221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
830416
Đàm phán Viễn thông: Chặng đường 10 năm từ BTA đến WTO!
1
Article
null
Đàm phán Viễn thông: Chặng đường 10 năm từ BTA đến WTO!
,

Có thể nói, đối với ngành viễn thông, đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (BTA) từ năm 1996 là thử thách đầu tiên về hội nhập kinh tế quốc tế. Sau này, kết quả thực thi BTA khá thành công (xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh, kim ngạch năm 2005 tăng khoảng 400% so với năm 2001) đã tạo đà cho Việt Nam đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Soạn: AM 867021 gửi đến 996 để nhận ảnh này

(Ảnh: Báo BĐ)

Trong đàm phán thương mại, Mỹ luôn là đối tác cứng rắn nhất với yêu cầu mở cửa thị trường tuyệt đối. Cái giá của mở cửa thị trường không thể lường hết và chẳng có cuốn sách nào dạy cho Việt Nam nên mở cửa thị trường ra sao. Ở vào thời điểm đàm phán BTA, mạng lưới viễn thông Việt Nam đã có sự hội nhập về công nghệ, một bước chuyển thẳng từ analog lên số hoá. Song DN lúc đó lại giống như một "cậu ấm", quen sống trong sự sung túc, che chở của nhà nước, chưa phải cọ sát, nhất là với cạnh tranh quốc tế... Trong bối cảnh như vậy, điều hầu hết mọi người muốn biết là nội dung các cuộc đàm phán với Mỹ, Việt Nam chấp nhận mở cửa viễn thông đến đâu? và DN trong nước có chịu được mức độ mở cửa đó không?. Chỉ ít người biết được khó khăn ở bên trong và bên ngoài biên giới mà những người trong cuộc, chỉ đạo và trực tiếp đàm phán, đã phải đối mặt và đấu tranh giành kết quả đàm phán có lợi nhất cho đất nước như thế nào.

Đàm phán BTA nguy cơ đổ vỡ vì viễn thông

Soạn: AM 867023 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyên thứ trưởng Bộ BCVT, TS Mai Liêm Trực. (Ảnh: HS)

Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, Tiến sĩ Mai Liêm Trực nói về đàm phán BTA như thể câu chuyện mới vừa xảy ra ngày hôm qua, dù quá trình đó kéo dài từ năm 1996 và kết thúc năm 2001. Khi ấy ông là Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.

Cho đến vòng đàm phán thứ 4, phía Mỹ chưa nêu yêu cầu về viễn thông. Nhưng từ vòng 5,6,7 và 8, Mỹ đột ngột đưa ra yêu cầu mở cửa thị trường hoàn toàn để DN Mỹ có khai thác dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

“Việt Nam bất ngờ vì thấy nó rất vô lý. Các nước, nhất là châu Á kể cả các nước vào WTO chưa có nước nào mở cửa mạnh mẽ như vậy. Ngay cả khi Mỹ rút xuống 70% vốn nước ngoài trong liên doanh, yêu cầu (mở cửa) vẫn rất cao”,  ông Trực nói về phản ứng đầu tiên khi nhận được yêu cầu của Mỹ.

Tại sao viễn thông luôn là một lĩnh vực giằng co quyết liệt nhất trên bàn đàm phán?
 
Đây là một trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm và quan trọng nhất và vì thế Chính phủ không muốn trao khu vực này vào tay công ty viễn thông nước ngoài. Có mấy lý do như sau:

Thứ nhất, ngành viễn thông đã trở thành một bộ phận chủ chốt của cơ sở hạ tầng của một quốc gia và là điều thiết yếu cho việc phát triển một xã hội thông tin hoá.

Thứ hai, Chính phủ muốn nắm giữ các công ty viễn thông nhà nước như VNPT vì Chính phủ cần VNPT như một phương tiện để thực hiện các chính sách viễn thông quốc gia quan trọng.

Thứ ba, Chính phủ lo ngại rằng nếu buông tay ra thì các công ty trong nước sẽ bị nuốt chửng bởi, và mạng lưới viễn thông sẽ rơi vào bàn tay thôn tính của, các công ty viễn thông nước ngoài có công nghệ và năng lực quản lý hiện đại hơn, tức là sẽ đánh mất đi tính chủ quyền quốc gia.

Thứ tư, lo ngại về an ninh cũng là một lý do rất quan trọng để Chính phủ trao viễn thông vào tay tư nhân, đặc biệt là công ty nước ngoài.

