221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
827430
"Độ" dế cổ
1
Article
null
'Độ' dế cổ
,

Những chiếc điện thoại cũ kỹ, lỗi thời sau khi qua tay dân độ dế bỗng trở thành kiệt tác. Anh Minh, người sở hữu những chiếc Siemens SL 45 và Motorola StarTac có một không hai, đã quá quen với việc từ chối các lời đề nghị mua.

Soạn: AM 859809 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chiếc SL gỗ phát nhạc qua bộ ampli và loa "xoong nồi".

Để có một chiếc điện thoại theo nghĩa "không giống ai", mọi người đều có thể tìm cho mình mỗi cách khác nhau. Tuy nhiên, "độ" dế phải được hiểu là đem tới tính thẩm mỹ về hình thức, tính tiện dụng về tính năng bằng sức sáng tạo vô cùng của con người.

Theo đó, "độ" dế được chia làm hai loại, thứ nhất tác động vào dáng vẻ bên ngoài để làm chiếc mobile đẹp, độc và cá tính hơn nhờ khả năng thẩm mỹ thiên phú của tác giả. Cách "độ" dế thứ hai là bằng các hiểu biết về kỹ thuật, can thiệp vào máy (phần mềm hay phần cứng) tạo ra khả năng, tiện ích kinh ngạc cho một chiếc điện thoại cũ kỹ.

Anh Lê Anh Minh, một trong những người đi đầu trong phong trào "độ" điện thoại cổ ở Hà Nội, cho biết trong các loại dế đời "xa xưa", chiếc Siemens SL 45 (SL 45) có khả năng mở rộng lớn nhất với con chip điều khiển tiên tiến và một nền phần cứng mạnh mẽ.

6 năm trước, anh Minh bắt đầu biết tới chiếc SL 45. Ban đầu, anh chỉ lang thang trên mạng với mục đích tìm cho mình một chiếc máy nghe MP3. Thật tình cờ, anh đọc được một mẩu tin rao vặt về một chú dế có khả năng chơi nhạc với mức giá quá dễ chịu, 400.000 đồng. Anh Minh lập tức rước ngay chú dế này về nhà.

Chiếc Siemens nguyên bản, có đủ các phụ tùng gồm sạc, tai nghe, hộp, sách hướng dẫn và một chiếc thẻ nhớ MMC 32 MB. Khi sở hữu vật báu của mình, anh chỉ tập trung vào chiếc máy đầy bí ẩn này. Anh Minh, sau đó, biếu luôn chiếc Samsung A800 vừa tậu với giá gần 4 triệu cho người nhà để chung thuỷ với "người tình" mới.

Có báu vật trong tay, anh Minh lập tức nhận ra khả năng mở rộng to lớn của chiếc điện thoại cũ kỹ. Những ngày sau đó, anh ngồi lì trong nhà, nghiền ngẫm các forum viết về SL 45 trên Internet. Anh học hỏi các kiến thức ở các website nước ngoài. Về các phần mềm cho chiếc điện thoại của hãng sản xuất nước Đức, anh cho biết một chuyên gia Indonesia là người dẫn đầu, chuyên viết các bản vá thiết thực cho SL 45.

Soạn: AM 859811 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chiếc ampli xoong nồi "sánh đôi" cùng SL 45.

Bước đầu, việc can thiệp vào chiếc điện thoại của anh Minh chỉ dừng lại ở việc thêm vào các bản vá. Sau khi ra lò ở nhà máy ở Đức, tới tay người tiêu dùng, SL 45 chỉ hỗ trợ thẻ nhớ tới 32 MB. Với dung lượng đó, số lượng bài hát chứa trong máy chỉ tính trên đầu ngón tay. Hơn nữa, nó cũng không hỗ trợ Java và không thể cài từ điển và phát phim trên máy.

Tuy nhiên, có thể nói, 3 bản vá làm tăng giá trị sử dụng của SL 45 là nâng khả năng hỗ trợ thẻ nhớ lên 2 GB, tăng chất lượng nghe nhạc và hỗ trợ java. Sau khi được "cải tạo", chất lượng nhạc phát ra từ SL 45 không thua kém "dân chuyên nghiệp" Apple iPod.

