Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, một sinh viên gầy ốm, học hành không mấy xuất sắc đã tuyên bố với các giáo sư Harvard: sẽ trở thành triệu phú năm 30 tuổi...
Và người sinh viên ấy đã đạt được tham vọng trở thành tỷ phú năm 31 tuổi.
Bill Gates trong chuyến thăm tỉnh Bắc Ninh, VN hồi tháng 4/2006. (Ảnh: VietnamNet) |
Ông chính là Bill Gates - Chủ tịch tập đoàn phần mềm Microsoft, người luôn đứng đầu trong danh sách các tỷ phú thế giới, người sáng lập ra Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates…
Cuộc đời ông được tóm lược trong 12 “dòng” nhật ký dưới đây.
1. Tài sản của Bill Gates: được xem một trong những gia sản đáng khâm phục nhất trong số các nhà lãnh đạo kinh doanh Mỹ trong thế kỷ qua.
2. Ngày 28/10/1955: Willlam Henry Gates III ra đời trong một gia đình giàu có ở Seattle. Là con trai của một luật sư nổi tiếng, Gates đã được đi học ở trường Lakeside danh tiếng.
Trong thời gian này, cậu bé Gates đã sớm say mê các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt của Gates, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông.
Mùa thu năm 1973, Gates vào trường đại học Harvard để theo đuổi bằng khoa học vi tính. Ông dành hầu hết khoảng thời gian rỗi chơi bài poker và học ngôn ngữ lập trình BASIC.
Kiên nhẫn và "đánh hơi" thấy cơ hội trong ngành kinh doanh máy tính cá nhân, ông đã bỏ học giữa chừng để khởi sự công ty phần mềm máy tính với bạn là Paul Allen ở Albuquerque.
3. Thành lập Mierasatt: Ngày 4/4/1975, Gates và Allen chuyển đến Albuquerque, nơi mà khách hàng duy nhất của họ đặt trụ sở.
Họ đã sản xuất ra Altair Basic dành cho bộ Altair 8800, một chiếc “máy tính mini” thoả mãn sở thích. Altair Basic là phiên bản hoàn toàn của ngôn ngữ lập trình BASIC mà Gates đã phát triển từ thời sinh viên.
Tháng 2/1977, Gates và Allen chính thức thành lập Microsoft, Gates góp 64% vốn và Allen góp 36%. 6 năm sau, năm 1981, Microsoft phát hành hệ điều hành cơ bản đầu tiên, MS DOS.
4. Buôn bán với IBM: Tháng 8/1981, trong khi giới báo chí chủ yếu tập trung vào việc IBM sẽ cho ra lò 1 chiếc máy tính cá nhân, ít ai để ý đến một mốc quan trọng của lịch sử công nghệ. Microsoft sẽ cung cấp cho những chiếc máy tính của IBM phiên bản tương thích của hệ điều hành DOS và ngôn ngữ lập trình BASIC. DOS trở thành một tiêu chuẩn của công nghệ.
Năm 1986, có 58% trong số 7,1 triệu máy tính cá nhân được bán tại Mỹ dùng DOS. Cũng trong năm đó, với hơn một nửa doanh thu đến từ DOS, Microsoft đạt con số 1 tỷ USD doanh thu hàng năm. Và tháng 3 năm đó, hãng niêm yết chứng khoán.
5. Phiên bản Windows đầu tiên: Tháng 11/1985, sau vài năm phát triển và trì hoãn gần 2 năm, Microsoft đã bán phiên bản bán lẻ 99 USD của chương trình Windows đầu tiên cho IBM và các PC tương thích của IBM.
Ban đầu có tên gọi lntertace Manager, chương trình đã gây xúc tác cho một cuộc xét duyệt. Các nhà phê bình bắt đầu phàn nàn sản phẩm của Microsoft sử dụng quá nhiều sức mạnh vi tính, và không mấy phù hợp vời sự dễ dàng của hệ điều hành Apple Macmtosh.
Năm 1991, phiên bản đầu tiên của Microsoft Office ra đời - bộ phần mềm kết hợp với các ứng dụng noi tiếng của Microsoft như Word và Excel vào một sản phẩm - đã thực sự ra mắt lần đầu tiên, dùng cho các máy Macintosh năm 1989.
Nhưng mãi đến năm 1991 thì cả gói này mới được ứng dụng cho các máy Window. Năm 1996, nó đã có 25 triệu khách hàng sử dụng, và bán chạy hơn tất cả sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác.
6. Windows 3.1: Ngày 6/4/1992, Microsoft tung phiên bản mới nhất của Windows - Windows 3.1.
Với những cải thiện lớn so với phiên bản đầu liên, Windows 3.1 được bán chạy như tôm tươi và đưa lại nguồn doanh thu khổng lồ cho Microsoft.