(Ông Phan Minh Ngọc, Khoa Kinh tế, Đại học Kyushu, Nhật Bản)

Quá trình đàm phán đã diễn ra rất khó khăn. Nhưng khó khăn lại phần lớn ở trong nước với những lo ngại về mức độ mở cửa thị trường viễn thông, thậm chí vì lý do nhạy cảm của lĩnh vực này mà đàm phán BTA sẽ kéo dài và khó đi đến kết thúc. Lo lắng đầu tiên phải kể đến là sẽ bị DN nước ngoài hoàn toàn khống chế, không chỉ mạng lưới và khai thác dịch vụ mà cả thị trường. Lĩnh vực viễn thông lúc đó đã mở cửa thị trường nhưng hạn chế, nói cách khác là chưa mở cửa thị trường mạnh mẽ cho các đối tác trong nước.

“Chúng ta mới mở cửa thị trường VoIP, cho một số DN vào làm để khai thác dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế. Thực sự DN Việt Nam chưa có kinh nghiệm cả về quản lý, cạnh tranh trong nước, quốc tế và quản lý nhà nước cũng vậy”, ông Trực nói. Ngoài ra, còn nổi lên mối lo về chủ quyền an ninh, quốc phòng gắn với viễn thông. Trước cơ chế quản lý về thị trường cũng như an ninh, an toàn thông tin chỉ áp dụng với một DN. Giờ với đòi hỏi cao của Mỹ cho phép DN Mỹ sở hữu tới 70% vốn trong liên doanh, sự phát triển thị trường nên có tâm lý lo ngại về an toàn, an ninh thông tin. Chính vì vậy, lo ngại trước sức ép mở cửa thị trường không chỉ của riêng DN, mà cả các nhà lãnh đạo Tổng cục Bưu điện và có những lo lắng ở cấp cao như Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông Trực cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trương Tấn Sang đã hỏi ông rất kỹ về lộ trình hội nhập kinh tế và đàm phán BTA. Đến giờ chót phiên đàm phán cuối cùng, có hai người được mời lên báo cáo Thường vụ Bộ Chính trị trước khi quyết định ký hay không ký BTA. Hai người được mời gồm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý và Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực.

Lúc đó, lãnh đạo Tổng cục Bưu điện thực sự xác định được trách nhiệm của mình, không những lo cho DN mà phải lo chung cho sự phát triển của đất nước”, ông Trực nói, “Chúng ta đã bình tâm để phân tích một cách thấu đáo những cơ sở dấn tới để đóng góp vào quá trình đàm phán BTA”. Theo ông Trực, viễn thông thực sự có những điểm mạnh và việc phân tích, nhìn thấy điểm mạnh, có niềm tin vào cơ hội mở ra khi hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để thuyết phục, giải toả những hoài nghi, lo lắng đối với lĩnh vực viễn thông.

Trước hết, mạng lưới viễn thông được xây dựng hiện đại, có thể mở cửa và đàm phán dịch vụ với các nước một cách ngang bằng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên toàn ngành trong quá trình 15 năm hiện đại hoá, Đổi mới đã trưởng thành nhiều, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật mạng. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đặc biệt đã có sự tham gia của nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ, viễn thông. Mặc dù nước ngoài tham gia với tư cách là một đối tác trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), tức góp công nghệ, không điều hành trực tiếp, nhưng hơn 10 năm làm BCC là kinh nghiệm vô giá cho đàm phán BTA. ở trong nước cũng có kinh nghiệm nhất định về mở cửa thị trường đối với dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại đường dài. Tuy nhiên, điểm mấu chốt giải toả gánh nặng tâm lý là không còn con đường nào khác ngoài mở cửa thị trường và trong dự thảo BTA đã có những “khoá” nhất định để có thể yên tâm là mức độ cam kết và lộ trình mở cửa đủ cho Việt Nam chuẩn bị mở cửa thị trường, kể cả triển khai BTA và tiếp tục đàm phán WTO.

Nhìn lại quá trình đàm phán BTA, nguyên Thứ trưởng Mai Liêm Trực rút ra bài học: “Trong đàm phán, chúng ta đã quá nhấn mạnh đến yếu tố đối phó, thụ động hơn là chủ động và tiến tới; có quá nhiều ý kiến lo ngại, sợ mất hơn là được mà chưa nhấm mạnh đến vấn đề thời cơ khi mở cửa thị trường”.  “May mắn, viễn thông đã không phải là cản trở cho đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Làm BTA, những lo ngại quá mức được giải toả đã tạo đà vững chắc để dấn tới WTO”.

