiết kế mới. Cuối năm 2006, điện thoại với màn hình cảm ứng Synaptics ClearPad sẽ ra mắt người tiêu dùng. Không như nhiều màn hình điều khiển bằng cách chạm tay trước đây (thường mờ đục và không nhạy), màn hình Synaptics ClearPad trong veo.

Trong khi đó, Koninklijke Philips Electronics và E-Ink đang nghiên cứu màn hình “dẻo”: mỏng và dẻo quẹo như miếng cao su. Khi không sử dụng, nó được dùng để “gói” điện thoại; khi dùng đến, người sử dụng chỉ việc bung ra thành một màn hình rộng (thậm chí có thể xem video)!

(Theo Tuổi trẻ Chủ nhật)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,