Thậm chí, anh Minh khẳng định đã thử nghe cả hai và vẫn "kết" tiếng nhạc của SL 45 hơn. Với một chiếc tai nghe tốt, chất lượng âm thanh của "con dế" này quả thật rất tuyệt vời. Về mặt kỹ thuật, âm thanh tạo ra từ con dế xấu xí này là 24 kbit/s, tương đương với chiếc card âm thanh chuyên nghiệp của hãng sản xuất card âm thanh lớn nhất thế giới, Creative.

Sau khi tạm hài lòng với các tiện ích đem lại từ chiếc điện thoại cũ 400 nghìn, anh Minh bắt đầu can thiệp vào phần cứng của máy. Khoảng 2 năm nay, anh cho ra đời "công nghệ" độ loa ngoài, đèn pin và pin dung lượng cao. Chiếc SL 45 có thể cất cao tiếng hát nhờ chiếc loa được gắn khéo léo trên pin, phía sau thân máy.

Ngoài ra, pin của chú dế đã thọ hơn vì được ghép thêm các pin dung lượng cao. Hiện tại, chiếc SL 45 anh Minh đang dùng có thời gian sử dụng gần... một tháng với hai pin ghép với nhau mà không làm chiếc máy vốn không đẹp trở nên xấu hơn.

Soạn: AM 859813 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Kiệt tác" Motorola StarTac "Ferrari".

Nhờ có những phát hiện và tìm tòi của dân độ dế như anh Minh, hiện nay, chiếc SL 45 đang là "của quý" trên thị trường điện thoại cổ. Giá của nó đã tăng lên rất nhiều sau hàng loạt các cải tiến đáng giá. Một chiếc máy nguyên bản và đầy đủ phụ kiện mà anh Minh mua được cách đây 6 năm có giá khoảng gần hai triệu và rất hiếm hàng.

Vì thế, người muốn chơi SL 45 chỉ có thể mua lại của người khác hoặc mua "đồ mới" với phiên bản 6688 mà Siemens sản xuất cho thị trường Trung Quốc. Giá của chiếc 6688 có tính năng, kiểu dáng "y chang" SL 45 vào khoảng 800.000 đồng. Nếu chọn cách mua lại, người chơi có thể sở hữu một chú dế là phương tiện liên lạc, vừa để nghe nhạc với giá từ 300.000-400.000 tới khoảng hơn 1 triệu đồng. Thậm chí, có những người "ngưỡng mộ" tiếng nhạc của SL 45 chỉ kiếm chú dế chỉ còn khả năng nghe nhạc với giá chỉ 200.000-300.000 đồng.

Ngoài SL 45, chiếc dế cổ được độ khá nhiều là Motorola StarTac, dân chơi thường gọi là TacX. Mẫu điện thoại này được chuộng mod vì kiểu dáng khá đẹp. Các đường nét của TacX ẩn chứa vẻ cổ điển nhưng không cũ kỹ lỗi thời. Hiện tại, anh Minh đang sở hữu một kiệt tác thực sự. Vỏ ngoài của chú dế được phun sơn màu đỏ long lanh cùng logo của hãng xe Ferrari, chiếc StarTac mạnh mẽ như một chiếc Ferrari đang sẵn sàng trên đường đua F1.

Khác với anh Minh, anh Vũ Đức Trung lại chọn cho mình một hướng chơi khác. Anh đem tới nét đẹp duyên dáng và sự độc đáo cho chiếc điện thoại được Siemens sản xuất từ năm 2000 này. Ngoài việc chế loa ngoài, đèn pin, pin dung lượng cao, những sản phẩm ra đời từ bàn tay khéo léo của anh đều độc nhất vô nhị. Anh Trung cho biết: "Tôi muốn mỗi sản phẩm mình tạo ra là một sự mới mẻ và sẽ không có sự trùng nhau về kiểu dáng, thiết kế". Tuy không có ý định buôn bán, mỗi lần anh Trung "khoe hàng" của mình trên mạng là lập tức có người hỏi mua luôn. Vì vậy, đến giờ, anh đã phải "tiễn đưa" hàng chục đứa con tinh thần của mình.

(Theo Ngôi sao)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,