221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
832962
Công nghệ khiến con người ''nghiện'' làm việc!
1
Article
null
Công nghệ khiến con người ''nghiện'' làm việc!
,

Các chuyên gia nghiên cứu khẳng định môi trường làm việc được trang bị các loại công nghệ ngày càng hiện đại có thể khiến con người … “nghiện làm việc”.

Nguồn: Gettty Image.

Các chuyên gia nghiên cứu Mỹ vừa cảnh báo các doanh nghiệp rằng họ có thể bị quy kết trách nhiệm pháp lý vì việc trang bị cho nhân viên của mình các thiết bị công nghệ cao như BlackBerry mang lại khả năng kết nối liên tục không ngắt quãng với văn phòng làm việc 24/7 có thể sẽ khiến nhân viên của họ bị “nghiện làm việc”.

Gayle Porter – giáo sư chuyên ngành quản lý tại trường Rutgers-Camden School of Business - khẳng định tốc độ phát triển nhanh và không ngừng nghỉ của các môi trường làm việc ứng dụng công nghệ cao đã tạo ra một nguồn kích thích khiến con người bị “nghiện”.

“Nghiện làm việc” là một hiện tượng đã trở nên khá phổ biến trước đây. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu của mình trường Rutgers-Camden muốn cảnh báo doanh nghiệp một điều là họ có thể hoàn toàn phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với tình trạng “nghiện làm việc” của nhân viên.

Nguồn: Gettty Image.

“Nghiện làm việc do công nghệ cũng có cái giá của nó. Nghiện ICT đến nay vẫn được xem như là một cái gai khó gỡ trong mắt các nhà lập pháp: Ai cũng nhận thấy tình trạng này nhưng không một ai muốn nhận thức nó một cái đầy đủ,” Giáo sư Porter khẳng định.

“Lợi ích của doanh nghiệp và của cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin viễn thông chính là nguyên nhân khiến cho những dấu hiệu của căn bệnh nghiện làm việc - ứng dụng quá nhiều công nghệ thông tin viễn thông, bệnh stress và các căn bệnh có liên quan - thường bị phớt lờ,” Porter nói.

Nhưng, giáo sư Porter khẳng định, hậu quả của bệnh nghiện làm việc có thể rất có hại đối với mỗi cá nhân nhân viên và chính bản thân doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp có trách nhiệm phải cung cấp những chương trình hỗ trợ nhân viên của mình vượt qua những căn bệnh nghiện một loại hoá chất nào đó – như nghiện thuốc lá. Nên nghiện công nghệ cũng phải được xem như những căn bệnh nghiện nói trên vì nó có tác hại đối với sức khoẻ của nhân viên,” Giáo sư Porter nói.

Dự kiến trong thời gian sắp tới giáo sư David Vance - đồng tác giả trong cuộc nghiên cứu cùng với giáo sư Gayle Porter và là giáo sư chuyên ngành kế toán tại trường Rutgers-Camden, giáo sư chuyên ngành nghiên cứu và quản trị kinh doanh tại trường ĐH Northampton (Anh) - sẽ tiến hành thêm một cuộc điều tra mới nhằm cung cấp cho doanh nghiệp và nhân viên của họ những lời khuyên trong việc tránh và chống lại căn bệnh nghiện làm việc, nghiện công nghệ.

“Quản lý định lượng sử dụng công nghệ của con người là một điều hoàn toàn bất khả thi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có lý khi nghĩ rằng một ngày nào đó các nhà lập pháp nhận thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp có thể dẫn đến tình trạng nghiện làm việc quá sức của nhân viên,” giáo sư Porter nói.

Nguồn: Gettty Image.

“Áp lực sử dụng công nghệ để bảo đảm kết nối 24/7 có thể sẽ khiến doanh nghiệp phải chiu trách nhiệm đối với mọi hậu quả có hại cho nhân viên của họ”.

Việc doanh nghiệp có phải chịu trách nhiệm về những hậu quả cho nhân viên vì nghiện làm việc - nghiện công nghệ hay không sẽ được quyết định bằng cách thức ứng dụng của chính bản thân doanh nghiệp.

“Nếu nhân viên chấp nhận làm thêm giờ để tự làm giàu cho chính bản thân mình thì đó là trách nhiệm của chính bản thân họ chứ không phải của doanh nghiệp. Họ tự mình chấp nhận rủi ro,” Giáo sư Porter khẳng định. “Nhưng nếu chính doanh nghiệp quyết định lôi kéo nhân viên của họ đi theo xu hướng dễ gây ra bệnh nghiện làm việc hoặc nghiện công nghệ vì lợi ích riêng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý”.

Nhưng khi môi trường làm việc và cuộc sống con người ngày càng dựa vào sự kết nối liên tục không ngừng nghỉ 24/7, thì việc phân biệt giữa ‘nhân viên tự lựa chọn làm việc thêm giờ’ hay ‘doanh nghiệp lôi kéo nhân viên làm việc thêm vì lợi ích riêng của doanh nghiệp’ sẽ ngày càng trở nên rất khó khăn.

Trang Dung (Theo VNUnet)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,