WTO: 3 năm đấu tranh để giành hai chữ “tự chủ”

Soạn: AM 867029 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Kết thúc đàm phán song phương về việc VN gia nhập WTO. (Ảnh: Bưu điện)

Mặc dù đàm phán BTA, gia nhập WTO có những khó khăn riêng, nhưng theo ông Phan Tâm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Bưu chính, Viễn thông), Thành viên đoàn đàm phán Chính phủ về gia nhập WTO, thì việc ký được BTA có thuận lợi nhiều cho việc đàm phán WTO, làm thay đổi hẳn tư duy về quản lý và phát triển thị trường viễn thông, tạo niềm tin về phát triển thị trường.

Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO năm 1994, nhưng đến khoảng năm 2003 đàm phán về viễn thông mới bắt đầu đi vào thực chất. Có 9 đối tác là thành viên WTO đưa ra yêu cầu đàm phán với Việt Nam về viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhưng có những đối tác như Brazil, Singapore rút lui ngay từ một, hai vòng đàm phán đầu.

Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam Lương Văn Tự cho biết,Việt Nam được xếp và nước đang phát triển và phải đấu tranh mới để có thêm hai cụm từ “ở trình độ thấp” và “nền kinh tế đang chuyển đổi”. Như vậy, tất cả các cam kết đều có lộ trình mở cửa. Đàm phán về viễn thông cũng dựa trên nguyên tắc mở cửa thị trường có lộ trình này.  

Trong 9 yêu cầu đàm phán về viễn thông với Việt Nam, Mỹ vẫn là đối tác đàm phán khó khăn nhất. Ngay từ đầu Mỹ đòi Việt Nam mở cửa 100% thị trường viễn thông. Theo đó, DN nước ngoài có quyền nắm đa số vốn và quyền kiểm soát trong liên doanh, có lộ trình cho công ty 100% vốn nước ngoài và tự do chọn đối tác liên doanh.

Trước những lập luận của phía Việt Nam, cho rằng yêu cầu của Mỹ quá cao, quá sức chịu đựng của một nền kinh tế như Việt Nam, qua 7 - 8 vòng đàm phán, yêu cầu của Mỹ dần dần thay đổi. Đúng hơn, ở giai đoạn đầu, hai bên đều giữ nguyên quan điểm riêng của mình dù gặp đi gặp lại. Đến giai đoạn cuối, khi hai bên có quyết tâm mới có những tiến triển, thay đổi về bản chất.
Việt Nam đã có những nhân nhượng về mở cửa thị trường viễn thông vì hiểu rằng không thể tách rời khỏi thế giới. Nội dung cam kết với Mỹ cụ thể như thế nào chưa được rõ, nhưng ông Tâm khẳng định đã giữ sự chủ động. Việc mở cửa thị trường đến đâu là sự chủ động của Việt Nam. Mặc dù đã cam kết nhưng trên cơ sở xem xét lại tình hình mới, Việt Nam cũng hoàn toàn mở cửa được nếu xét thấy việc đó đem lại lợi ích kinh tế.

BTA (hiệu lực từ năm 2001):

- Các dịch vụ viễn thông trị giá gia tăng: Đối tác Mỹ được phép liên doanh với Việt Nam để kinh doanh dịch vụ viễn thông sau hai năm kể từ khi BTA có hiệu lực (năm 2001). Phần vốn góp của phía Mỹ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh. Các xí nghiệp liên doanh không được xây dựng mạng đường trục và mạng quốc tế riêng mà thuê từ DN Việt Nam.

- Các dịch vụ viễn thông cơ bản, đối tác Mỹ được phép liên doanh với Việt Nam để kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 4 năm kể từ khi BTA có hiệu lực. Phần góp vốn của phía Mỹ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

- Dịch vụ điện thoại cố định (nội hạt, đường dài, quốc tế): được phép liên doanh sau 6 năm, vốn góp không quá 49%.

WTO:

- Đầu tư trong liên doanh khai thác dịch vụ viễn thông tăng dần từ 25% lên tới 50% vào năm 2006, tuỳ từng loại dịch vụ.

- Việt Nam cho phép phía Mỹ được nắm giữ sở hữu đa số trong các công ty cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định và di động, nhưng thuê đường truyền của phía công ty Việt Nam, thiết lập hệ thống dữ liệu nội bộ, dịch vụ vệ tinh và cáp ngầm dưới biển.

- Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, các công ty nước ngoài được phép hoạt động với tư cách là cổ đông chính trong các liên doanh với các đối tá Việt Nam ngay khi gia nhập. Sau 5 năm, các công ty này sẽ được sở hữu 100% vốn và được đối xử ưu đ•i không thua kém VNPT.

(Nguồn: Đại diện Thương mại Mỹ USTR)
 

(Theo Báo Bưu điện)

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,