221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
838306
APEC tìm cách bảo mật thông tin thương mại điện tử
1
Article
null
APEC tìm cách bảo mật thông tin thương mại điện tử
,

(VietNamNet) - Việc bảo mật thông tin cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đang gặp nhiều vướng mắc, thách thức. APEC sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

 

Soạn: AM 887657 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cuộc họp báo trưa 6/9 tại Trung tâm báo chí SOM 3 (Ảnh: HC)

Giao dịch thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong lĩnh vực này lại đang gặp không ít thách thức, vướng mắc. Vì vậy, tại hội nghị Nhóm chỉ đạo thương mại điện tử APEC lần thứ 13 tại Hà Nội, Tiểu nhóm bảo mật thông tin cá nhân đã được thành lập với 5 thành viên là: Úc, Hàn Quốc, Mehico, Mỹ và Uỷ ban Thương mại quốc tế, nhằm giải quyết phần nào những thách thức trong bảo mật TMĐT.

 

Trong khuôn khổ SOM 3, sáng 6/9 tại Đà Nẵng, Tiểu nhóm bảo mật thông tin cá nhân đã triển khai cuộc họp nhằm thảo luận về các nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân giữa các nền kinh tế và kế hoạch hành động về bảo mật thông tin cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử. Đây là các vấn đề đã được trình bày tại hội nghị các quan chức cấp cao SOM 1, nhưng chưa đi đến thống nhất.

 

Trong thời gian 2 ngày, dưới sự chủ trì của bà Patricia M. Sefcik (Bộ Thương mại Mỹ, Trưởng Nhóm chỉ đạo thương mại điện tử APEC), cuộc họp lần này sẽ nghe các thành viên của nhóm trình bày nhiều tham luận khác nhau, trong đó chú trọng việc hợp tác giữa các thành viên APEC về bảo mật thông tin cá nhân và việc chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Dự kiến Úc và New Zealand sẽ hình thành và đi đến ký kết bản ghi nhớ về bảo mật thông tin cá nhân giữa hai nền kinh tế này.

 

Liên quan đến vấn đề này, trưa 6/9, bà Patricia M. Sefcik đã có cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí SOM 3. Bà Patricia M. Sefcik cho biết:

 

"Chúng tôi có tài liệu chuẩn về khuôn khổ bảo mật thông tin trong giao dịch thương mại điện tử, đã được các Bộ trưởng APEC được thông qua năm ngoái. Và hôm nay, chúng tôi thảo luận cách thực hiện khuôn khổ này. Mục tiêu là làm thế nào bảo hộ bí mật thông tin cho dù bạn là ai, là người tiêu dùng bình thường, người mua hàng trên mạng hoặc là nhân viên của một tập đoàn đa quốc gia. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ bí mật thông tin cho bạn.

 

Các nhà kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều muốn bán sản phẩm thông qua hệ thống thương mại điện tử, còn người mua hàng trên mạng thì cũng muốn thông tin họ nhận được qua mạng phải đáng tin cậy và tất cả thông tin về việc họ mua hàng đều phải được bảo mật.

 

Trong khuôn khổ bảo mật thông tin của APEC đặt ra 9 nguyên tắc. Vấn đề khó khăn trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là làm thế nào triển khai được việc thực hiện các nguyên tắc đó một cách thống nhất, mang tính chất đồng bộ, làm sao thúc đẩy được kinh doanh ở phạm vi toàn cầu mà vẫn bảo mật được thông tin cho người mua hàng.

 

Nhiệm vụ của chúng tôi tập trung trên 2 lĩnh vực: Triển khai được khuôn khổ này ở 21 nền kinh tế và đảm bảo rằng khi khuôn khổ này được triển khai đều phải phù hợp với hệ thống pháp lý, luật lệ và quy định của các nền kinh tế. Thứ hai là triển khai thực hiện khuôn khổ này ở phạm vi toàn cầu. Khía cạnh này có khó khăn hơn, bởi khi doanh nghiệp chia sẻ thông tin vượt qua biên giới, sẽ khó hơn là thực thi trong nội bộ một quốc gia. Vì vậy, khía cạnh này sẽ được chúng tôi thảo luận một cách cụ thể, chi tiết hơn.