Cùng với doanh số cực cao từ phiên bản mới nhất của Excel và sự tăng trưởng trong thị trường PC, Microsoft đã chứng kiến mức lợi nhuận tăng 55% trong lần thứ 4 tung sản phẩm mới.
Năm 1992, với giá trị ròng 6,3 tỷ USDI, Gates xếp luôn vị trí Top bản danh sách những người Mỹ giàu nhất và ở tuổi 36, ông cũng là người trẻ nhất. Dù sau đó, ông có trượt sang vị trí thứ 2 sau Waren Buffett một thời gian, nhưng từ đó ông vẫn giữ danh hiệu hàng đầu
7. Đám cưới: Ngày 1/1/1994, ở tuổi 38, Gates kết hôn với Melinda French, người bạn gái kết thân với ông đã 6 năm, trên sân golf tại khách sạn Manele Bay Hotel trên đảo Lanai ở Hawaii.
Microsoft bước chân vào lnternet. Lúc đó, Netscape đang dẫn đầu trình duyệt Web, và với sức tăng trường đột phá của lnternet, Gates và Mlcrosoft quyết định bước vào cuộc canh tranh.
Ban đầu trình duyệt lnternei Explorer của hãng là một sản phẩm "ăn theo” Netscape. Nhưng điều đó đã thay đổi cùng với sự nổi tiếng của Windows 95. Hệ điều hành được gói cùng với trình duyệt. Microsoft nhanh chóng trở thành nhà dẫn đầu thị trường và vượt qua Netscape.
8. Những vụ kiện độc quyền: Thành công mạnh mẽ của Windows và Office khiến nhiều nhà cạnh tranh phải khóc ròng, thập kỷ 90 Microsoft lại tiếp tục khiến Chính phủ Mỹ một lần nữa bị "sốc".
Khó khăn bắt đầu bàng một vụ điều tra độc quyền của Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) năm 1990. Sau những bế tắc của FTC, Bộ Tư pháp bắt đầu nhảy vào.
Tháng 7/1994, Microsoft đồng ý dàn xếp vụ độc quyền, ký hiệp ước thoả thuận thay đổi cung cách hãng cấp phép Windows. Tháng 9/1996, Bộ Tư pháp lại nhắm đến Microsoft, kiện hãng vì những kinh doanh không cạnh tranh - vụ này liên quan đến gói sản phẩm Explorer và Windows 95.
Nhưng đó vẫn chưa phải là điểm chấm hết của những thách thức độc quyền. Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục kiện vụ độc quyền lớn hơn năm 1998. Tháng 1/1/1999, họ nhận ra công ty đang tận dụng thế mạnh độc quyền đối với Hệ điều hành PC. Cuối cùng, sau những khiếu nại và kiện tụng, vấn đề chỉ được lắng lại vào năm 2002.
9. Quỹ từ thiện của Bill & Melinda Gates: Tháng 1/2000, gia đình nhà Gates thiết lập quỹ từ thiện cho giáo dục, phòng chống AIDS và giúp chống lại các căn bệnh nan y tại các nước đang phát triển.
Quỹ đã ủng hộ hơn 100 triệu USD giúp trẻ em nhiễm virus HIV/AIDS, và 750 triệu USD cho Quỹ Vaccine. Gần đây, Quỹ nhà Gates có giá trị xấp xỉ 29 tỷ USD.
10. Gates nhường ví trí CEO cho Ballmer: Ngày 14/11/2000, Gates từ bỏ vai trò CEO sau 25 năm đứng đầu công ty, trao ''chiếc ghế'' đó cho Steve Ballmer, người bạn lâu năm và là Chủ tịch công ty.
Ông tự lên chức “kiến trúc sư trưởng phần mềm” - một vai trò giúp ông hồi sinh lại các dự án phát triển phần mềm của Microsoft.
11. Hiệp sỹ Bill: Tháng 3/2005, ở tuổi 48, cảm phục trước tác động của các phần mềm Microsoft và những nỗ lực bác ái, từ thiện của Gates chống lại đói nghèo, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã tặng ông tước hiệp sĩ danh dự.
Mùa thu, đông năm 2005, Microsoft thất bại khi tung ra sản phẩm tiếp theo - một hệ điều hành được đặt mã “Longhorn". Nó chính thức được mang tên "Vista ' - song lại bị hoãn lại. Phiên bản tiêu dùng này hy vọng sẽ tái ra mắt vào tháng 1/2007.
12. Kết thúc: Ngày 15/6/2006, Bill Gates tuyên bố từ bỏ vai trò kiến trúc sư trưởng Microsoft. Tổng quản trị công nghệ Ray Ozzie sẽ thay thế vai trò của ông. Gates sẽ lại trở về chiếc ghế Chủ tịch vào năm 2008.
(Theo Bưu điện)