 

Chúng tôi sẽ tập trung thảo luận việc thiết kế các bước làm việc cụ thể, các chương trình hành động tiếp theo để chúng ta có được sự hợp tác ở phạm vi quốc tế, triển khai những lực lượng thực thi công tác này và đảm bảo chúng ta sẽ có được sự chia sẻ thông tin, đảm bảo các nền công nghiệp, các hãng thông tin ở phạm vi toàn cầu khi kinh doanh đảm bảo lợi ích của họ nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của người mua hàng được bảo vệ.

 

Chiều 7/9 sẽ có cuộc hội thảo ở phạm vi mức độ kỹ thuật và chúng tôi hy vọng cuộc hội thảo này sẽ có lợi ích cho tất cả các nền kinh tế tham gia. Bởi lẽ, chúng tôi sẽ chia sẻ với nhau về cách đề cập và biết rằng cách đề cập của mỗi nền kinh tế đều khác nhau. Chúng tôi xin nhấn mạnh cuộc hội thảo này mang tính chất không chính thức, như vậy sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi hiểu rõ hơn khuôn khổ thực hiện việc bảo vệ bí mật thông tin của người tiêu dùng ở các nền kinh tế khác nhau và việc làm thế nào để có thể hợp tác được với nhau, tạo ra sự tăng trưởng chung cho tất cả các nền kinh tế".

 

Bà Patricia M. Sefcik giới thiệu tài liệu của APEC về bảo mật thông tin cá nhân trong giao dịch thương mại điện tử (Ảnh: HC)
 

VietNamNet: Hiện có bao nhiêu nền kinh tế thành viên APEC tham vào lĩnh vực giao dịch thương mại điện tử. Mức độ tham gia của VN trên lĩnh vực này hiện nay và khả năng trong tương lai ra sao?

 

Bà Patricia M. Sefcik: Hiện nhóm bảo vệ bí mật thông tin thương mại điện tử có 13 nền kinh tế tích cực trong số 21 nền kinh tế thành viên APEC. Đặc biệt, VN là một thành viên kinh tế tích cực tham gia vào nhóm của chúng tôi, cùng với các thành viên như Úc, Brunei, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mehico, Hoa Kỳ, Singapore, Malaysia, Đài Bắc Trung Quốc, Hồng Kông Trung Quốc.... Nhân SOM 1 hồi tháng 2/2006 tại Hà Nội, VN đã đăng cai hội thảo về vấn đề bảo vệ bí mật các nguồn thông tin thương mại điện tử do Ban thư ký APEC tài trợ và cuộc hội thảo đã rất thành công.

 

Tôi không thể nói thật chi tiết về hệ thống luật lệ của VN liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, nhưng điều tôi biết chắc chắn là VN đang tích cực học hỏi cách đề cập và kinh nghiệm của các nền kinh tế khác về vấn đề này. Bởi đã có những nền kinh tế xây dựng được hệ thống luật rất hoàn chỉnh về bảo mật thông tin cá nhân. Một số nền kinh tế khác thì đang trong quá trình tìm hiểu thêm hoặc đang áp dụng một số quy định mới mà họ cho là tốt, là phù hợp đối với nền kinh tế, văn hoá của nước mình. VN cũng đang xem xét, học hỏi kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác để lựa chọn những quy định phù hợp nhất đối với nền kinh tế của mình.

 

Đại diện Công an TP.HCM: Liệu việc bảo mật thông tin cho người tiêu dùng trên mạng thương mại điện tử có khả thi trong khi có những nước sản xuất vũ khí hạt nhân rất bí mật nhưng vẫn bị phát hiện?

 

Bà Patricia M. Sefcik: Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, rõ ràng là khó bảo đảm tính bí mật của thông tin. Chúng tôi thừa nhận nhu cầu bảo mật thông tin trong giao dịch thương mại điện tử đang có độ vênh lớn với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chúng tôi đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn với nhau tại cuộc hội thảo ở Hà Nội, làm thế nào bảo mật được thông tin cá nhân.

 

Chúng tôi muốn nhấn mạnh là không phải chúng ta bảo vệ bí mật thông tin sau khi sự kiện đã xảy ra mà ngay trong giai đoạn thiết kế ban đầu thì hoạt động của doanh nghiệp cũng như hệ thống máy móc phải lưu ý đến việc bảo vệ bí mật thông tin cá nhân. Mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn hành vi của các công ty có ý đồ xấu định đánh cắp thông tin cá nhân. Để làm được việc này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để các cơ quan thực thi pháp luật ở các nước khác nhau hợp tác với nhau để ngăn chặn việc đánh cắp đó xảy ra.

  • Hải Châu (ghi)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,